Các nhóm tôn giáo kêu gọi nước Úc ngăn tránh hình thức nô lệ hiện đại

Thủ tướng Anh Theresa May và Malcolm Turnbull tại Nữu Ước

Thủ tướng Anh Theresa May và Malcolm Turnbull tại Nữu Ước Source: AAP

Có 18 nhà lãnh đạo tôn giáo ở Úc kêu gọi chính phủ liên bang, hãy ban hành luật lệ nhằm chống lại các điều kiện làm việc như nô lệ tại Úc và tại các nước giao dịch thương mại với Úc.


Với tên gọi là Hệ thống Tự do Úc châu, họ yêu cầu chính phủ và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, hãy ủng hộ Dự luật Về Nô Lệ Thời Hiện Đại.

Được biết ngày Thế giới Bãi bỏ Chế độ Nô lệ, là ngày thứ sau 2 tháng chạp vừa qua.

Lá thư ngõ của các nhà lãnh đạo thuộc 18 nhóm tôn giáo khác nhau, bao gồm Thiên chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Phật giáo, Ấn độ giáo và Do thái giáo.

Bức thư bày tỏ các quan ngại, về tình trạng làm việc và nhân quyền của hàng ngàn công nhân di dân, hoặc đang gặp nhiều rủi ro, hoặc đang lao động khổ sai tại Úc.

Họ kêu gọi các nhà lãnh đạo chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội dân sự, hãy chú tâm vào việc xóa bỏ hình thức nô lệ thời hiện đại như chuyển lậu người, lạm dụng tình dục, lao động trẻ em và cưỡng bách hôn nhân.

Bà Jenny Stanger là Giám đốc toàn quốc của Hội Thân Hữu, nhằm Chấm dứt Chế độ Nô lệ thời Hiện đại, thuộc đạo quân cứu tế Salvation Army.

Bà cho biết các con số thống kê chính thức của chính phủ ước lượng, có khoảng 500 người được xác định bị làm nô lệ tại Úc trong thập niên qua.


Thế nhưng chỉ số về Nô lệ Toàn cầu xác định, có khoảng 3400 hiện sống kiếp nô lệ tại Úc.

"Tôi nghĩ nếu quí thính giả nghĩ về những câu chuyện bóc lột, mà chúng tôi từng được biết suốt 10 năm qua, trong các kỹ nghệ khác nhau, như ngành chiêu đãi, xây dựng, nhà hàng, dọn dẹp vệ sinh và trong kỹ nghệ tình dục, cũng như trong rất nhiều ngành hoạt động nào trên nước Úc, chúng ta biết nhiều người đang bị lợi dụng".

Bà cho biết, việc lạm dụng dọn đường cho các phương cách nô lệ sẽ xảy ra.

"Các sinh viên quốc tế, những người có visa tạm thời, làm việc trong các nông trại và có rất nhiều cuộc điều tra khác nhau của giới truyền thông, cho chúng tôi thấy rằng việc bóc lột là rất nghiêm trọng và rất đáng buồn, vì vậy có rất những trường hợp lạm dụng xảy ra, trong ngành kỹ nghệ bán thức ăn hay đóng gói thịt nữa".

Bà Jenny Stanger cho biết, bà chỉ nhìn thấy một hay hai trường hợp tại Úc liên quan đến trẻ em, thế nhưng việc cưỡng bách hôn nhân vẫn tồn tại.

"Kể từ khi các vụ cưỡng bách hôn nhân trở thành một tội phạm vào năm 2013, chúng ta chứng kiến một thành phần đáng kể trong các công việc của chúng tôi, nhằm đáp ứng với các trường hợp những người trẻ gặp nguy cơ, trẻ em hay phụ nữ bị buộc phải kết hôn, vì vậy điều nầy chiếm 35 phần trăm, trong số những người chúng tôi đã giúp đỡ".

