Đề xuất của Bộ Y Tế có gây khó khăn cho các bác sỹ ngoại quốc?

A doctor's stethoscope next to a guide book to Australia

Liệu đề xuất của Bộ Y Tế có giải quyết việc làm cho bác sỹ trong nước? Source: AAP

Đề xuất của Bộ Y Tế về việc loại bỏ 41 ngành trong danh sách tay nghề định cư có thể sẽ khiến các bác sỹ ngoại quốc không được cấp visa làm việc tại Úc.


Bác sỹ Muhammad Awais, người gốc Pakistan, di dân đến Úc năm 2009 và ông là một bác sỹ gia đình ở Campbelltown, Tây Sydney.

Ông nói ông hoàn toàn hài lòng với cuộc sống tại đây

“Tôi hoàn toàn có cảm giác như đang ở quê nhà. Tôi có sự kính trọng và tình cảm của mọi người, và cộng đồng ở đây chấp nhận chúng tôi như là một cộng đồng cũng giống như họ.”

Nhưng một đề xuất đang gây tranh cãi từ Bộ Y Tế có thể sẽ khiến những người như bác sỹ Awais khó khăn hơn trong việc xin visa di dân đến Úc để làm việc.

Báo The Australian đã có được thông tin của một phúc trình mới nhất về việc xem xét lại danh sách tay nghề định cư.

Qua đó, phúc trình này cho thấy Bộ Y Tế đã yêu cầu loại bỏ 41 ngành nghề ra khỏi danh sách, trong đó bao gồm bác sỹ gia đình, bác sỹ phẫu thuật và bác sỹ gây mê. Bộ cho rằng đề xuất này sẽ giúp các sinh viên y khoa tại Úc tìm việc dễ hơn.

Thông tin tiết lộ ra ngoài từ báo The Australian, trích dẫn rằng tài liệu được công bố theo quyền tự do thông tin.

Trích trong một phúc trình Bộ Y tế gửi đi đề nghị xem xét lại Danh sách Tay nghề Định cư.

“Hệ thống y khoa Úc có một ban chuyên trách về nguồn quỹ, chính sách và các trách nhiệm hoạt động.

Hệ thống y khoa Úc phụ thuộc nhiều vào các chuyên gia y khoa quốc tế, trong môi trường làm việc đang dấy lên nhiều quan ngại xung quanh việc tuyển dụng đúng quy cách đối với những lao động này.”

“Bộ Di trú thường áp dụng chiến lược quản lý nhu cầu ngắn hạn, và chiến lược như vậy tiếp tục thể hiện không có sự phối hợp nhịp nhàng. Để có được một kế hoạch với tầm nhìn xa hơn, việc quản lý tốt hơn con đường di dân của các chuyên gia y tế quốc tế phải diễn ra trong sự phối hợp giữa các Bộ cấp liên bang.”
Qua đó, phúc trình này cho thấy Bộ Y Tế đã yêu cầu loại bỏ 41 ngành nghề ra khỏi danh sách, trong đó bao gồm bác sỹ gia đình, bác sỹ phẫu thuật và bác sỹ gây mê. Bộ cho rằng đề xuất này sẽ giúp các sinh viên y khoa tại Úc tìm việc dễ hơn.
Hiệp hội Y khoa Úc không ủng hộ, nhưng Chủ tịch Hiệp hội Y khoa của NSW, ông Brad Frankum thì cho rằng đề xuất này cũng có giá trị.

“Các bác sỹ ngoại quốc đã trở thành một phần rất quan trọng trong hệ thống y tế trong một thời gian dài và họ sẽ vẫn là một phần quan trọng như vậy. Nhưng chúng ta đang phải đối mặt với tình hình hiện nay khi mà có quá nhiều sinh viên y khoa tốt nghiệp tại Úc. Và trách nhiệm đầu tiên của chúng ta là phải bảo đảm rằng những sinh viên này có việc làm sau khi tốt nghiệp.”

Trong 10 năm qua, trên khắp cả nước, các trường dạy y khoa vẫn tiếp tục được mở hoạt động.

Trong khi tất cả các sinh viên tại Úc được bảo đảm có một nơi thực tập, thì việc cạnh tranh trong chuyện tìm việc đã trở nên khốc liệt, khiến cho nhiều người phải di dời đến các vùng sâu vùng xa để tìm việc.

Hiệp hội Bác sỹ vùng nông thôn cũng ủng hộ việc hạn chế visa di dân trong ngành y khoa, nhưng Hiệp hội cũng nói rằng cần phải có thêm những ưu đãi để việc làm việc tại vùng nông thôn hấp dẫn các bác sỹ trong nước nhằm giải quyết việc thiếu hụt nhân lực.

Đại diện Hiệp hội, bác sỹ Ewen Mcphee cho rằng chính các bác sỹ ngoại quốc thường là những người bổ sung cho các vị trí còn thiếu hụt ở các vùng nông thôn.

“Chúng ta cần phải đào tạo những bác sỹ và các sinh viên y khoa những kỹ năng để họ có thể làm việc tại những vùng nông thôn.”

Báo cáo của Bộ Y Tế cho thấy trong các bác sỹ được đào tạo ở nước ngoài đóng một vai trò quan trọng, tuy nhiên số lượng bác sỹ người Úc cũng đã tăng đáng kể trong thập kỷ qua, và đây là thời điểm để xem xét liệu những ngành trong danh sách nhập cư hiện thời còn thích hợp cho nhu cầu lao động trong lĩnh vực y khoa hay không.
Hiệp hội Bác sỹ nông thôn nói rằng cần phải có thêm những ưu đãi để việc làm việc tại vùng nông thôn hấp dẫn các bác sỹ trong nước nhằm giải quyết việc thiếu hụt nhân lực.
Bộ trưởng y tế Susan Ley cũng đã có ám chỉ rằng sẽ có một cuộc thảo luận về việc cải cách về nơi làm việc trong lĩnh vực y khoa trong thời gian tới.

Chính phủ Turnbull được cho là đã bác bỏ đề xuất này trước cuộc bầu cử nhưng sẽ xem xét lại vấn đề này trong thời gian sắp tới.

Cuối tháng 3 năm 2016, theo số liệu của Bộ Di trú, hiện có 2,155 bác sĩ và 1,562 chuyên gia y tế ngoại quốc đang sống và làm việc tại Úc với visa làm việc dành cho di dân có tay nghề cao.


Share