Hướng dẫn định cư: Hiểu biết về những người đầu tiên trên nước Úc

Constitutional recognition for Australia's first peoples

Constitutional recognition for Australia's first peoples Source: ABC Australia

Những người đầu tiên có mặt trên nước Úc được xem có nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới vào khoảng 50 ngàn năm theo một cuộc nghiên cứu về di truyền mới đây của một toán các học giả quốc tế.


Người bản địa Úc là con cháu của các Thổ Dân và dân đảo Torres chiếm khoảng 3,3 phần trăm dân số Úc theo kiểm kê dân số năm 2016.


Trong khi đó việc định cư của người Âu Châu vào năm 1788 đưa đến một loạt các chính sách kỳ thị chống lại những người chủ đất đai truyền thống với những ảnh hưởng tệ hại về quyền dân sự và sự tồn tại của những truyền thống, văn hóa và ngôn ngữ của họ.


Mức độ Hòa Giải cuả nước Úc năm 2016 cho thấy chỉ có 34 phần trăm người Thổ Dân và dân đảo Torres tin rằng những người không phải là Thổ dân tin tưởng vào họ

Quả là đau đớn, khi trưỡng lão bộ tộc Gooreng Gooreng là ông Richard Johnson, hồi tưởng lại quá khứ đầy đau thương, khi tổ tiên ông trải qua trong thời thuộc địa.

Bộ tộc của ông Johnson gần như bị xóa sạch, khi những người định cư Âu châu đầu tiên đặt chân lên mảnh đất truyền thống của tổ tiên, ở vùng trung tâm phía nam Queensland.

Ông nội của ông là người cuối cùng trong gia đình, sống sót trong thế hệ đó.

"Một trong những vụ săn đuổi đối với dân chúng tôi diễn ra tại một nơi có tên là Moogool, vốn là một ngọn núi mà họ đã tìm cách ẩn mình".

"Ông đã được người chú tên là Gemini giấu ở dưới đất, rồi cho ông nội Nyulang biết là ông nên chờ đợi trong bụi rậm trong một bọng cây".

"Họ đã trở lại và đón ông về vào lúc ban tối. Vì vậy chúng tôi may mắn và chúng tôi không có mặt tại đây hôm nay nếu việc đó không xảy ra".

"Ông tôi có lẽ đã bị giết hay mang đi hoặc bị đưa vào một cơ sở với những trẻ nhỏ khác, để nuôi dưỡng thành những người Âu châu hầu lịch sử của chúng tôi có thể đã khác đi rất nhiều", Richard Johnson.

Việc sống sót của ông Nyuland, giúp cho gia tộc vẫn còn truyền thừa cho đến ngày nay.

Thế nhưng, cũng như đa số những người đầu tiên sống trên nước Úc, gia đình ông Johnson trải qua hàng thế hệ với các chính sách áp bức.

Luật pháp áp dụng chính sách "bảo hộ", được áp dụng tại 6 tiểu bang từ năm 1867 cho đến năm 1911, nhắm vào việc cô lập và chia cách những người Thổ Dân ruột thịt với nhau và tìm cách đồng hóa những trẻ em, được nuôi dưỡng theo văn minh Âu châu.

Được biết dưới tên là "Các Thế Hệ Bị Đánh Mất", các trẻ em là một phần của người Thổ Dân đã bị tách rời khỏi gia đình và gởi đến các cơ sở, hay những nhà chăm sóc và bị Âu châu hóa.

Trong khi đó, các tiểu bang có quyền quyết định nơi sinh sống của người Thổ Dân và dân đảo Torres và ngay cả việc họ kết hôn với ai nữa.

Việc nói ngôn ngữ Thổ Dân phần lớn bị hạn chế và cấm đoán cho đến thập niên 1970.

Trước ngày người Âu đến định cư tại Úc, có khoảng 250 ngôn ngữ của những người đầu tiên sống trên nước Úc.

Một phúc trình mới đây có tên là Vượt Qua Những Bất Lợi Của Người Thổ Dân Úc do Ủy Ban Năng Xuất thực hiện, đã tỉm thấy vào năm 2012, chỉ còn 120 ngôn ngữ Thổ Dân còn tồn tại dưới một số hình thức, phần lớn có nguy cơ bị mất đi và chỉ có 13 cho đến 18 loại ngôn ngữ là vẫn còn xử dụng.

"Họ giới hạn việc chúng tôi nói ngôn ngữ của mình khi nói với cá nhân hay trong gia đình, mọi người không được phép nói tiếng của họ vì lo sợ bị di dời, vì vậy việc nói tiếng của mình và việc giao thiệp với nhau bị cấm đoán, đến nổi mọi người chi lén lút nói chuyện với nhau mà thôi.