"Nếu quí vị không muốn đi đến và kiểm soát nguồn cung cấp của quí vị, thì tôi rất tiếc chúng tôi không thể tiêu thêm một đô la nữa cho quí vị, do chúng ta có thể thay đổi cách thức chi tiêu, chúng ta sẽ dùng sức mạnh của đồng đô la, để đẩy mạnh những thay đổi trong lãnh vực sản xuất". Ông David Cooke, giám đốc của Hiệp hội Konica Minolta Úc châu nói.


Lá thư tiếp tục cho biết, nước Úc có cơ hội để học hỏi từ các công nhân, đã làm việc tại các nước khác.

Chẳng hạn như tại Anh quốc, đã đề ra đạo luật Nô lệ Hiện đại hồi năm rồi, để nêu bật những nâng cao nhận thức cuả cộng đồng, báo cáo và chăm sóc cho các nạn nhân.
Đạo luật tại Anh ghi nhận, nghĩa vụ của công chúng trong các doanh nghiệp lớn lao, là hãy từng bước báo cáo nhằm bảo đảm rằng, nạn nô lệ và chuyển lậu người không xảy ra trong doanh nghiệp của họ, cũng như trong các hệ thống cung cấp.

Ông David Cooke, giám đốc của Hiệp hội Konica Minolta Úc châu, nói rằng những việc tương tự nên diễn ra tại đây.

"Vài năm trước tôi bắt đầu nghĩ ngợi sâu xa hơn, về nguồn gốc hàng hóa chúng ta mua, để xem xét công việc của chúng ta, như chúng được làm từ đâu và làm ra như thế nào".

"Ngay cả những sản phẩm chúng tôi mua ngay tại Úc, các nhà thầu về dọn dẹp vệ sinh và những người phục vụ, tôi chỉ muốn thỏa mãn với điều kiện là người giám sát nhãn hiệu của chúng tôi ngay tại Úc, mà chúng ta không thể tránh được việc dính líu với việc vi phạm nhân quyền ở bất cứ giai đoạn nào, trong hệ thống cung cấp". Ông David Cooke nói.

Ông nói, những người Úc được thu hút với các thời trang giá rẻ, thế nhưng những chuyện bất thường diễn ra với một cái giá như vậy.

"Nếu một chiếc áo thun bán tại Úc, vốn được may ở hải ngoại rồi chở đến đây để bán với giá 2 đô la, đó là một cảnh báo tức khắc về việc, dường như những người có dính líu trong việc sản xuất sản phẩm, không được trả lương đúng đắn hay được đối xử tương xứng, bằng không, chiếc áo thun không thể bán lẻ tại Úc, với giá 2 đô la".

Ông David Cooke cũng có một thông điệp gởi đến các vị giám đốc khác, thuộc thế giới các công ty hay doanh nghiệp.

"Đáng tiếc thay có một cơ hội rất tốt mà quí vị không được biết, khi dính líu đến những vụ vi phạm nhân quyền và nô lệ thời hiện đại, qua sự kiện quí vị mua hàng mà không biết rõ nguồn cung cấp, để hiểu rõ chúng được sản xuất như thế nào".

Ông nói, khó khăn thường xảy ra ở thành phần thứ ba, vốn tuyển mộ lao động từ các nơi như Nepal và Bangladesh, với các hứa hẹn giả dối về những công việc lương cao tại các quốc gia khác.

Ông kêu gọi các doanh nghiệp, hãy kiểm soát hệ thống cung cấp và chỉ làm việc với những nhà cung cấp nào, cam kết chấm dứt nạn nô lệ .

Ông có một thông điệp, gởi đến những nhà cung cấp cho công ty ông.

"Nếu quí vị không muốn đi đến và kiểm soát nguồn cung cấp của quí vị, thì tôi rất tiếc chúng tôi không thể tiêu thêm một đô la nữa cho quí vị, do chúng ta có thể thay đổi cách thức chi tiêu, chúng ta sẽ dùng sức mạnh của đồng đô la, để đẩy mạnh những thay đổi trong lãnh vực sản xuất". Ông David Cooke, giám đốc của Hiệp hội Konica Minolta Úc châu nói.



 

 


Share