Số người chết vì 2019-nCoV đã vượt qua số người chết vì dịch Sars năm 2003

The cruise ship World Dream docked at Kai Tak cruise terminal as passengers leave the ship after being quarantined for the coronavirus in Hong Kong.

The cruise ship World Dream docked at Kai Tak cruise terminal as passengers leave the ship after being quarantined for the coronavirus in Hong Kong. Source: AP


Sau khi bị cách ly trong 6 ngày, khoảng 3,600 hành khách và thủy thủ đoàn của tàu du lịch World Dream đã được tự do.

Tuần trước nhà chức trách Hồng Kông tuần trước quyết định cách ly chiếc tàu này vì tìm thấy 3 hành khách bị nhiễm coronavirus trước đó nên sợ có thể đã lây cho người khác trên tàu.

Nhưng bộ trưởng y tế Hồng Kông Leng Yiu-Hong cho biết mọi người đều có kết quả xét nghiệm âm tính nên có thể rời tàu.

"Tất cả thủy thủ đoàn gồm trên 1,800 người đã cho kết quả âm tính với coronavirus. Sự cách ly con tàu World Dream vậy là chấm dứt cho nên tất cả hành khách và thủy thủ đoàn nay có thể rời khỏi tàu." 

Trong khi đó một tàu du lịch khác là chiếc Diamond Princess vẫn đang trong tình trạng cách ly ở Nhật Bản.

Trong tuần trước kết quả xét nghiệm cho thấy đây là nhóm bị nhiễm coronavirus đông nhất bên ngoài Trung Quốc, hiện đã lên tới 61 người trong số 3,700 hành khách và thủy thủ đoàn.

Cả hai tàu này trước đó đều đã ghé qua Việt Nam. Tàu Diamond Princess đến Hạ Long ngày 28-1 và có cho hành khách lên bờ tham quan trong ngày. Trước đó ngày 27-1 hơn 340 khách du lịch của tàu này xuống cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) để tham quan Huế, Hội An. Còn tàu World Dream đến Nha Trang ngày 21/1 và cũng cho khách lên bờ tham quan trong một ngày lưu lại đây. 

Tại Hồ Bắc trung tâm của dịch các nhà khoa học đang ngày đêm làm việc để tìm vacxin.

Giáo sư Chen Huanchun của đại học Huazhong Agricultural University cho biết công việc có tiến triển tốt.

"Chúng tôi chủ yếu tìm xem loại thuốc chống virus hiện có nào có thể dùng được. Có 3 loại có khả năng chặn sự sinh sôi của virus trong tế bào đã được chọn để dùng trị coronavirus."

Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres lên tiếng ca ngợi các nỗ lực của Trung Quốc.

"Rõ ràng Trung Quốc đang có nổ lực rất lớn để kiểm soát dịch bệnh và ngăn chặn sự lây lan. Tôi nghĩ những nỗ lực đó thật đang kể. Đương nhiên chúng ta phải hợp tác chặc chẽ giữa các nước để kinh tế toàn cầu tiếp tục phát triển bởi vì nếu không đó sẽ là thảm họa." 

Nhưng dư luận ở Trung Quốc đang tức giận trước cái chết của một bác sĩ.

Bác sĩ Li Wenglian là người đầu tiên báo động về coronavirus nhưng công an tìm cách bịt miệng ông.

Cuối cùng ông bị nhiễm coronavirus và qua đời.

Nhiều bác sĩ và y tá ở Trung Quốc đã liều mạng tiếp tục chữa trị cho bệnh nhân.

Một bác sĩ khác ở Vũ Hán đã chia sẻ trên mạng xã hội cuộc chiến đấu chống coronavirus của ông. Dr Zhang Changsheng nói ban đầu ông không chịu tin là ông đã nhiễm virus.  

"Khi bị nhiễm virus tôi không hề hay biết mà chỉ nghĩ chắc tôi chỉ bị cảm. Tôi thấy tôi có các triệu chứng của cảm. Nhưng rồi khi tôi lên cơn sốt, tôi bắt đầu nghi ngờ chắc tôi đã nhiễm coronavirus. Thế là tôi làm xét nghiệm và kết quả là dương tính."

Nhưng bác sĩ này vẫn lạc quan và tự cách ly ở nhà trong 2 tuần trước khi quay lại bệnh viện để chữa trị cho người khác.

Các nước tiếp tục di tản công dân của họ 

Chuyến di tản thứ nhì các công dân và thường trú nhân của Úc đã đáp xuống căn cứ không quân ở Darwin hôm cuối tuần.

Trong khi hai chuyến bay của Brazil chỉ 34 người cũng đã trở về. Tướng Manoel Pafidache, của Bộ Quốc phòng Brazil cho biết mọi người vẫn khỏe nhưng sẽ được cách ly.

"Bộ Y tế của tiểu bang Goias sẽ làm xét nghiệm thêm trước khi họ được cách ly và được khám bệnh 3 lần một ngày."

Hai mươi công dân Đức đã trở về Berlin và cũng sẽ được cách ly trong hai tuần.

Trong khi đó Philippines đã di tản 30 công dân của họ ra khỏi Vũ Hán.

Tính đến nay, số người chết vì virus corona đã vượt qua số người chết vì dịch Sars năm 2003.

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết đến cuối ngày 9-2, tổng số người chết vì virus corna chủng mới ở Trung Quốc đại lục là 908 người (tăng 97 người so với hôm trước).

Nhưng chỉ có hai người duy nhất chết cho đến nay là ở bên ngoài Trung Quốc đại lục. Tổng số tử vong trên thế giới là 910 người (908 ở Trung Quốc đại lục, 1 ở Philippines, 1 ở Hong Kong).

Năm 2003, 774 người đã tử vong vì Sars (hội chứng hô hấp cấp tính nặng) ở hơn hai chục quốc gia. 


Share