Thủ tướng bênh vực phản ứng của chính phủ trong cuộc khủng hoảng cháy rừng

A home destroyed by bushfires outside Woodside in Adelaide

A home destroyed by bushfires outside Woodside in Adelaide Source: AAP

Thủ tướng Scott Morrison bênh vực cho phản ứng của chính phủ về cuộc khủng hoảng cháy rừng giữa lúc có nhiều kêu gọi của người dân Úc là chính phủ phải hành động nhiều hơn nữa. Ông hiểu rõ rằng thay đổi khí hậu có thể ảnh hưởng đến tích chất nghiêm trọng của nạn cháy rừng, thế nhưng ông tin rằng việc ngưng khai thác than đá, hay đề ra các mục tiêu chặt chẽ hơn về thải khí, sẽ không có tác dụng cho tình trạng nóng ấm toàn cầu.


Trong một bài viết trên nhật báo Daily Telegraph, Thủ tướng ca ngợi nỗ lực cứu hỏa và dịch vụ khẩn cấp của tiểu bang và liên bang trong việc chống lại các trận cháy rừng.

Ông cũng nhấn mạnh rằng, một số yếu tố then chốt góp phần trong nạn cháy rừng là việc quản lý đất đai không tốt và chính sách giảm bớt nguy hiểm về cháy rừng, sẽ được điều tra một khi mùa cháy rừng chấm dứt.

Ông xin lỗi về chuyện vắng mặt, khi bí mật ra khỏi nước Úc hồi tuần qua để nghỉ hè với gia đình tại Hawaii và nói rằng, việc đi nghỉ mát giữa lúc xảy ra các trận cháy rừng nguy hiểm như vậy, có thể không phải là một quyết định đúng đắn và hợp thời.

Trong khi đó, ông Morrison cũng kết luận rằng cần có hành động thực tế, để đáp ứng với tình trạng khí hậu thay đổi ở mọi cấp độ, tuy nhiên nay không phải là lúc để nghĩ đến thay đổi khí hậu, khi có quá nhiều người gặp nguy hiểm về ngọn lửa.

“Nay là lúc chúng ta nên quan tâm lẫn nhau, chứ không phải là lúc chia rẽ, không phải là lúc tranh luận, cũng không phải là thời gian để gấu ó giữa hai đảng và chẳng phải là dịp để lấy điểm".

"Nay là lúc hỗ trợ những người đang thi hành công tác hết sức quan trọng, giúp họ có đủ không gian và thời gian cùng những hỗ trợ cần đến".

"Mọi người dân Úc, chúng ta cùng nhau đồng lòng hiệp sức, chuyện tranh cãi không phải là lúc nầy”, Scott Morrison.

Thế nhưng Thủ tướng chống lại những lời kêu gọi chấm dứt việc xuất cảng than đá và đề ra một mục tiêu thải khí, khi ông cảnh cáo rằng những việc như vậy không có hiệu quả thực tế, về tình trạng nóng ấm toàn cầu và có thể đe dọa công ăn việc làm của người dân Úc.

Nói chuyện trong chương trình Sunrise, ông Morrison cho biết không cần thiết để có một phản ứng nửa vời, về vấn đề chính sách thay đổi khí hậu.

“Tôi chẳng bao giờ hốt hoảng và tôi không nghĩ thái độ nầy giúp ích gì cho trong việc quản lý mọi chuyện".

"Thái độ hoảng hốt chỉ thấy ở một số người vì động cơ chính trị để theo đuổi một kế hoạch đặc biệt, vốn là những chuyện tôi không hề bị cảm thấy đe dọa hay bị đánh lạc hướng".

"Tôi đã cam kết với mọi người dân Úc rằng sẽ có hành động về thay đổi khí hậu và tôi sẽ đáp ứng các cam kết đó”, Scott Morrison.
"Nếu có 76 trong số 151 người trong một căn phòng tại Canberra có thể thay đổi khí hậu, thì tôi sẽ trở lại Quốc hội ngay vào ngày mai. Chúng ta sẽ tạo ra mưa và sửa chữa chuyện rắc rối nầy”, Barnaby Joyce.
Trong khi đó, vào hôm qua lãnh tụ đối lập Lao động Anthony Albanese nói rằng, chính phủ hiện làm ngơ trước quan ngại của người dân Úc, bằng cách chẳng có hành động nào về biện pháp, chống lại tình trạng thay đổi khí hậu cả.

“Người dân Úc rất muốn có các hành động đối với tình trạng khí hậu thay đổi, không ai nghi ngờ gì khi khí hậu đang thay đổi".

"Thế nhưng nếu người ta tin rằng, có một đạo luật duy nhất nào có thể thay đổi chuyện nầy được, thì họ rất sai lầm”, Anthony Albanese.

Còn Thượng nghị sĩ Banaby Joyce cho chương trình Sunrise biết rằng, không còn ai nghi ngờ gì khi khí hậu đang thay đổi, thế nhưng nếu mọi người tin rằng chỉ với một đạo luật đơn giản là có thể đảo ngược tình thế, thì họ rất sai lầm.

“Chúng ta là một phần của tiến trình toàn cầu, thế nhưng nếu quí vị nghĩ có thể làm điều đó tự mình, cũng như quốc gia nầy sẽ thay đổi khí hậu hơn những người khác, thì quí vị chỉ tạo thêm áp lực lên mọi người mà thôi".

"Nay chúng ta chỉ làm một ít, thế nhưng chúng ta chẳng thể bắt đầu một việc duy nhất ảnh hưởng những gì Trung quốc đã làm, cũng như những ảnh hưởng mà Ấn độ đang làm, hoặc thay đổi khí hậu với chính họ",

"Nếu có 76 trong số 151 người trong một căn phòng tại Canberra có thể thay đổi khí hậu, thì tôi sẽ trở lại Quốc hội ngay vào ngày mai. Chúng ta sẽ tạo ra mưa và sửa chữa chuyện rắc rối nầy”, Barnaby Joyce.

Trong khi đó, cô bé tranh đấu cho tình trạng khí hậu thay đổi là Greta Thunberg, tỏ ra cân nhắc về chính sách đối phó với cháy rừng của nước Úc.

Chie sẻ một cuốn bâng video về vụ cháy rừng lớn lao tại Grospers Mountain, cô bày tỏ là không thể tin tưởng được rằng, những vụ cháy rừng gây thảm cảnh như vậy, lại không mang lại chuyện thay đổi chính trị tại Úc.

Cô cho biết, rõ ràng là cuộc khủng hoảng khí hậu có liên quan đến các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và những thảm hoạ thiên nhiên, cũng như nay là lúc nhìn nhận mối tương quan nhân quả của chuyện nói trên.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share