Trong khi đó ông Desmond Purcell, là một nhân viên kiểm lâm về đất đai và biển cả thuộc bộ tộc Taribelang, thuộc vùng Bundaberg.

Ông cho biết, việc hủy hoại ngôn ngữ Thổ Dân là những điều mà người Thổ Dân và dân đảo Torres, vẫn chưa có thể chấp nhận được.

"Ngôn ngữ là một vấn đề lớn cho bất cứ nền văn hóa nào, quí vị biết có một loại ngôn ngữ có thể chia cách quí vị".

"Quí vị có loại ngôn ngữ khác biệt để nói chuyện với nhau, rồi có người đến và lấy đi tiếng nói đó của quí vị, đó là một loại bản sắc bị mất đi và chúng tôi tìm các tái tạo trở lại, đó là một bước lớn lao trong việc xây dựng và có được sự hoà giải đó".

"Bởi vì không ai có thể chỉ nói xin lỗi và nghĩ rằng nó sẽ nhứng cầu vồng và đầy những hoa bướm, nó sẽ không như vậy. Chúng tôi phải tìm lại chính mình và phải tiến lên", Desmond Purcell.

Được biết người Thổ Dân và dân đảo Torres, không có quyền bỏ phiếu hay được trợ cấp xã hội như tiền hưu dưỡng và trợ cấp hộ sản, cho đến cuối thập niên 1960.

Đến năm 1962, là năm đầu tiên người Thổ Dân Úc được quyền đi bầu, trong các cuộc bầu cử liên bang.

Thế nhưng nhiều người không biết được các thay đổi, do người Thổ Dân Úc không bị buộc phải đi bầu cho đến năm 1984.

Có vài tiểu bang phụ trách vấn đề Thổ Dân bằng các Bộ, kiêm luôn việc quản lý động vật và thực vật, cũng như cuộc sống hoang dã.

Các cuộc kiểm kê dân số bỏ ngoài những người Thổ Dân, có nghĩa là chính họ tự xem là một phần của hệ thực vật và động vật.

Mãi cho đến cuộc trưng cầu dân ý năm 1967, với hơn 90 phần trăm dân số bỏ phiếu thuận, thì những người đầu tiên sống trên nước Úc mới chính thức trở thành một phần của dân số nước Úc.

Vào năm đó, ông Johnson mới lên 16 tuổi.

"Chúng tôi được nhìn nhận là những công dân và được quyền đi bầu, ngay cả trước đó có một số người của chúng tôi được phép đi bỏ phiếu, nhưng đã không có sự nhìn nhận chính thức hay chỉ thị nào từ chính phủ, về việc người Thổ Dân Úc được nhìn nhận trong các cuộc kiểm kê dân số. Vì vậy chúng tôi đã nhảy từ những loài động vật và hoa cỏ, để trở thành con người thực sự".

"Tôi thích ở lại thành những hoa bướm, để giúp tôi trở thành người bản địa của đất nước, của vùng đất mà tôi bước đi và nuôi dưỡng gia đình tôi", Richard Johnson.

Cuộc trưng cầu dân ý năm 1967 là một khúc quanh quan trọng, khi nạn kỳ thị đối với người Thổ Dân và dân đảo Torres, chính thức bị chấm dứt.

Hai năm sau đó, các tiểu bang hủy bỏ luật lệ vốn cho phép tách rời trẻ em Thổ Dân, theo chính sách "bảo hộ" trước kia.
"Đó là chuyện hiểu biết về người Thổ Dân và dân đảo Torres, là những người đầu tiên trên đất nước nầy, từ đó chúng ta có thể bắt đầu nói về các vấn đề có sẵn, thế nhưng cũng là kế hoạch quan trọng cho tương lai", Justin Mohamed.
Vào năm 2008, Thủ Tướng Kevin Rudd đưa ra lời xin lỗi chính thức, đến "Các Thế Hệ Bị Đánh Mất".

Đối với ông Richard Johnson thì đó là đầu năm 1992, bài diễn văn có tên là "Công Viên Redfern" do Thủ Tướng Lao Động khác là ông Paul Keating đọc lên, khiến ông luôn nhớ rõ cho đến ngày nay.

"Chúng tôi lấy đi đất đai truyền thống và phá vỡ lối sống truyền thống của người Thổ Dân Úc. Chúng ta đã mang bệnh tật và rượu chè đến cho họ, thực hiện các vụ thảm sát cũng như bắt con cái, tách khỏi vòng tay của các bà mẹ".

Ông Paul Keating là vị Thủ Tướng Úc đầu tiên, công khai đề cập đến tình trạng bất công đối với người Thổ Dân Úc, do những người định cư Âu châu đầu tiên tạo nên.

