Quốc hội Anh muốn chính phủ gia hạn Brexit

Brexit, London, Westminster

Pro EU protesters demonstrate outside the British Houses Parliament calling for a People's Vote. Source: EPA

Các nghị sĩ Anh đã bỏ phiếu ủng hộ việc trì hoãn quá trình rút ra khỏi EU (Brexit) vì cần thêm thời gian mặc dù bác bỏ khả năng tổ chức trưng cầu dân ý lần hai.


Theo thủ tục, toàn bộ 27 thành viên còn lại của EU phải đồng ý cho trì hoãn. Nhưng Thủ tướng Hà Lan Stef Blok đã nhận xét rằng không có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ Anh đưa ra được giải pháp nào khác.

"Gia hạn để làm gì bởi vì gia hạn mà không có mục tiêu rõ ràng thì cũng không giải quyết được gì. Tất cả các thành viên EU sẽ đồng ý rằng Anh quốc không nên yêu cầu gia hạn mà không giải thích được họ sẽ dùng sự gia hạn đó vào việc gì."

Hôm thứ Tư EU đã thông qua luật cho kế hoạch dự phòng để đối phó với những hậu quả tiêu cực trong trường hợp Anh quốc ra khỏi EU mà không có thỏa thuận. 

Sau 2 năm đàm phán Thủ tướng Theresa May đã đạt được thỏa thuận với EU, nhưng lại bị các dân biểu bác đến 2 lần.  

Nay người ta dự kiến chính phủ sẽ phải điều chỉnh thỏa thuận để đưa ra quốc hội biểu quyết một lần nữa.

Nhưng cũng có khả năng phải trì hoãn Brexit thêm nữa nếu thỏa thuận của bà May lại bị bác bỏ.

Bộ trưởng Y tế của chính phủ Bảo thủ, Matt Hancock nói ông hy vọng chính phủ sẽ vượt qua được lần này.

"Bây giờ chỉ còn 2 sự lựa chọn. Một là bỏ phiếu chấp thuận thỏa thuận và rời khỏi EU trong vòng trật tự, hai là trì hoãn thêm nữa mà tôi biết và nhấn mạnh sẽ là thảm họa vì nó sẽ không giải quyết được gì."

"Rõ ràng vì quyền lợi quốc gia để bỏ phiếu chấp thuận và thực thi thỏa thuận và tiếp tục mọi thứ khác để biến đất nước này thành một nơi lý tưởng để sinh sống,” ông Hancock nói.

Hội đồng Âu châu sẽ họp vào ngày 22 tháng 3 để thuyết phục tất cả 27 nước thành viên đồng ý để cho Anh quốc trì hoãn ngày Brexit.

Nếu được trì hoãn, đảng Lao động đối lập sẽ tiếp tục vận động cho một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai. Trong lần trước gần 52% dân chúng Anh đã bỏ phiếu đòi ra khỏi EU.

Lãnh đạo đảng này ông Jeremy Corbyn nói hỏi lại ý kiến của dân một lần nữa là giải pháp thực tiễn nhất.

"Một thỏa thuận sẽ đạt được với sự ủng hộ của chúng tôi là để cho dân chúng có tiếng nói, chứ không phải là một mục tiêu chính trị, đó là cách thực tiễn để ra khỏi sự bế tắt hiện nay."    

Ngay lúc này cả Anh và EU đều đang ráo riết chuẩn bị cho “Brexit không có thỏa thuận”.

Nếu tình huống đó xảy ra, các quy định vốn có trong hàng chục năm về vấn đề du hành và thương mại giữa Anh và EU sẽ bị xóa bỏ.

Các nhà kinh tế cho rằng tình huống này có thể gây ra biến động lớn, với sự tắc nghẽn của thuế quan tại các cửa khẩu của Anh quốc, những mức thuế mới làm hàng hóa tăng giá đột ngột, và nạn quan liêu giấy tờ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, từ tài xế xe tải cho tới khách du lịch vào Anh.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share