Hạt giống yêu thương (265)...Và họ toả đi khắp nơi trong nỗ lực bảo vệ Hong Kong trước Cộng sản

Joshua Wong talks to the press last month after being released on bail.

Joshua Wong talks to the press last month after being released on bail. Source: AAP

Trong những ngày tháng Chín thế giới chứng kiến những cuộc di chuyển liên tục của những người trẻ Hong Kong ra ngoại quốc vận động thế giới lên tiếng ủng hộ họ. Những người trẻ Hong Kong xuất hiện trước Quốc Hội Hoa Kỳ nói về quyền phổ quát - một giá trị dân chủ mà Hoa Kỳ luôn tự hào đi đầu. Những gương mặt trẻ măng gánh vác vận mệnh quê hương trên vai họ với một ước nguyện duy nhất: nguyện đem vinh quang về cho Hong Kong, điều này không chỉ làm lay động các chính khách Hoa Kỳ mà cả công dân toàn cầu.


Ở cái tuổi ăn tuổi chơi, học hành mơ mộng yêu thương, làm thơ viết văn và thưởng nhạc thì họ nói về chính trị về nhân quyền, dân chủ và nhân phẩm con người.

Những cường quốc dân chủ, những tổ chức quốc tế được những người trẻ Hồng Kông đưa vào danh sách vận động: Đức, Úc, Anh, Mỹ và Liên Hiệp Quốc.

Trung Quốc cam kết với chính phủ Anh khi nhận lại Hồng Kông năm 1997 là sẽ giữ chính sách Một quốc gia Hai chế độ trong vòng 50 năm tức đến 2047.

Nhưng Bắc Kinh bị tố cáo đã không ngừng tìm cách đại lục hóa Hồng Kông. 

Thời gian 50 năm quá ngắn của một đời người, và càng quá ngắn với lịch sử của một vùng đất một quốc gia.
Tại sao người Hong Kong không chịu chấp nhận số phận?

Và họ toả đi khắp nơi trong nỗ lực bảo vệ Hong Kong trước Cộng sản.

Hôm thứ Hai 16/9, Hong kong vừa bước qua 100 ngày những cuộc biểu tình 

Ngày 17/9 cả thế giới chứng kiến cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ (Congressional-Executive Commission on China, CECC) về vấn đề Hong Kong yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ thông qua luật Nhân quyền và Dân Chủ đối với Hong Kong.

Cuộc điều trần được truyền hình trực tiếp và đưa tin ra toàn thế giới bởi những hãng thống tấn lớn nhỏ khác nhau trên thế giới.

Những gương mặt trẻ măng gánh vác vận mệnh quê hương trên vai họ với một ước nguyện duy nhất: Nguyện đem vinh quang về cho Hong Kong.

Đại diện cho Hồng Kông gồm có Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), lãnh đạo phong trào Dù Vàng, tổng thư ký đảng Demosito; ca sĩ Denise Ho (Hà Vận Thi); anh Sunny Cheung, phát ngôn viên phái đoàn quốc tế vụ giáo dục đại học; bà Sharon Hom, giám đốc điều hành tổ chức Nhân Quyền Trung Quốc, giáo sư Luật City University of New York; và Tiến Sĩ Dan Garrett đã ra điều trần trước Ủy Ban Trung Quốc của Quốc Hội Mỹ vốn có sự hậu thuẫn của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa.

Đại diện Ủy Ban Trung Quốc của Quốc Hội Mỹ tại buổi điều trần có Dân Biểu Jim McGovern (Dân Chủ, Massachusetts), chủ tịch ủy ban; Thượng Nghị Sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa, Florida), đồng chủ tịch ủy ban; Thượng Nghị Sĩ Todd Young (Cộng Hòa, Indiana); Dân Biểu Tom Suozzi (Dân Chủ, New York); Dân Biểu Christopher Smith (Cộng Hòa, New Jersey).

