‘Giải thưởng duy nhất là công lý’: hai nhân vật lãnh giải Nobel Hoà bình tuyên bố

Nobel Peace Prize laureates Dr Denis Mukwege (L) and Nadia Murad watch the torchlight parade in Oslo, Norway

Nobel Peace Prize laureates Dr Denis Mukwege (L) and Nadia Murad watch the torchlight parade in Oslo, Norway Source: AAP

Hai nhân vật đồng nhận giải Nobel Hoà bình năm 2018 đã có bài diễn văn nhằm thu hút sự chú ý về vấn đề bạo hành phụ nữ và trẻ em xảy ra trên khắp thế giới.


Nadia Murad và tiến sĩ Denis Mukwege nhận giải thưởng cao quí trong một buổi lễ tại Thụy điển thế nhưng họ cho biết công cuộc tranh đấu vẫn chưa hoàn tất.

Hai nhà tranh đấu cho nhân quyền là cô Nadia Murad và Tiến sĩ Denis Mukwege cùng nhau nhận được giải Nobel Hoà bình năm 2018.

Nữ Chủ tịch Ủy ban Nobel là bà Berit Reiss Andersen cho biết, họ xứng đáng được giải.

“Cả hai nhân vật lãnh giải muốn những bất công phải bị công lý chiến đấu và thắng thế".

"Tội ác chiến tranh phải bị trừng phạt và trách nhiệm thuộc về toàn thể cộng đồng quốc tế".

"Cả hai nhân vật đều xứng đáng để nhận giải Nobel hoà bình”, Berit Reiss Andersen.

Công việc của cô Nadia Murad bắt đầu, từ khi cô bị IS bắt tại Iraq hồi năm 2014.

Cô gái 24 tuổi đã bị đánh đập, hãm hiếp tập thể, trước khi cô tìm cách trốn thoát.

Cô cho biết có hơn 6500 phụ nữ và các cô gái thuộc cộng đồng Yazidi nói tiếng Kurd, đã bị bọn IS bắt cóc và hãm hiếp, trong khi số phận của khoảng 3 ngàn phụ nữ và thiếu nữ khác không được biết đến.

Cô Murad chấp nhận giải thưởng tại buổi lễ ở Oslo, thế nhưng cô cho biết chiến dịch tranh đấu của cô về việc lạm dụng tình dục vẫn chưa kết thúc.

“Cảm ơn quí vị rất nhiều cho niềm vinh dự nầy, thế nhưng sự kiện vẫn là giải duy nhất trên thế giới có thể vãn hồi phẩm cách của chúng tôi, đó là công lý và việc truy tố các can phạm".

"Không có giải thưởng nào có thể bù đắp cho dân tộc chúng tôi và những người yêu thương của chế tài đã bị sát hại chỉ vì họ là những người Yazidi".

"Giải thưởng duy nhất có thể vãn hồi một cuộc sống bình thường giữa người dân của chúng tôi và bạn hữu là công lý và sự bảo vệ với phần còn lại của cộng đồng”, Nadia Murad.

Được biết phiến quân tự xưng nhà nước Hồi giáo IS, đã nhắm vào cộng đồng người Yazidi, khi họ chiếm được nhiều nơi ở Iraq và Syria, giết chết và bắt cóc hàng trăm người, cùng phá hủy đền thờ và làng mạc.

Liên hiệp quốc mô tả các tội ác nầy có thể xem là một vụ diệt chủng, sẽ gởi một toán nhân viên đến Iraq vào năm tới để điều tra.

Không ai từ bọn IS, bị xét xử về tội bạo hành đối với cộng đồng người Yazidi.

Cô Murad là người Iraq đầu tiên nhận được giải Nobel Hoà bình, nói rằng cô hy vọng mọi chuyện sẽ thay đổi.

“Tình trạng hiểm nguy của người dân Yazidi trong các nhà tù của IS chẳng hề thay đổi".

"Họ chẳng được rời khỏi trại, và không có gì mà bọn IS phá hủy có thể tái thiết được".

