Trung Quốc áp thuế 80% lúa mì của Úc, cáo buộc Úc phá giá

罗伊研究所的一项调查显示,受访者对中国的信任度已下降至23%

罗伊研究所的一项调查显示,受访者对中国的信任度已下降至23%。 Source: Getty

Việc Trung Quốc đe dọa áp đặt thuế quan đối với sản phẩm lúa mạch nhập cảng của Úc đang làm gia tăng căng thẳng ngoại giao giữa hai nước. Chính phủ liên bang nói rằng động thái không chính đáng này gây ra các quan ngại sâu sắc.


Đây là thời điểm khởi đầu mùa gieo hạt của nông dân trồng lúa mạch trên khắp nước Úc.

Nông dân Chris Heinjus cho biết sau nhiều tháng chống chọi với hạn hán, điều kiện thời tiết năm nay hứa hẹn một mùa bội thu.

Thế nhưng những tin tức mới đang làm xáo trộn ngành ngũ cốc Úc.

Chính phủ Trung Quốc đã đe dọa sẽ áp thuế lên tới 80% đối với lúa mạch Úc.

Ông Heinjus nói rằng quyết định này có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của ngành nông nghiệp.

"Rõ ràng một cú sốc như thế này gây ra lo lắng cho chúng tôi, đặc biệt là về giá cả. Liệu nông dân sẽ nhận được gì cho sản phẩm và công sức lao động của mình trong sáu tháng tới vào tháng 11?”.

Thông báo này đưa ra sau cuộc điều tra kéo dài 18 tháng của Trung Quốc về tuyên bố rằng Úc “bán tống bán tháo” lúa mạch vào Trung Quốc.

Trung Quốc cáo buộc các nhà cung cấp Úc xuất cảng lúa mạch với giá thấp hơn so với giá tại thị trường nội địa, gây tác động đến các nhà sản xuất Trung Quốc địa phương.

Chính phủ Trung Quốc nói rằng Úc có 10 ngày để đưa ra lời giải thích, nhưng Bộ trưởng thương mại Simon Birmingham phát biểu với Sky News rằng những lời buộc tội của Trung Quốc là không có cơ sở.
Việc cáo buộc rằng nông dân trồng lúa mạch của Úc đã bán sản phẩm của họ dưới giá thành sản xuất ở thị trường Trung Quốc hoặc bất kỳ thị trường nào khác, là không có cơ sở, không có bằng chứng rõ ràng.
"Đó là lý do tại sao chúng tôi nghĩ rằng trường hợp này, vốn đã tồn tại quá lâu, nên bị phản bác lại."

Khoảng một nửa lượng xuất khẩu lúa mạch của Úc được gửi đến Trung Quốc và 88% trong số đó được sản xuất ở Tây Úc.

Đây là một giao dịch thường niên ước tính trị giá khoảng 1,5 tỷ đô la. Đợt hạn hán năm ngoái đã làm tê liệt các điều kiện phát triển, khiến con số đó giảm xuống dưới một nửa - khoảng 600 triệu đô la.
Giám đốc điều hành của Grain Growers David McKeon nói rằng ông hy vọng giao thương với Trung Quốc sẽ được tiếp tục.

"Trung Quốc là đối tác thương mại thực sự quan trọng đối với ngành lúa mạch của chúng tôi trong nhiều năm và chúng tôi rất muốn tiếp tục mối quan hệ. Chúng ta cần tập trung vào vài tuần tới để bảo đảm chúng ta có thể hợp tác với thái độ tôn trọng chính phủ Trung trong lúc họ thảo ra quyết định này”.

Quan hệ bang giao giữa Úc và Trung Quốc đã bị ảnh hưởng trong những tuần gần đây, sau lời kêu gọi của Thủ tướng Scott Morrison về việc thực hiện một cuộc điều tra quốc tế nguồn gốc của COVID-19.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra hồi tháng trước đã cảnh báo về các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu thủ tướng Úc tiếp tục thúc đẩy cuộc điều tra.

Ông Morrison vẫn giữ thái độ ngoại giao.

"Tôi nghĩ rằng chúng ta phải cẩn thận để không vạch ra một lằn ranh về việc này. Chúng tôi mong đợi và hy vọng rằng vấn đề này sẽ được giải quyết dựa trên giá trị của nó".
Đó là vấn đề chống bán phá giá từ quan điểm của Trung Quốc, họ chắc chắn không nên liên hệ chuyện này đến bất kỳ vấn đề nào khác.
"Tôi sẽ vô cùng thất vọng nếu họ làm vậy", ông Morisson nói.

Mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” của Úc và Trung Quốc thậm chí đã thu hút sự chú ý của các nhà lãnh đạo ở Hoa Kỳ.

Một nhóm các thành viên quốc hội đã gửi thư ngỏ tới đại sứ Úc tại Washington, mô tả các mối đe dọa của Trung Quốc là 'đáng lo ngại sâu sắc'.

Thư ngỏ đã viết: 'Bất kể Trung Quốc gây ra áp lực bên ngoài hay sự ép buộc nào, Hoa Kỳ sẽ luôn ủng hộ Úc”.

Chính phủ nói rằng nếu vấn đề không được giải quyết theo thời hạn, Úc có thể đưa vấn đề này đến Tổ chức Thương mại Thế giới.

Share