Cuộc điều trần đã được truyền hình đi trực trực tiếp từ mọi phương tiện truyền thông từ hãng lớn đến các trang mạng xã hội cuộc đấu tranh dân chủ đòi quyền được làm người Hong Kong với những luật pháp Hong Kong như Bắc Kinh đã cam kêt với Anh về một quốc gia hai thể chế. 

Hay nói cách khác hãy để Hong Kong sống cuộc sống của Hong Kong và Bắc Kinh hưởng lợi.

Với vị trí là trung tâm tài chánh của Châu Á thì Hong Kong là con ngỗng đẻ trứng vàng cho Bắc Kinh. 

Thế nhưng đối với Bắc Kinh một Hong Kong dân chủ tự do dù là tự do trong tư thế một quốc gia hai thể chế là mối đe dọa to lớn cho sự cai trị độc quyền của họ,

Sự can thiệp của Bắc Kinh đã dẫn đến những cuộc xuống đường biểu tình mà dẫn đầu là những người trẻ của Hong kong: giới sinh viên học sinh lứa tuổi từ 15 đến 25 là lực lượng chính yếu.

Cuộc xuống đường đầu tiên vào ngày 31/3/2019, và sau đó vào ngày 28/4/2019 phản đối dự luật dẫn độ trong đó cho phép chính quyền Trung Quốc Đại lục đưa nghi phạm từ Hong Kong về Đại lục xét xử.

Hàng ngàn người đã xuống đường tuần hành ôn ôn hòa nêu lên yêu cầu duy nhất là bãi bỏ dự luật dẫn độ.

Thế nhưng, như Joshua Wong nói tại cuộc điều trần ở quốc Hội Hoa Kỳ, chính sự phớt lờ của chính quyền Hong Kong với tiếng nói của người đẫn đã buộc người trẻ tiếp tục xuống đường và đụng độ đã xảy ra. 

 Đến tháng Bảy thì những cuộc biểu tình đã “nở rộ khắp nơi” Blossom everywhere như báo chí nước ngoài đưa tin.

Có phải người Hong Kong nhân cơ hội phản đối dự luậtđể nổi loạn như từ của chính quyền Hong kong gọi những người biểu tình là ‘riot”?

Dự luật chỉ là một cách chính quyền Hong Kong đổ thêm dầu vào ngọn lửa bât mãn của dân Hong Kong 

Trong bài viết nghiên cứu về Phong trào Dù Vàng 2014 ở Hong Kong, tác giả Trần Doãn Nho nêu lến vấn đề ngôn ngữ như một chủtrương “Đại lục hóa” (mainlandization) của chính quyền Bắc Kinh trong việc đồng hóa lãnh thổ phụ thuộc.

Ông dẫn lời của Victor Mair – một nhà Trung Hoa học (sinologist) tại đại học Pennsylvania nói rằng Trung Quốc sử dụng chính sách đại lục hóa để xóa bỏ hoàn toàn bản sắc riêng của các vùng nhằm phục vụ sự cai trị độc quyền.

Nhìn lại một chút về lịch sử Trung Quốc, Sau khi chiếm được toàn thể lục địa từ năm 1949, chính quyền Cộng Sản chủ trương Trung Quốc chỉ nên có một ngôn ngữ duy nhất thì mới bảo đảm được sự thống nhất quốc gia. Họ chọn tiếng Quan Thoại.

Theo Victor Mair – một nhà Trung Hoa học (sinologist) tại đại học Pennsylvania -, ngoài mục đích chính là thống nhất ngôn ngữ, sự chọn lựa tiếng Quan còn bao hàm ý muốn bảo đảm sự thống trị của ngôn ngữ miền Bắc đối với các ngôn ngữ miền Nam như tiếng Quảng, tiếng Thượng Hải, tiếng Phúc Kiến.

