Tạp chí Khoa học (26) Làm thế nào để tránh bị ‘jet lag’?

The easiest ways to avoid jet lag.

Source: Getty Images

Jet lag, hay còn gọi là triệu chứng rối loạn giấc ngủ tạm thời, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai sau những chuyến bay dài xuyên qua nhiều múi giờ.


Jet lag xảy ra do đồng hồ sinh học của cơ thể bạn vẫn làm việc theo múi giờ của điểm khởi hành, thay vì thay đổi theo múi giờ của nơi đến. Múi giờ càng cách xa nhau, khả năng bị jet lag càng nhiều.

Với vị trí địa lý đặc thù của mình, người dân Úc thường xuyên phải trải qua những chuyến bay kéo dài nhiều giờ đồng hồ, khi muốn ghé thăm các nước khác trên thế giới.

Và khi những chuyến bay ngày càng trở nên dài hơn, câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để cải thiện trải nghiệm hàng không cho các du khách, và giúp họ chống chọi tốt hơn với triệu chứng jet lag?

Hãng hàng không Singapore Airlines vừa ra mắt chuyến bay thẳng dài nhất thế giới từ Singapore đến New York, dài 18 giờ 40 phút, và Qantas dự kiến cũng sẽ vận hành các chuyến bay 20 tiếng từ Sydney đến London vào năm 2020.

Nhận ra những nhược điểm của các chuyến bay dài, Qantas đã mời một số nhà khoa học nhằm nghiên cứu cách cải thiện giấc ngủ cho các hành khách.

Phần đầu của nghiên cứu bắt đầu vào năm 2018, trong đó nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Charles Perkins thuộc Đại học Sydney tổng hợp những nghiên cứu liên quan đến cách đối trị jet lag mà không phải sử dụng thuốc.

Nhà nghiên cứu y tế cộng đồng, Tiến sĩ Sun Bin tiết lộ cách chống lại cảm giác mệt mỏi váo ban ngày, hoặc thức giấc lúc 3 giờ sáng chỉ vì jet lag. Bà nói với chương trình RN Breakfast:

“Những gì chúng tôi biết là, ánh sáng là yếu tố quan trọng nhất gây nên hội chứng jet lag. Và tôi nghĩ một yếu tố quan trọng khác mà hầu hết mọi người đều không đề cập đến, đó là lên kế hoạch. Rất nhiều người khởi hành trên các chuyến bay quốc tế mà không hề nghĩ về việc làm thế nào mà cơ thể của họ có thể điều chỉnh ở điểm đến. Họ chỉ ráng chịu đựng mà thôi.”

Nhóm nghiên cứu khuyên chúng ta nên điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể trong nhiều ngày, hay thậm chí nhiều tuần trước ngày khởi hành, bởi vì đồng hồ sinh học chỉ có thể thay đổi tối đa 90 phút mỗi ngày. Và ngay cả khi trên máy bay, chúng ta cũng cần phải tránh uống rượu bia và nên uống đủ nước.

Bà Sun Bin giải thích thêm:

“Về cơ bản, jet lag là sự chênh lệch giữa đồng hồ sinh học của cơ thể bạn và thời gian tại điểm đến. Vì thế, bạn nên thử thay đổi đồng hồ cơ thể cho phù hợp với múi giờ mà bạn đang đi đến. Ví dụ, nếu bạn bay từ Úc đến London, bạn đang đi về phía tây, nghĩa là bạn cần phải trì hoãn đồng hồ cơ thể của bạn. Trong những ngày trước khi bay, bạn nên đi ngủ trễ hơn một chút, có lẽ nửa giờ, hoặc một giờ trong ba, bốn ngày trước khi lên chuyến bay của mình.“

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share