Hạt Giống Yêu Thương (130) Trăm năm bia đá

House of Mr. Ton That Sa in Kim Long, Hue

House of Mr. Ton That Sa in Kim Long, Hue Source: Supplied by Quynh Nhu Phan

Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong Huế (Bia Quốc Học) bị hư hao vì quá trình trùng tu đã biến công trình này thành một sân khấu lễ hội ven sông Hương. Ngày 19/1, Bia Quốc Học bị che kín lại để làm sân khấu chuẩn bị Tết.


Huế được nhớ đến trong lịch sử nhân loại thế kỷ 20, bởi cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968, khiến thành phố 330 ngàn dân nằm bên bờ sông Hương, trở thành chiến địa với xác người nằm la liệt, hố hầm thành gò đống.

Ngày nay, Huế trở thành biểu tượng của hòa bình, được UNESCO tuyên bố là di sản thế giới từ năm 1993. Kể từ đó đến nay, những cuộc tài trợ quốc tế được đổ vào giúp chăm sóc và bảo vệ những giá trị hữu hình và vô hình của thành Huế. Tuy nhiên, ông Paul Schuttenbelt thuộc tổ chức phi chính phủ Áo Urban Solution, một tổ chức chuyên tư vấn cho Trung tâm bảo tồn di tích Cố đô Huế, khi trả lời tờ Wall Street Journal cho hay: "Huế có 60 khu vực di sản quan trọng cần phải bảo vệ, nhưng vẫn chưa được lập bản đồ quy hoạch, cũng như kế hoạch 15 năm trùng tu và bảo vệ cho thành phố này, bên cạnh việc bị giới hạn vì nhiều di sản đã bị phá hủy, thì kế hoạch trùng tu bị đình hoãn và chưa nhận được sự phê chuẩn chấp thuận."

Những ai từng đặt chân đến Huế đều đã đôi lần ngẩn ngơ trước vẻ đẹp êm ả thơ mộng của đất thần kinh. Bước dọc theo bờ sông Hương, lần theo những dấu rêu xưa, con đường sẽ dẫn đến một văn bia, tọa lạc bên bờ sông ngay đối diện cổng trường Quốc Học, đó là Đài Chiến sĩ trận vong, tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã bỏ mạng vì sự nghiệp yểm trợ nước Pháp trong Đệ Nhất Thế Chiến.

Tác giả của đài tưởng niệm này là họa sĩ Tôn Thất Sa, dòng dõi chúa Nguyễn Phúc Chu. Họa sĩ được triều đình Huế phong là Họa sĩ Triều đình và ban tước Hồng Lô Tự Khanh.

Một trong những người cháu của họa sĩ Tôn Thất Sa hiện đang sống tại Huế, cô Bùi Oanh Hằng, giáo viên dạy tiếng Pháp đã nghỉ hưu. Cô từng viết bài về những công trình của họa sĩ, trong đó phải kể đến bài nghiên cứu "Nét Huế trong tác phẩm của Họa sĩ Tôn Thất Sa" xuất bản năm 2002.

Trong bài nghiên cứu, cô Bùi Oanh Hằng cho hay hiện những công trình kiến trúc và điêu khắc mà cụ Tôn Thất Sa lưu lại tại cố đô đều là những di sản quan trọng, chẳng hạn Đài Chiến sĩ trận vong, đồ án được Pháp trao giải nhất vào năm 1920.

Cụ Tôn Thất Sa cũng là kiến trúc sư vẽ sơ đồ Cung An Định và Lăng vua Khải Định năm 1922, thiết kế chùa Từ Đàm năm 1938, lầu chuông Quốc Học năm 1959.

Ngoài ra ông còn để lại nhiều bức tượng quý giá hiện đang đặt tại thành Huế, nhiều tác phẩm điêu khắc trên đền đài, cổng miếu, và đặc biệt là những hình vẽ rồng tiêu biểu cho giai đoạn triều Nguyễn, còn lưu dấu nơi nóc điện, lầu các, tường son.

Trong những tác phẩm nghệ thuật của cụ còn lưu lại, cô Bùi Oanh Hằng, cho SBS Việt ngữ hay Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong là công trình tiêu biểu nhất của ông ngoại mình.

Còn Linh mục An Tôn Nguyễn Trường Thăng trả lời SBS Việt ngữ rằng những công trình cụ Sa để lại hiện chỉ còn phần xác mà đã mất đi phần hồn.

 

 


Share