Tiếng Quảng là tiếng mẹ đẻ của đa số dân tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Riêng ở Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, thành phố lớn thứ ba và là trung tâm thương mại hàng đầu của Trung Quốc, có đến một nửa số dân nói tiếng Quảng. So với tiếng Quan, tiếng Quảng có lịch sử cả một ngàn năm, lâu hơn tiếng Quan. 

Từ năm 1997, khi lấy lại Hồng Kông từ Anh, chính quyền Bắc Kinh bắt buộc phải loại bỏ hẳn tiếng Quảng trong lớp học. 

Không những thế, một sốtrường còn cấm học sinh nói chuyện với nhau bằng tiếng Quảng trong trường như ở Quảng Châu. Lý do được đưa ra là: tiếng Quảng chỉ là một phương ngữ chứ không phải là quốc ngữ.

Trước đó từ năm 1992 chính quyền Bắc Kinh chính thức ban hành lệnh cấm sử dụng tất cảcác phương ngữ khác trên hệ thống truyền thanh và truyền hình toàn quốc.

Đại lục hóa Hong Kong, buộc người Hong Kong phải thừa nhận những giá trị và tiêu phạm phổ biến ở đại lục. 

Đối với người Hong Kong, nó cũng có nghĩa là xóa dần tự do, tinh thần đa nguyên, sự tôn trọng nhân quyền và pháp luật vốn là những giá trị cốt lõi của Đặc Khu Hong Kong. 

Nói thẳng thừng ra là cộng sản hóa Hong Kong. 

Chính quyền Bắc Kinh lập đi lập lại rằng người Hong Kong phải nhìn nhận họnhư là người Trung Quốc trước, chứ không phải là những Hongkongers.

Ngôn ngữ chỉ là một yếu tố nằm trong chủtrương “Đại lục hóa” (mainlandization) của chính quyền Bắc Kinh với với các lãnh thổ phụ thuộc.

Chính quyền Trung Quốc thực hiện chính sách đại lục hóa Hong Kong như thế nào? Ở mọi phương diện.

Bà Sharon Kang Hom là Giám đốc Điều hành Nhân quyền tại Trung Quốc và là giáo sư luật danh dự, Đại học Luật Thành phố New York thành viên trongphái đoàn Hong Kong điều trần trước Quốc Hội Hoa kỳngày 17/9 đã dùng từ “ecosystem” – hệ thống sinh thái toàn diện để chỉ sự đại lục hóa của chính quyền Đại lúc với Hong Kong

“Việc kiểm soát được thực hiện theo một hệ thống sinh thái toàn bô từ phương tiện kỹ thuật, xã hội, thiết lập các biện pháp để dân chúng tố cáo và canh chừng lẫn nhau, một hệ thống kiểm soát toàn diện"

Trong bài viết của mình về vấn đề ngôn ngữ trong chính sách đại lúc hòa Hong Kong, học giả Trần Doãn Nho chỉ ra cho thấy chính quyền Trung Quốc tìm cách gửi người đến Hong Kong học hành và định cư, tạo cơ hội cho họ sớm trở thành Hongkongers, nhằm gia tăng sốlượng cử tri thân Trung Quốc trong các cuộc bầu cửtương lai. 

Học giả Trần Doãn Nho dẫn số liệu trên blog “Free Hong Kong”, con số thống kê năm 2013 cho biết có đến 70% các sinh viên cao học ở các đại học Hong Kong là đến từ đại lục.

Ngoài chuyện gửi sinh viên từ đại lục đi du học, nhà cầm quyền Bắc Kinh còn khuyến khích dân chúng đại lục đầu tư, làm việc, đi du lịch và định cư ở Hong Kong. 

Thống kê của Sở Du Lịch Hong Kong cho biết, chỉriêng năm 2013có đến hơn 40 triệu người đại lục sang Hong Kong du lịch, tăng gần 17% so với năm trước. Gấp bảy lần dân số Hong Kong (7 triệu 2).

Có người sẽnói người ta đến du lịch phải mừng chứ vì đem lại lợi nhuận du lịch mà? 

