Thẻ trợ cấp xã hội không dùng tiền mặt được gia hạn 2 năm nữa

cashless card

The controversial welfare card Source: SBS

Kế hoạch trợ cấp xã hội không dùng tiền mặt bị nhiều tranh cãi của chính phủ liên bang sẽ kéo dài việc thử nghiệm thêm 2 năm, sau khi cố gắng nhằm biến chương trình nầy trở thành thường trực bị thất bại. Cuộc tranh luận đầy xúc động diễn ra vào đầu giờ của cuộc họp Quốc Hội, trong đó chính phủ thay đổi vào phút chót về dự luật về vấn đề nói trên.


Người mẹ có 4 con, bà Sylvia Asusaar là một trong số 1200 người trong cộng đồng, hiện hưởng trợ cấp xã hội theo cách sử dụng thẻ mà không dùng đến tiền mặt, được gọi là cashless debit card.

Bà cho biết bà cảm thấy xấu hổ.

“Nay tôi phải hỏi nhiều chuyện: như hóa đơn đó có được trả không? Vụ chuyển tiền nầy có bị từ chối hay không?".

"Cửa hàng nầy có tham gia chương trình hay không? Tôi sẽ phải nín lặng trước quày tính tiền phải không?.

"Nó hạ thấp phẩm giá con người và quí vị cảm thấy mình như một đứa trẻ”, Sylvia Asusaar.

Số phận của bà Sylvia cũng như nhiều người khác, là phải đương đầu với những điều khó chịu liên quan đến đến chiếc thẻ, cũng như phải dựa vào vai của những thượng nghị sĩ để biết quyết định của họ, trong buổi họp trễ đến khuya của Thượng Viện.

Thượng nghị sĩ độc lập là ông Rex Patrick đã có một quyết định quan trọng, lá phiếu của ông quyết định là liệu hệ thống nầy vẫn được giữ nguyên hay bị hủy bỏ.

"Tôi sẽ không ủng hộ dự luật nầy", Rex Patrick.

Cuối cùng, việc quyết định của ông là không ủng hộ dự luật của chính phủ, trong việc biến kế hoạch dùng thẻ khi nhận trợ cấp xã hội, trở thành thường trực.

“Đó là một quyết định diễn ra ở giờ phút cuối, tôi đã mất ngủ trong vài tuần lễ vừa qua, vì đó là một quyết định hết sức khó khăn”, Rex Patrick.

Theo chương trình nầy, trợ cấp xã hội của người nhận lãnh qua chiếc thẻ, sẽ bị giữ lại đến 80 phần trăm số tiền và người nhận trợ cấp không thể dùng thẻ để mua rượu, đánh bạc hay rút tiền mặt.

Có 4 thí điểm tại Tây Úc, Nam Úc và Queensland.

Với nỗi xúc động dâng trào, Thượng nghị sĩ độc lập Jacquie Lambie khóc nức nở trong vui mừng, khi Thượng Viện bác bỏ cố gắng của chính phủ, để biến chương trình nầy thành thường trực.

”Vì vậy đối với tôi, khi nghĩ rằng chính phủ sẽ tạo ra sự khác biệt sau 5 năm thử nghiệm, thì nay tôi không còn tin tưởng ở chính phủ chút nào hết”, Jacquie Lambie.

Những người chống đối dự luật, trong đó có thượng nghị sĩ đảng Xanh Rachel Siewert tranh luận rằng, chương trình nầy thật tàn ác và nhắm rõ ràng vào người Thổ Dân Úc.

“Thẻ nầy hết sức ác độc, phân biệt và có đường lối như gia trưởng”.

Một thượng nghị sĩ đảng Xanh khác là bà Lidia Thorpe, chính bà cũng là một người Thổ Dân nói rằng, thẻ nầy hạ thấp phẩm giá con người.

"Việc quản lý lợi tức của người ta là độc đoán và một lần nữa mang đầu óc của những kẻ thuộc địa, nó cũng hạ thấp chúng tôi nữa”, Lidia Thorpe.
“Nếu quí vị tiếp tục nhận lãnh trợ cấp trong hệ thống xã hội, quí vị sẽ mất quyền hạn của mình, do quí vị có trách nhiệm với người thọ thuế trên đất nước nầy”, Pauline Hanson.
Còn thượng nghị sĩ Lao động là bà Penny Wong và Malarndini McCathy cũng phản đối kế hoạch dùng thẻ nói trên.

“Dự luật nầy là sai lầm, bất công, kỳ thị và không hợp với tư cách của người Úc”, Malardini McCathy.

Thế nhưng Tổng Trưởng về Dịch vụ Xã hội, bà Anne Ruston nói rằng, việc nầy là để giảm bớt các tổn hại về mặt xã hội.

“Thẻ nầy áp dụng đồng đều cho những người nhận trợ cấp xã hội tại các địa điểm, cũng có thể hỗ trợ cho những người trong gia đình và cộng đồng, với mức độ xã hội cao hơn”, Anne Rushton.

Còn lãnh đạo đảng One Nation là bà Pauline Hanson đồng ý với dự luật và tuyên bố trước Thượng Viện rằng, những người nhận trợ cấp xã hội có trách nhiệm đối với những người thọ thuế.

“Nếu quí vị tiếp tục nhận lãnh trợ cấp trong hệ thống xã hội, quí vị sẽ mất quyền hạn của mình, do quí vị có trách nhiệm với người thọ thuế trên đất nước nầy”, Pauline Hanson.

Trong khi chính phủ thất bại trong cố gắng nhằm đưa ra đạo luật để hệ thống nầy trở nên thường trực, thì vào phút chót với liên minh các thượng nghị sĩ độc lập quyết định là chỉ gia hạn chương trình thêm 2 năm nữa mà thôi.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share