"Cho đến nay những kẻ gây ra tội ác dẫn đến vụ diệt chủng, chưa hề bị đưa ra trước ánh sáng công lý".

"Tôi không tìm kiếm thêm sự thông cảm nào, mà chỉ muốn biến các tình cảm nầy thành hành động".

"Nếu cộng đồng quốc tế quan tâm đến việc trợ giúp cho các nạn nhân của vụ diệt chủng, cộng đồng quốc tế nên cung cấp cho họ sự bảo vệ quốc tế, dưới sự giám sát của Liên hiệp quốc”, Nadia Murad.
"Làm đúng mọi chuyện không phải là khó, mà đó là một ý muốn chính trị”, Denis Mukwege.
Người thứ hai nhận được giải thưởng Nobel Hoà bình, là tiến sĩ Denis Mukwege.

Ông được vinh danh về công việc giúp đỡ các phụ nữ bị bạo hành về tình dục, tại bệnh viện mà ông sáng lập, tại nước Cộng hòa Dân chủ Congo.

Liên hiệp quốc cho biết, chỉ riêng trong năm 2017 đã có 804 trường hợp bạo hành về tình dục có liên quan đến các cuộc xung đột tại Congo, làm ảnh hưởng đến 507 phụ nữ, 265 bé gái, 30 đàn ông và 2 bé trai.

Bệnh viện Panzi của bác sĩ Mukwege, đã chữa trị hơn 50 ngàn nạn nhân do hậu quả bạo lực về tình dục trong vùng, kể từ khi bệnh viện được khánh thành năm 1999.

Bác sĩ chuyên về phụ khoa 63 tuổi, hiện tranh đấu để chấm dứt việc xử dụng việc hãm hiếp là một vũ khí chiến tranh.

Ông cũng dùng bài diễn văn nhận giải, để yêu cầu những thay đổi.

“Người dân Congo đã bị sỉ nhục, ngược đãi và tàn sát trong hơn 2 thập niên qua, với sự hay biết của cộng đồng quốc tế".

"Ngày nay nhờ vào kỹ thuật viễn thông và tin học mới, không ai còn có thể nói rằng ‘tôi không biết cả’.

"Với giải Nobel Hoà bình nầy, tôi kêu gọi thế giới hãy là một chứng nhân và thúc giục quí vị hãy chấm dứt sự khổ đau nầy, cũng như kết thúc nỗi ô nhục cho lòng nhân đạo bình thường của chúng ta".

"Người dân tại xứ sở tôi rất mong muốn hòa bình”, Denis Mukwege.

Bác sĩ Mukwege cũng kêu gọi các quốc gia, hãy chấm dứt việc chào đón các nhà lãnh đạo hay nhà ngoại giao nào, không hành động đầy đủ, để ngăn chận bạo động về tình dục tại quốc gia của họ.

“Các nước hãy chấm dứt việc trải thảm họ chào đón họ, mà thay vào đó là đặt ra một giới hạn, chống lại việc xử dụng hãm hiếp như là một vũ khí của chiến tranh".

"Giới hạn nầy sẽ bao gồm việc cấm vận kinh tế và chính trị đối với các nhà lãnh đạo và đưa họ ra tòa".

"Làm đúng mọi chuyện không phải là khó, mà đó là một ý muốn chính trị”, Denis Mukwege.

Việc chọn lựa các nhân vật nhận giải, đã nêu bật các chiến dịch chống lại những vụ bạo động về tình dục diễn ra, khi việc trao thưởng cho giải Nobel về Văn chương năm nay đã bị đình hoãn, do một vụ tai tiếng về tình dục.

Ông Jean Claude Arnault 72 tuổi, là chồng của một cựu thành viên trong Hàn Lâm Viện Thụy điển, bị tìm thấy có hai tội danh về hãm hiếp hồi đầu tháng nầy.

Ông nầy bị tù 2 năm rưỡi và 8 thành viên khác trong Hàn Lâm Viện, hoặc từ chức hoặc tách biệt với tổ chức, sau vụ tai tiếng nói trên.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share