Học giả Trần Doãn Nho trích lới của Michael Chugani trên tờ South China Morning Post cho biết, hầu hết những người đến từ đại lục không phải là những du khách thực sự. Họ chỉ là những kẻ đi mua sắm. 

Hơn thế nữa, họ là những “con châu chấu đi mua sắm” (locust shoppers).

Hễmua được là mua, mua sạch, mua cho được. Một hình thức vơ vét hàng hóa mà không quan tâm đến người khác.

Không chỉ là chuyện mua sắm, người đại lục còn đến Hong Kong để sinh đẻ.

Mang thai đại lục, sinh đẻ Hong Kong, mục đích là để đứa con ra đời trên đất Hồng Kông sẽ được hưởng tất cả những quyền lợi về y tế và giáo dục của Hồng Kông. 

Tờ South China Morniong Post ngày 26/2/2019 cho hay hệ thống y tế Hong Kong quá tải thiếu bác sĩ thiếu phòng nằm, dân Hong Kong phải chờ rât lâu để được khám bệnh vì vấn nạn bệnh nhân đại lục chiếm lĩnh các bệnh viện Hong Kong.

Chính sách y tế của Hong Kong là miễn phí không chỉ cho dân Hong Kong mà còn cho những người thường trú và cho cả những người không nằm trong hai diện trên tức khách từ đại lục.

Do đó việc một lượng lớn dân Đại Lục qua sinh đẻ, chữa bệnhđã tiêu một khoảng chi phí khổng lồ tiền thuế của dân Hong Kong. 

Vấn đề đại lục hóa và xóa bỏ căn cước của người Hong Kong đã buộc dân Hong Kong phải lên tiếng.

Nhữngcuộc xuống đường trong năm 2019 là một sự tiếp nối Phong trào Dù vàng năm 2014 khi mà chính quyền Bắc Kinh ngang nhiên đặt để bà Carrie Lam lên làm đặc khu trưởng Hong Kong mà không qua bầu cử. 

Trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Joshua Wong hay Hoàng Chí Phong nói bà đặc Khu trưởng Hong Kong chỉ là một con rối một con búp bê được chính quyền Bắc Kinh dựng lên.

Những gương mặt trẻ Hong Kong Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) lúc đó 17 tuổi, Khang Alex Chow (Chu Vĩnh), Nathan Law, và Agnes Chow lúc đó mới 15 tuổi đã nổi lên từ đó.

Họ tiếp tục là những người đi đầu trong cuộc đấu tranh dân chủ năm 2019 dù trước đó họ bị bắt bị đánh đập và bị bỏ tù.

Tại cuộc điều trần ngày 17/9 Johua Wong nhắc lại sự kiện ngày 5/8, hàng ngànngười Hồng Kông thực hiện một cuộc biểu tình lớn nhất lịch sử, cảnh sát trong ngày hôm đó đã bắn 800 hộp đạn hơi cay để giải tán người dân.

Con số này nếu so sánh với phong trào Dù Vàng năm năm trước, chỉ có 87 cảnh sát sử dụng đạn hơi cay.

“Họ gia tăng sử dụng bình xịt hơi cay, đạn hạt tiêu (pepper balls), đạn cao su, đạn bọt biển và vòi rồng. Tất cả đều được nhập từ các nền dân chủ phương Tây. Do đó, trước tình trạng này, tôi hoan nghênh Chủ Tịch Jim McGovern đã giới thiệu đạo luật ‘PROTECT Hong Kong’ vào tuần trước tại Hạ Viện. Các công ty Mỹ không thể kiếm lợi nhuận từ cuộc đàn áp bạo lực."

Từ lúc những cuộc biểu tình nổ ra tính từ tháng 4 năm nay đã có hơn 1500 người bị bắt và ít nhất có 10 người chết. 

Một số cái chết là người Hong Kong tuẫn tiết phản đối việc Hong Kong bị Bắc Kinh chi phối theo cách xóa sổ sự tự do của họ.