Tiến trình hòa giải chính thức đạt một cột mốc mới vào năm 2000, khi có đến 1 phần 4 triệu người đi bộ qua cầu Habour Bridge ở Sydney, để ủng hộ việc hòa giải với Thổ Dân.

"Tôi nhớ đó là phút giây hết sức cảm động đối với nhiều người. Sự kiện là có một buổi diễn hành đia qua cầu Harbour Bridge ở Sydney, tôi nghĩ những sự kiện đặc biệt đó dấy lên trong lòng tôi rất nhiều cảm xúc thay đổi. Thế nhưng buồn thay, những thay đổi mà chúng tôi chứng kiến lại quá hiếm hoi".

Được thiết lập vào năm 2001, phong trào Hoà Giải Úc châu Reconciliation Australia, là tổ chức hàng đầu trong tiến trình hoà giải, giữa người Thổ Dân và không phải là Thổ Dân.

Giám đốc tổ chức nầy là ông Justin Mohamed cho biết, những thành quả như các sự kiện, chẳng hạn như đi bộ qua cầu Sydney là đáng kể.

Chỉ trong một thập niên qua, có đến gần 800 tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng, đã hoàn thành các kế hoạch hành động hoà giải riêng của họ, trong việc sửa sai các lỗi lầm trong quá khứ.

"Đã 25 năm kể từ ngày có những phương cách cách hòa giải chính thức, mọi người lớn lên với việc đi diễn hành qua cầu, rồi bài diễn văn xin lỗi mới đây của cựu Thủ Tướng  Kevin Rudd".

"Khi họ ở trong địa vị có quyền hành và lãnh đạo, thế giới thay đổi về những gì có thể đi song hành, hay tổ chức nào quan tâm đến những người chịu thiệt thòi, vì vậy đã có những lời kêu gọi cho các tổ chức đó, hãy ý thức về mặt xã hội với người Thổ Dân Úc", Justin Mohamed.

Còn ông Desmond Purcell cho rằng, những tường thuật tiêu cực của giới truyền thông, đã làm hại đến lòng tin tưởng của nhiều người.

"Bởi vì quí vị luôn được cho biết quá nhiều rằng quí vị chẳng có thể làm được gì. Quị vị bị đánh ngã rồi tiếp tục bị gục ngã".

"Nhiều người cuối cùng đã bỏ cuộc, nhưng chúng ta không thể làm như vậy vì đó không thể là một phần tâm trí của chúng ta phải từ bỏ, mà là một phần trong quyết tâm của chúng ta phải dấn thân và được ghi nhận", Desmond Purcell.

Được biết, tình trạng tương tác giữa người Thổ Dân và không phải là Thổ Dân, hiện rất nhỏ bé.

Phúc trình về Tình Trạng Hoà Giải Úc Châu cho thấy, chỉ có 30 phần trăm những người trong cộng đồng nói chung, là hoà mình với những người Thổ Dân và Dân Đảo Torres.

Ông Purcell cho biết, cần có thêm các liên lạc như vậy, mới có thể phá vỡ các rào cản.

"Hãy đi ra ngoài và gặp gỡ một đôi người, rồi hỏi họ về nền văn hóa của chúng ta và không sợ hãi hay cách biệt".

"Như mọi cuộc chạy đua, quí vị có thể chạy không tốt thế nhưng đa số chúng ta đều tốt".

"Vâng hãy ra khỏi đó và tìm cách dấn thân chính mình vào nền văn hóa của chúng ta và xin đừng tìm cách áp đặt những truyền thống khác lên chúng ta".

"Quí vị biết chúng tôi có truyền thống riêng và chúng tôi không hề tìm cách áp đặt lên văn hóa của quí vị, vì vậy hoặc là quí vị ra khỏi nơi đây hoặc hiểu rõ chúng tôi một chút", Desmons Purcell.

Còn ông Mohamed cho rằng, các cuộc nghiên cứu tìm thấy, có hơn 80 phần trăm người Úc quan tâm đến việc học thêm về lịch sử, mà họ không được dạy ở trường.

Ông tin rằng việc hiểu biết sâu rộng về quá khứ và sự liên hệ thêm nữa với người Thổ Dân Úc, có thể làm thay đổi tình trạng bất lợi về xã hội trong các cộng đồng Thổ Dân và dân đảo Torres.

Ông cho biết, sự bình đẳng thực sự không thể đạt được, nếu không có việc nhìn nhận chính thức những người sinh sống đầu tiên trên nước Úc trong Hiến Pháp của nước Úc.

"Đó là chuyện hiểu biết về người Thổ Dân và dân đảo Torres, là những người đầu tiên trên đất nước nầy, từ đó chúng ta có thể bắt đầu nói về các vấn đề có sẵn, thế nhưng cũng là kế hoạch quan trọng cho tương lai", Justin Mohamed.

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share