Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản "không đủ tài đức" để được đặt tên đường!

Cụ Phan Thanh Giản (trái) và Cụ Trương Vĩnh Ký (phải)

Cụ Phan Thanh Giản (trái) và Cụ Trương Vĩnh Ký (phải) Source: PTGĐTĐ/petruskyaus

Là văn bản mới ra ngày 5/01/2022 của Ban Tuyên Giáo lệnh cho các tỉnh thành không được lấy tên hai vị đại học giả Nam Kỳ đặt tên đường hay các công trình công cộng. Lý do 'chỉ đặt tên: "danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc"'. Các cựu học sinh trường Petrus Ký Sài Gòn và Phan Thanh Giản Cần Thơ hiện là các nhà khoa học và học giả uy tín tại Úc nói gì về điều này?


Văn bản mới ra vào đầu năm nay (5/01/2022) của Ban Tuyên Giáo lệnh cho các tỉnh thành không được lấy tên hai cụTrương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản đặt tên đường hay các công trình công cộng. Lý do 'chỉ đặt tên: "danh nhân đó phải là người nổi tiếng, có đức có tài, có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc"'.
Văn bản Tuyên Giáo cấm lấy tên Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản đặt tên đường và các công trình công cộng
Văn bản Tuyên Giáo ra ngày 5/01/2022 yêu cầu các tỉnh thành không lấy tên Trương Vĩnh Ký và Phan Thanh Giản đặt tên đường và các công trình công cộng. Source: Sachhiem/VOA
Cụ Phan Thanh Giản là người nổi tiếng thanh liêm từng giữ chức vụ Hiệp biện Đại học sĩ, đó là chức quan hàm tùng nhất phẩm, trên thượng thư một bậc. Cụ là Tổng tài phụ trách việc biên soạn bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, là bộ Quốc sử đồ sộ, lớn nhất thời Nguyễn gồm 53 quyển.

Ông Trương Vĩnh Ký được biết nhiều về thông minh xuất chúng và giỏi nhiều ngôn ngữ. Tuy nhiên cũng cần nói thêm rằng nếu người Việt mang ơn ông Alexandre de Rhodes trong việc sáng tạo ra chữ quốc ngữ cho người Việt thì người giúp đưa chữ quốc ngữ đi tới đại đồng công chúng phải kể đến công lao của ông Trương Vĩnh Ký trong vai trò chủ bút Gia Định Báo - một trong những tờ báo chữ quốc ngữ đầu tiên của người Việt, và giám đốc trường Sư Phạm (École normale) là trường Sư Phạm đầu tiên ở Việt Nam đào tạo các thầy cô giáo để dạy chữ quốc chữ cho thế hệ trẻ người Việt Nam.

Với những vai trò và đóng góp đó của hai vị tiền nhân đã không xứng bằng với vô số những nhân vật mà chính quyền Cộng Sản đặt tên đường, trường, thành thị và các công trình công cộng.

Văn bản mới ra vào đầu năm nay (5/01/2022) của Ban Tuyên Giáo đã khẳng định điều đó.

Vì sao đến giờ vẫn còn có loại văn bản này?
Professor Thanh Tran (left) and Dr Huynh Long Van
Professor Thanh Tran (left) and Dr Huynh Long Van (right) Source: SBS/UNSW
Trong cuộc trò chuyện với Mai Hoa, Giáo sư Trần Thạnh từ trường đại học New South Wales (UNSW) - cựu học sinh Petrus Ký Sài Gòn, nói rằng không chỉ Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký - hai vị đại trí thức của Nam Kỳ bị chính quyền Cộng Sản Việt Nam hạ bệ mà công lao mở mang bờ cõi của Nhà Nguyễn cũng bị Cộng sản chối bỏ.

Tiến Sĩ Huỳnh Long Vân thuộc Nhóm Nghiên cứu Văn hóa Đồng Nai Cửu Long Úc Châu - nguyên là Nhà khoa học của CSIRO Úc Châu - cựu học sinh trường Trung học Phan Thanh Giản Cần Thơ trích lại câu thơ mà ông Hồ Chí Minh tự ví mình ngang với các vị Vua Hùng "Bác dựng nước, tôi giữ nước" để trả lời cho câu hỏi phải chăng lịch sử quốc gia và dân tộc Việt Nam là lịch sử được viết bởi người Cộng Sản cho Cộng sản?

Mời vào phần audio để nghe toàn bộ nội dung

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share