Ngày 10/8 Thế giới chứng kiến Trung Quốc huy động hàng ngàn binh lính và hàng trăm xe quân sự tập trung tại Thâm Quyến như một đe dọa trực tiếp sẵn sàng tràn qua Hong Kong. 

Song song với hành động de dọa này thì cảnh sát Hong Kong tăng cường dùng bạo lực trấn áp người biểu tình.

Và họ đã chuyển hướng từ các cuộc tuần hành xuống đường bằng bước lên một bước dài hơn trưởng thành hơn và thuyết phục những chính phủ phương Tây còn đang quan sát đứng về phía họ bằng những cuộc vận động ngoại giao.

Trong những ngày tháng 9 thế giới chứng kiến những cuộc di chuyển cấp tập của những người trẻ Hong Kong ra nước ngoài vận động thế giới lên tiếng ủng hộ họ.

Những chuyến đi vận động ở Đức, Úc, Anh, Liên Hiệp Quốc, và mới đây là quốc hội Hoa Kỳ cho thấy những người trẻ này thật sự trưởng thành, quyết liệt và khôn ngoan những yếu tố cần có để được sự ủng hộ.

Thông điệpcủa họ đưa ra là giá trị phổ quát. 

Giá trị dân chủ giá trị phổ quát toàn cầu mà Hoa Kỳlà nước luôn tựhào gương cao ngọn cờ đi đầu và không chỉ Hoa kỳ mà bât cứ công dân ở bât cứnơi nào trên thế giới được hưởng quyền tự do dân chủ đều cảm thấy thuyết phục vì 

Và trong ngày điều trần Joshua Wong nói “Đây không phải là chuyện của Cánh Hữu hay Cánh Tả. Mà đây là vấn đề Lẽ Phải hay Điều Sai Trái”

Người dân Hong Kong lên tiếng vì tương lai và vận mệnh của họ và con cháu họ.

Ngôi sao ca nhạc, nhà hoạt động dân chủ Hà Vận Thi người bị cấm hoạt động ở Trung Quốc đại lục nói, cuộc đàn áp của Trung Quốc tại Hồng Kông - trước phong trào quần chúng chống lại một dự luật dẫn độ với đại lục, là bài thử nghiệm cho tất cả những ai tin vào một thế giới "tự do, cởi mở và dân sự".

 “Đây là lời kêu gọi cho nhân quyền phổ quát. Đây là lời kêu gọi cho nền dân chủ. Đây là lời kêu gọi cho quyền tự do lựa chọn. Sự đàn áp của Trung Quốc tại Hong Kong, nơi mà một nỗ lực thông qua một dự Luật dẫn độ đã khơi ra các cuộc biểu tình rộng khắp, là một phép thử cho tất cả những ai tin vào một thế giới "tự do, cởi mở và dân sự”.

Với những lập luận cho rằng Hong Kong đang đi tìm kiếm sự can thiệp của ngoại bang, cô Denise Ho nói việc lên tiếng của họ là một sự lựa chọn.

"Đây không phải là một lời biện hộ cho cái gọi là 'sự can thiệp của nưc ngoài', cũng như tìm kiếm độc lập cho Hồng Kông. Đây là tiếng nói cho quyền con người phổquát. Đây là tiếng nói cho nền dân chủ. Đây là tiếng nói cho sự tự do lựa chọn".

Phiên điều trần đang xem xét một đề xuất về việc chấm dứt tình trạng giao dịch đặc biệt, vốn dành nhiều ưu đãi từ Mỹ cho Hồng Kông, trừ khi Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận rằng chính quyền thành phố đang tôn trọng quyền con người và luật pháp

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi vừa tổ chức một cuộc họp báo với các thành viên Hạ viện theo Đảng Cộng hòa lẫn Đảng Dân chủ, cùng với Joshua Wong, Denise Ho và các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong khác để ủng hộ “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong năm 2019.”

