Lần đầu trong đời, người dân Trung Quốc phân loại rác thải

Aerial view of a garbage dump near Yellow River in Jiyang county, Ji'nan city, east China's Shandong province, 10 July 2019.

Aerial view of a garbage dump near Yellow River in Jiyang county, Ji'nan city, east China's Shandong province, 10 July 2019. Source: SIPA USA

Một luật mới buộc người dân và doanh nghiệp phải phân loại rác chi tiết và tái chế rác đã được đưa ra. Đây là lần đầu tiên ở Trung Quốc, một luật như vậy được thực thi, nhưng các điều lệ không hề đơn giản. Các khách sạn và nhà hàng cũng đã bị cấm cung cấp sản phẩm dùng một lần miễn phí như bàn chải đánh răng hoặc dao kéo nhựa.


Kể từ đầu tháng 7, thói quen vào mỗi buổi sáng của ông Sun Yahuan đã thay đổi, bằng việc phân loại rác thải.   

Người đàn ông 28 tuổi này là một trong số hơn 20 triệu cư dân Thượng Hải hiện cần phải phân loại rác của họ trước khi đổ đi.

Tất cả là nhờ một luật tái chế mới, lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc.

"Khi tôi còn trẻ, không ai dạy chúng tôi phân loại rác cả. Chúng tôi chỉ ném mọi loại rác vào thùng rác mà thôi. Việc này không hề rất thân thiện với môi trường chút nào, và mọi người cũng không nhận thức được những thứ có thể tái chế và những thứ có hại."

Người dân Thượng Hải bây giờ phải chia rác của họ thành bốn loại:Thực phẩm hoặc chất thải ướt; chất thải còn sót lại hoặc khô; chất thải nguy hại; và chất thải có thể tái chế.

Các túi rác phải được bỏ tại các trạm phân loại trong thời gian được chỉ định, từ bảy đến chín giờ sáng, hoặc từ sáu đến tám giờ tối.

Những người không tuân thủ quy định sẽ phải chịu các khoản tiền phạt tương đương với khoảng 40 đô la Úc.

Giám sát viên Li Zhongshan là người giúp cư dân tại khu chung cư Lan Gang Da Lou phân loại rác. Ông chịu trách nhiệm báo cáo việc người dân không tuân thủ luật cho chính quyền.
"Khi tôi còn trẻ, không ai dạy chúng tôi phân loại rác cả. Chúng tôi chỉ ném mọi loại rác vào thùng rác mà thôi. Việc này không hề rất thân thiện với môi trường chút nào, và mọi người cũng không nhận thức được những thứ có thể tái chế và những thứ có hại."
“Lúc đầu mọi người rất bực mình, nhưng dần dần họ bắt đầu quen với việc này.”

Tuy nhiên để làm quen với việc phân loại rác thải theo quy định mới không dễ dàng, người dân nói rằng các quy tắc rất dễ nhầm lẫn.

Khăn ướt được coi là rác thải khô.  Trong khi vỏ của các loại hạt và trái cây phải được tách khỏi hạt của chúng.

"Tôi thấy quả óc chó và hột đào là khó khăn nhất. Tôi không biết liệu chúng là chất thải ướt hay khô nữa."

"Vỏ tôm càng làm tôi bối rối. Tôi đang tìm kiếm câu trả lời trên mạng và mọi người đang tranh luận xem phân loại nó như thế nào."

Các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi luật lệ mới, khi đối mặt với các hình phạt lên tới mười nghìn đô la Úc vì không phân loại rác thải.

Các khách sạn và nhà hàng cũng đã bị cấm cung cấp sản phẩm dùng một lần miễn phí như bàn chải đánh răng hoặc dao kéo nhựa.

Khách hàng phải yêu cầu cụ thể những mặt hàng đó nếu cần.

Shu Zhu, giám đốc chương trình của nhóm Sáng kiến xanh có trụ sở tại Thượng Hải, nói rằng Trung Quốc không đủ khả năng để tiếp tục đốt và chon lấp rác thải.

“Sáng kiến này liên quan đến mọi người dân. Họ cần bắt đầu suy nghĩ, tôi sẽ phải bỏ rác thải vào những túi riêng. Rác thải sẽ đi về đâu? Nếu quý vị không phân loại, tất cả rác sẽ đi đến các nhà máy chôn lấp hoặc nơi đốt rác, và nếu chất thải nguy hại đi đến hai nơi này sẽ gây ô nhiễm môi trường.”

Trung Quốc tuyên bố cuộc chiến chống lại rác thải năm ngoái, với tuyên bố cấm nhập cảng rác thải nước ngoài.

Sun Yahuan nói rằng việc phân loại chất thải mang lại cho ông cảm giác mãn nguyện.

“Tôi nghĩ rằng việc này thực sự tốt và quan trọng là Thượng Hải đã bắt đầu từ việc phân loại rác. Dù rằng luật mới thực sự gây rắc rối cho người dân, nhưng tôi nghĩ mọi thứ bắt đầu từ những bước đi nhỏ bé.”

Luật tái chế mới sẽ được triển khai trên toàn quốc, theo báo cáo, luật này sẽ được thực thi tiếp theo tại thủ đô Bắc Kinh.

Share