Taliban muốn người ngoại quốc rút khỏi Afghanistan trước cuối tháng

People head towards a flight during an evacuation at Hamid Karzai International Airport, Kabul, Afghanistan, 24 August 2021.

People head towards a flight during an evacuation at Hamid Karzai International Airport, Kabul, Afghanistan, 24 August 2021. Source: US Marine Corps via DVIDS

Taliban vẫn đòi hỏi việc di tản người nước ngoài ra khỏi Afghanistan phải được hoàn tất vào ngày 31/8 trong khi lãnh đạo các nước G7 đã họp về tương lai của nước này dưới sự kiểm soát của Taliban.


Chỉ còn vài ngày nữa là quân đội Mỹ, những người Afghanistan đang gặp nguy hiểm và những người ngoại quốc khác phải rời khỏi Afghanistan trước thời hạn di tản cuối tháng này.

Tại một cuộc họp trên mạng của các nhà lãnh đạo G7, Anh, Pháp, Đức, Ý, Canada, Nhật Bản và Mỹ đã đồng ý về một kế hoạch đối phó với Taliban.

Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng các chiến binh Taliban phải cho phép các chuyến di tản vẫn được tiếp tục ngay cả sau ngày 31 tháng 8.

"Điều kiện số một mà chúng tôi đặt ra với tư cách của các nước trong khối G7 là họ phải đảm bảo đi đúng hướng, đến hết ngày 31 tháng 8 và hơn thế nữa, một lối đi an toàn, lối đi an toàn cho những ai muốn rời khỏi Afghanistan bây giờ."

Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố sẽ đảm bảo Afghanistan không bị sử dụng làm căn cứ địa trong tương lai cho chủ nghĩa khủng bố. Ông nói rằng các nhà lãnh đạo sẽ đánh giá hành vi của Taliban.

"Tôi đã yêu cầu Ngũ Giác Đài và Bộ Ngoại Giao lên kế hoạch dự phòng để điều chỉnh thời gian biểu nếu điều đó trở nên cần thiết. Tôi quyết tâm rằng chúng tôi sẽ hoàn thành sứ mệnh di tản. Tôi cũng lưu ý đến những rủi ro ngày càng tăng. Tôi đã từng, tôi đã được thông báo sơ lược và sự cần thiết phải tính đến những rủi ro đó. Có những thách thức thực sự và quan trọng mà chúng tôi cũng phải xem xét, nếu chúng tôi ở lại lâu hơn."

Taliban khẳng định thời hạn cuối cùng là ngày 31/8 vẫn còn nguyên. Phát ngôn nhân của Taliban, Zabihullah Mujahid đang kêu gọi người Afghanistan ở lại và giúp đỡ để tái thiết đất nước. Ông nói rằng người Afghanistan không có đường đến sân bay, nhưng công dân nước ngoài thì được.

"Một lần nữa, thật không may, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chính sách trước đây là mời người Afghanistan lên máy bay và đưa họ ra khỏi đất nước mà không rõ mục đích. Đây là điều đáng lo ngại, và về vấn đề này, chúng tôi kêu gọi người Mỹ thay đổi chính sách của họ và không khuyến khích người Afghanistan rời bỏ đất nước. Những người ưu tú của chúng tôi, như các kỹ sư và bác sĩ đã học ở đây, và đất nước cần những tài năng này, họ không nên chuyển sang các nước khác."

Liên minh châu Âu mong muốn nhà chức trách Afghanistan cho phép tất cả mọi người được phép tự do đến phi trường Kabul. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel khẳng định việc chấm dứt hoạt động quân sự không có nghĩa là thế giới ngưng thúc đẩy việc tôn trọng nhân quyền.

"Chúng ta phải quyết tâm hơn bao giờ hết. Điều này phải rõ ràng đối với các tác nhân đang cố gắng lợi dụng tình hình hiện tại. EU sẽ tiếp tục kiên quyết bảo vệ và thúc đẩy các lợi ích và giá trị của mình."

Chủ tịch Ủy Hội Châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng có một bổn phận đạo đức để giúp đỡ người dân Afghanistan.

"Tình hình thực sự là một bi kịch đối với người dân Afghanistan và đó là một trở ngại lớn đối với cộng đồng quốc tế."

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng một phản ứng thống nhất của G7 là rất quan trọng và hàng triệu euro đang được chi cho các hỗ trợ nhân đạo. Bà vạch ra lập trường của Đức về việc giúp đỡ những người phải di dời.

"Tại thời điểm này, đây không phải là một chủ đề cấp bách nhưng tôi tuyên bố Đức sẵn sàng hỗ trợ các nước láng giềng như Iran và Pakistan trong việc chăm sóc người tị nạn."

Tổng thống Biden đồng ý rằng có nghĩa vụ giúp đỡ những người tị nạn chạy trốn khỏi Afghanistan. Người đứng đầu Nhân quyền Liên hợp quốc Michelle Bachelet nói rằng Taliban đang gây áp lực để thực hiện các cam kết của mình. Bà lo lắng về các báo cáo vi phạm và cáo buộc vi phạm nhân quyền xảy ra dưới sự cai trị của Taliban.

"Để giành được quyền kiểm soát hiệu quả phần lớn đất nước, họ phải bảo đảm ở những khu vực đó luôn tôn trọng cam kết quốc tế về nhân quyền, cũng như bảo đảm cung cấp liên tục và thực sự nâng cao các dịch vụ công cộng thiết yếu mà không bị phân biệt đối xử."


Share