“Nếu chúng ta không lên tiếng ủng hộ nhân quyền ở Trung Quốc chỉ vì lợi ích thương mại. Chúng ta mất hết thẩm quyền đạo đức để lên tiếng cho nhân quyền ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Vì thế chúng tôi cảm ơn các nhà lãnh đạo dân chủ Hong Kong đã thách thức lương tri không chỉ của chính phủ Trung Quốc mà lương tri của cả thế giới. Bằng cách thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, chúng ta gởi thông điệp rât rõ ràng đến cho người dân Hồng Kông: Người Mỹ ủng hộ sứ mạng tìm kiếm công lý và tự do của các bạn”

Hàng triệu người xuống đường ở Hong Kong. Không chỉ sinh viên học sinh mà giới công chức, luật sư, nhân viên hang hang không, nhân viên y tế, những người già tât cả đều xuống đường. 

Họ thay nhau tuần hành bãi khóa, bãi sở và họ che chắn cho nhau trong những vụ đụng độ với cảnh sát.

Họ nhặt rác, lau dọn các khu vực công cộng sau những cuộc tuần hành.

Họ xin lỗi khách du lịch vì những sự bât tiện, và họ hát lên lời mong muốn được sống tự do.

Bài hát mà quý vị đang nghe May Glory be to Hong Kong được nhà báo Mạnh Kim dịch rất tuyệt vời là Nguyện Vinh Quang Quy Hương Cảng được hát vang khắp nơi kể từ khi nó ra đời vào những ngày đầu tháng 9 này. 

Bài hát này được sáng tác vào những ngày đầu tháng 9 từ một người rất trẻ tự gọi mình là Thomas để tránh bị chính quyền Bắc Kinh làm khó và nó được hát vang trong các cuộc xuông đường ở Hong Kong, được chia sẻ trên các trang mạng xã hội ở khắp nơi trên thế giới từ những người ủng ủng hộ Hong Kong.

Bài hát trầm hùng rất thiện lành không sắc máu. Giai điệu và ca từ nói lên một khát khao được sống tựdo được xây dựng một sự phồn thinh cho Hương Cảng, mà như vậy là đã đóng góp cho nhân loại rồi. 

When the stars no longer guide our path
In the fog, the horn of conscience summons us:
“Persevere! For we are as one, with poise, and be brave,
Courage, wisdom are long with us.”

The dawn has come. Let us revive our Hong Kong.
Revolution of our time! For righteousness!
Democracy and liberty, wish them long last here,
For the glory of Hong Kong”

Những cuộc xuống đường đã biến Hong Kong trở thành cái gai trong mắt nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Họ đã không có đường lui. Thay vì chọn ra đi bỏ lại Hong Kong hay thỏa hiệp thì họ chọn ở lại và chiến đấu.

Người Hong Kong biết rằng nếu họ bỏ đi thì suốt đời này họ sẽ sống cuộc sống làm người lưu vong, suốt đời đau đáu về quê nhà, suốt đời mang trong lòng nỗi hận Cộng Sản.

Người Hong Kong không muốn bản sắc của họ sẽ bị xóa sổ như Tây Tạng, Tân Cương để rồi cung cấp thêm cho lịch sử loài người những chương đẫm máu ô nhục và man rợ.

Trở lại câu hỏi ban đầu, tại sao người Hong Kong cũng là người Hoa mà họ chọn quy Hương Cảng chứ không phải là quy Đại Lục?

Hong Kong đang ở tuyến đầu của cuộc chiến đấu tranh dân chủ. 

Không chỉ cho thế giới dân chủ mà cho cả những người Trung Quốc Đại Lục.

Không phải tất cả những sinh viên Đại Lục tới học ở Hong kong đều bị tẩy não

Tinh thần Lưu Hiểu Ba, ngọn lửaThiên An Môn vẫn được ấp ủ trong một bộ phận người Hoa đại lục.

