Rừng cháy, người dân chết mòn, các công ty sản xuất nhiên liệu hóa thạch phải đóng phạt

A fire going through a fence during a bushfire in Werombi, 50km south west of Sydney, on 6 December 2019.

A fire going through a fence during a bushfire in Werombi, 50km south west of Sydney, on 6 December 2019. Source: AAP

Một kế hoạch mới yêu cầu các công ty sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch phải trả giá cho những gì mà họ đã tác động đến môi trường thiên nhiên ở Úc. Ý tưởng này đã được một số thị trưởng ở New South Wales hoan nghênh. Những người đứng đầu các hội đồng thành phố này cho biết người dân trong cộng đồng của họ đang phải trả giá sinh mạng và nhà cửa trước những vụ cháy rừng tàn khốc.


Viện nghiên cứu các chính sách xã hội Úc đã đưa ra một đề xuất cho Quỹ hỗ trợ thiên tai quốc gia (National Climate Disaster Fund), trong đó đề nghị áp thuế 1 đô la tiền phạt cho mỗi tấn ô nhiễm carbon trong quá trình sản xuất nhiên liệu hóa thạch ở Úc.

Cơ quan cố vấn về khí hậu ước tính quỹ hỗ trợ thiên tai quốc gia sẽ tăng khoảng 1,5 tỷ đô la mỗi năm, khi các thảm hóa cháy rừng cùng nhiều hiện tượng thiên tai khác hiện đang khiến Úc chịu thiệt hại khoảng 13 tỷ đô la mỗi năm.

Viện cho biết những chi phí này sẽ chỉ tiếp tục gia tăng khi tần suất và cường độ của các vụ hỏa hoạn, lũ lụt, hạn hán và sóng nhiệt ngày một phổ biến do biến đổi khí hậu.

Cố vấn chính của Viện nghiên cứu chính sách xã hội Úc, ông Mark Ogge nói rằng mỗi tấn than được khai thác ở New South Wales tạo ra hai tấn rưỡi khí thải nhà kính.

Ông nói rằng nguyên nhân chính là do đốt nhiên liệu hóa thạch, được thực hiện bởi một số ít các công ty sản xuất nhiên liệu hóa thạch toàn cầu.

"Hiện tại những công ty này không phải trả khoản tiền gì cho những vấn đề môi trường mà họ đang gây ra; hầu hết các công ty này cũng không phải trả thuế doanh nghiệp ở Úc.

Đề xuất này sẽ rất tốt cho nền kinh tế Úc. Nó sẽ cung cấp hàng ngàn việc làm, và quan trọng là sẽ giảm gánh nặng chi phí của những thảm họa thiên nhiên đối với các hộ gia đình và doanh nghiệp ở Úc."
Chúng ta cũng đang chứng kiến phần lớn hệ sinh thái đa dạng của Úc bị mất trong những đám cháy này. Đó là tương lai kinh tế của chúng ta, ngành du lịch dựa vào tự nhiên. Chúng ta cũng thấy môi trường tác động đến nguồn cung cấp nước, chúng ta đang chứng kiến những tác động lên ngành nông nghiệp.
Nhiều cộng đồng ở vùng ngoại ô đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các vụ cháy rừng gây chết người. Thị trưởng của vùng Bellingen, ông Dominc King - người đứng đầu của khu vực bị tàn phá nặng nề bởi hỏa hoạn trong năm nay cho biết người dân của ông chưa bao giờ chứng kiến điều kiện thời tiết khắc nghiệt như tình trạng mà họ phải đối mặt hiện nay.

Ông nói rằng các vấn đề thời tiết đang ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mọi người dân, cũng như tác động đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương. Ông ủng hộ việc các công ty dùng nhiên liệu hóa thạch phải làm nhiều hơn để hỗ trợ các cộng đồng, nơi mà họ hoạt động.

"Chúng ta cũng đang chứng kiến phần lớn hệ sinh thái đa dạng  của Úc bị mất trong những đám cháy này. Đó là tương lai kinh tế của chúng ta, ngành du lịch dựa vào tự nhiên. Chúng ta cũng thấy môi trường tác động đến nguồn cung cấp nước, chúng ta đang chứng kiến những tác động lên ngành nông nghiệp.

Chúng tôi cần hỗ trợ trong tương lai. Chúng tôi không có ngân sách hoặc quỹ  tài trợ để giải quyết các vấn đề này một mình. Tôi nghĩ ngành kỹ nghệ nhiên liệu hóa thạch chắc chắn cần phải đẩy mạnh và bắt đầu hỗ trợ các cộng đồng địa phương của chúng tôi."  

Ian Dunlop là cựu chủ tịch của Hiệp hội Than Úc vào cuối những năm 1980.

Trong ba mươi năm qua, ông đã chuyển hướng và hiện đang làm việc để giảm thiểu việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và khiến các công ty có trách nhiệm hơn đối với lượng khí thải của họ.

Ông nói rằng ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch đã dành nhiều nguồn lực và thời gian để cố gắng làm chậm việc đưa ra bất kỳ chính sách biến đổi khí hậu nghiêm trọng nào và ông kêu gọi ngành kỹ nghệ này đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.

"Tất nhiên họ có thể trả giá cho hành động mà họ làm. Ngành công nghiệp này đã tồn tại được 50 năm. Nó đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Sự giàu có của đất nước này phần lớn được tạo ra từ cánh gà của việc sản xuất nhiên liệu hóa thạch. 

Rõ ràng là chúng ta không thể tiếp tục làm điều đó. Ngành kỹ nghệ này có thể đóng góp để giải quyết vấn đề môi trường .

Căn bản là họ cần phải thay đổi thái độ, bắt đầu nghiêm túc thực hiện chính sách chấp nhận rằng những gì chúng ta phải đối mặt là vấn đề môi trường khẩn cấp. Chúng ta đòi hỏi các công ty phải có hành động lớn hơn nhiều so với bất cứ điều gì chúng ta đã thấy cho đến nay." 


Share