Nhật tưởng nhớ 7 năm xảy ra động đất và sóng thần Fukushima bằng tiếng đàn violin

A security guard closes a street in the still heavily restricted Fukushima area

A security guard closes a street in the still heavily restricted Fukushima area on 09 March 2018. Source: AAP

Nhật Bản tưởng nhớ các nạn nhân của đợt sóng thần ập đến vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 bằng tiếng nhạc phát ra từ một chiếc đàn violin làm bằng gỗ sót lại sau trận thiên tai đó.Năm nay chiếc đàn đặc biệt này sẽ được trình diễn tại Úc.


Ngày 11/3/2011, trận động đất 9 độ Richter và những đợt sóng thần có chiều cao đến 10 mét tàn phá một vùng rộng lớn ở đông bắc Nhật Bản, cướp đi gần 20.000 sinh mạng.

Chưa hết các đợt sóng thần đã phá hũy hệ thống làm nguội của lò phản ứng nguyên tử Fukushima của Nhật và đó đã trở thành tai nạn hạt nhân tệ hại thứ nhì trong lịch sử thế giới.

Nhà tâm lý học chuyên về âm nhạc trị liệu, giáo sư Bill Thompson, của Đại học Macquarie nói rằng âm nhạc có thể giúp nhiều người hồi phục sau những thảm họa.

"Chiếc đàn violin này là một biểu tượng mạnh mẽ, giúp con người lấy lại sự kiểm soát sau thảm họa. Việc làm chiếc đàn violin bằng cách này thật tuyệt vời, nó là biểu tượng của sự gắn kết trong xã hội."

"Nó là biểu tượng của văn hóa, một văn hóa đã bị làm gián đoạn và tổn thương sau trận sóng thần."

"Cả thế giới đã chứng kiến sức hủy diệt của đợt sóng thần đó và tiếng đàn violin đã giúp kết nối những tình cảm thế giới giành cho các nạn nhân," Giáo sư Thompson nói.

Công việc tái thiết vẫn đang được tiếp tục tại một số nơi bị tàn phá nặng nề nhất.

Người ta đã phải chở hàng triệu tấn đất để nâng nền nhà trong trung tâm thành phố Rikuzentakata.

Chiếc đàn đặc biệt có vẽ hình của cây thông biểu tượng phía sau này đã được chuyền tay nhau để biểu diễn trên khắp nước Nhật.

Lần đầu tiên là tại buổi lễ tưởng niệm đầu tiên tại Rikuzen-takata cách đây 6 năm. Người đầu tiên được chọn để chơi chiếc đàn sóng thần là Ivry Gitlis, một nghệ sĩ violin người Do Thái và là một đại sứ của NESCO.

Giảng viên môn Nhật học, Tiến sĩ Jun Ohashi của Đại học Macquarie nói sự hiện diện của chiếc đàn sóng thần ở Úc mang một ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh bang giao vốn đã gần gũi giữa hai quốc gia.

"Bà Julia Gillard, cựu thủ tướng Úc là nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên viếng thăm khu vực bị ảnh hưởng bởi sóng thần. Nước Úc cũng đã nhanh chóng gởi đồ cứu trợ và chuyên viên sang Nhật để giúp."

"Vì vậy đây là một buổi hòa nhạc biểu tượng. Chúng tôi muốn bày tỏ lòng tri ân với Úc và mong rằng mối bang giao giữa hai nước luôn bền chặt."

Buổi hòa nhạc đặc biệt với chiếc violin sóng thần sẽ diễn ra vào thứ sáu này 16/3 tại Melba Hall của Đại học Melbounre.


Share