Bà Giám đốc Điều hành Nhân quyền tại Trung Quốc Sharon Kang Hom nói không phải tất cả những người Hoa sống trong chính quyền Cộng Sảnđều mất hết ý niệm về gía trị dân chủ. Và nếu Hong Kong giữ vững được tuyến đầu dân chủ thì sẽ có một ảnh hưởng rất quan trọng cho những người trẻ yêu dân chủ dân ở Đại Lục. 

"Người Đại lục tham gia vào các cuộc biểu tình và tôi có thể nói với quý vị là khi họ tham gia vào các cuộc biểu tình- hàng triệu người như vậy, thì cha mẹ họ ở Đại lục sẽ bị gõ cửa nhà và được thăm viếng bởi những nhân viên an ninh địa phương nói rằng 'con gái hay con trai của ông bà tham gia vào các cuộc tuần hành. Nói chúng nó thôi đi'. Vì vậy mà cả hai giới - người Hongkongers và những người Đại lục ở Hong kong, không như những gì mà quý vị thấy trên truyền thông là họ biểu tình và chông đối nhau. Chính những người Hong Kong cảm thấy mình có thêm tự tin khi nhận thấy Bắc Kinh đang sợ cái gì. Vì lo sợ nên Bắc Kinh kiểm soát tât cả mọi thứ và họ nhận ra rằng họ không thể kiểm soát tât cả mọi thứ, vì ai cũng có thể truy cập thông tin ngoài luồng bằng VPN. Vấn đề là những người mainlanders Đại lục từ những ngày đầu của tháng 6 đã thể hiện sự ủng hộ của họ cho phong trào dân chủ của Hong Kong trên mạng. Và chuyện gì đã xảy ra cho họ? Họ bị bắt, bị nhốt, bị đe dọa các kiểu. Và họ cũng nhận thấy rang cho dù chính quyền Hong Kong thực hiện chính sách công an trị thế nhưng không thể dập tắt những cuộc biểu tình. Và cảnh sát hay chính quyền Bắc Kinh không cách nào ra ngăn những người Hoa Đại Lục - những người đang nhìn thấy những gì đang diễn ra ở Hong Kong, những người không sợ hãi và sẳn sàng trả giá để ủng hộ phong trào Hong Kong. Bởi vì họ hiểu rằng một khi Hong Kong có thể giữ vững hàng ngũ thì người đại lục cũng muốn dân chủ và tự do có thể có cơ hội. Người Hong Kong đang ở tuyến đầu."

Một khi tuyến đầu được giữ vững thì giá trị dân chủ sẽ không bị đồng tiền và quyền lực của Trung Quốc quản chế. Trung Quốc không thể thúc đẩy các luật lệ và ưu tiên của họ ở nước ngoài, sử dụng quyền lực kinh tế của họ để buộc các nước khác thuận theo các giá trị Cộng Sảncủa họ.

Những người trẻ Hong Kong chọn ở lại và chiến đấu.

Người Hong Kong không muốn cuộc sống lưu vong nơi xứ người để rồi mãi mãi nhìn về quê hương với niềm thương nhớ khôn nguôi, và mãi mãi mang trong lòng mối hận thù cộng sản.

Người Hong Kong không muốn như Tân Cương Tây Tạng bị xoá sổ bản sắc và tiếng nói, để rồi lịch sử nhân loại có thêm một chương đẫm máu và đau buồn.

Ở cái tuổi để học hành mơ mộng yêu thương, làm thơ viết văn và thưởng nhạc thì những người trẻ Hong Kong nói về chính trị về nhân quyền, dân chủ và nhân phẩm con người. Những gương mặt trẻ măng gánh vác vận mệnh quê hương trên vai họ với một ước nguyện duy nhấtNguyện Vinh Quang Quy Hương Cảng. Vì họ biết rằng nếu họ bỏ đi thì mãi không bao giờ, không bao giờ họ sống yên với một Hong Kong trong tay Cộng Sản.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share