Tổng thống Trump vẫn tiếp tục bỏ qua các chuẩn mực chính trị

2020 mail-in US election ballot

2020 mail-in US election ballot Source: Getty

Kết quả bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ chỉ còn vài ngày nữa là được chính thức chứng nhận có lợi cho Joe Biden (ngày 14 tháng 12 ở Hoa Kỳ). Mặc dù vậy, Donald Trump không chịu nhượng bộ. Trong lịch sử bầu cử Hoa Kỳ, đây là lần đầu tiên từ hơn một thể kỷ nay người thất cử không có bài phát biểu chấp nhận thua cuộc.


Ngay từ ngày đầu, Tổng thống Donald Trump đã bất chấp các chuẩn mực chính trị (political norms).

Và điều này sẽ tiếp diễn cho đến khi ông kết thúc nhiệm kỳ của mình ở Phủ Tổng Thống.

"Đây là sự gian lận đối với công chúng Mỹ ... chúng tôi đã chuẩn bị sẳn sàng cho thắng cử, và thực ra mà nói chúng tôi đã thắng trong cuộc bầu cử này."

Trong hơn 120 năm, những ứng cử viên tổng thống thất cử luôn có bài phát biểu thừa nhận thất bại.

Truyền thống này có từ năm 1896 bắt đầu bởi ứng cử viên Dân Chủ William Jennings Bryan như một phép lịch sự đơn giản dành cho đối thủ cộng hòa William McKinley của ông.

Ông viết trong một bức điện, "Thượng nghị sĩ Jones vừa thông báo cho tôi rằng kết quả đưa ra cho thấy sự đắc cử của ông, và tôi lập tức gửi lời chúc mừng. Chúng tôi đã gửi lời thừa nhận này tới cho người dân Mỹ rằng ý muốn của họ là luật."

Kể từ đó trở về sau, đã có 32 bài phát biểu về thừa nhận thất cử đánh dấu sự kết thúc của các cuộc tranh cử mà kết quả thường là sít sao và luôn gay cấn.

Chẳng hạn như bài phát biểu của Richard Nixon, sau khi ông thua John F Kennedy năm 1960

"Một trong những đặc điểm tuyệt vời của nước Mỹ là chúng tôi có các cuộc tranh cử chính trị mà họ đã chiến đấu hết sức mình, như cuộc tranh cử này nó đã diễn ra rất gay go và một khi kết quả được đưa ra, chúng tôi đoàn kết đứng sau người đàn ông được bầu. "

Mỗi bài phát biểu đều tuân theo một khuôn mẫu rõ ràng:

Bắt đầu là tuyên bố thất bại, ví dụ như trong bài phát biểu của Jimmy Carter khi ông thua Ronald Reagan vào năm 1980:

"Người dân Hoa Kỳ đã lựa chọn và dĩ nhiên tôi chấp nhận quyết định đó. "

Tiếp đến là lời kêu gọi đoàn kết, như trong bài phát biểu lịch thiệp của John McCain năm 2008 khi thua Barack Obam:

"Tôi kêu gọi tất cả những người Mỹ đã ủng hộ tôi hãy cùng tôi không chỉ chúc mừng ông ấy mà còn dành cho vị tổng thống tiếp theo của chúng ta thiện chí và nỗ lực chân thành để đến với nhau. "

Kế đến là tôn vinh nền dân chủ, như năm 1992 khi George HW Bush bàn giao tòa Bạch Ốc cho Bill Clinton

"Người dân đã lên tiếng và chúng tôi tôn trọng sự uy nghiêm của hệ thống dân chủ. Tôi vừa gọi điện cho Thống đốc Clinton ở Little Rock và gửi lời chúc mừng. "

Và cuối cùng, lời thề tiếp tục chiến đấu - được Barry Goldwater thể hiện khi nhượng bộ Lyndon Johnson vào năm 1964.

"Vai trò của đảng Cộng hòa sẽ vẫn ở mức độ đó nhưng đồng thời nó vẫn là một đảng đối lập, khi cần phải lên tiếng. "

Trong lịch sử có lẽ thất bại kịch tính nhất là vào năm 2000 khi Al Gore hai lần tuyên bố thât cử trước George W Bush sau một kết quả sít sao nghẹt thở.

"Tối nay vì lợi ích đoàn kết của toàn dân và sức mạnh của nền dân chủ của chúng ta, tôi xin nhượng bộ. "

Mặc dù không có yêu cầu hợp pháp hoặc hiến pháp cho một bài phát biểu nhượng bộ, nhưng nó cho phép việc chuyển giao quyền lực được diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ - điều mà Hillary Clinton đã thừa nhận trong thất bại trước Donald Trump vào năm 2016.

"Nền dân chủ hợp hiến của chúng ta tôn trọng việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình và chúng ta không chỉ tôn trọng điều đó mà chúng ta còn trân trọng nó. "

Các nhà phân tích chính trị đồng ý rằng khi Hoa Kỳ ngày càng chia rẽ, một bài phát biểu nhượng bộ công khai quan trọng hơn bao giờ hết như một sự chấp nhận thua cuộc - đối với ứng cử viên cũng như thông điệp tới những người ủng hộ họ và để bảo đảm một nền dân chủ lành mạnh.

Stephen Loosley, giảng viên thỉnh giảng cấp cao tại trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ nói rằng đó là điều cơ bản để của việc chuyển giao quyền lực diễn ra một cách hợp pháp và êm ái.

"Một trong những cử chỉ tuyệt vời trong nền chính trị dân chủ phương Tây, và đặc biệt là ở Hoa Kỳ, là bài phát biểu nhượng bộ. Bài phát biểu thừa nhận thất cử cũng là một cách hợp thức hóa kết quả và công nhận cả tổng thống sắp tới. "

Aditi Juneja là luật sư của Tổ chức Bảo vệ Dân chủ Protect Democracy, một trung tâm chính sách phi đảng phái ở Hoa Kỳ nói rằng việc Tổng thống Trump không thừa nhận thất bại do cái tôi quá lớn của ông đã bị tổn thương năng nề.

"Nó thực sự có tác động tiếp tục chia rẽ đất nước và tiếp tục tạo ra sự nhầm lẫn và thông tin sai lệch trong người ủng hộ Donald Trump. "

Cuối cùng, dù có hay không có bài phát biểu nhượng bộ, thì điều đó cũng sẽ không ngăn Joe Biden chính thức lên nắm quyền vào ngày 20 tháng 1 - tuy nhiên chắc chắn rằng ông Biden sẽ có không ít khó khăn ở trước mắt.

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

 


Share