Tưởng nhớ những người đã hy sinh trong cuộc tổng tấn công D-Day

Canadian veterans gather for D-Day commemoration.

Canadian veterans have gathered in Normandy for D-Day commemorations. Source: AAP

Ngày mai đánh dấu 75 năm ngày quân đội đồng minh đổ bộ lên Normandy của Pháp trong Đệ Nhị Thế Chiến, ngày 6 tháng 6 năm 1944.


Vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 quân đồng minh bắt đầu chiến dịch đổ bộ lớn nhất trong đệ nhị thế chiến, với nhiệm vụ giải phóng Pháp đang nằm trong tay Phát xít Đức.

Cuộc tổng tấn công gọi là Operation Overlord, còn được biết đến với cái tên D-Day bao gồm 150 ngàn binh sĩ phần lớn của Hoa Kỳ, Anh Quốc và Canada.

Trên thực thế trận chiến này còn có sự tham gia của binh sĩ Úc, New Zealand, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Hy Lạp, Hòa Lan, Na  Uy, Ba Lan và Tiệp Khắc.

Đầu tiên lính nhảy dù của Anh và Mỹ nhảy xuống Normandy, theo sau là các chiến hạm đổ quân lên bờ biển của Pháp.

Ông Richard Llewellyn là thủy thủ của Anh lúc đó mới 18 tuổi nhớ lại âm thanh từ các trận đụng độ trên biển và trên bộ thật là khủng khiếp.

"Chúng tôi khai hỏa 2 giờ trước khi đổ bộ vào khoảng 5giờ15 sáng. Ngay lúc đó súng trên các tàu chiến cũng bắt đầu gầm thét, tất cả nhắm vào các mục tiêu dọc theo bờ biển, rồi đâu khoảng 900 chiến đấu cơ bắt đầu thả bom xuống. Âm thanh lúc đó thật là khủng khiếp."

Cuộc tổng tấn công D-Day được hoạch định trong một năm với quân đồng minh họp kín và luyện tập cho cuộc đổ bộ.

Theo kế hoạch quân đồng minh đánh chiếm 5 bãi biển là Gold, Juno, Sword, Utah và Omaha trước khi tiến sâu vô đất liền.

Quân đồng minh đã thành công nhưng con số thương vong rất cao. Cựu quân y Mỹ, Charles Shay, lúc đó có 19 tuổi nhớ lại khi ông đặt chân lên bờ ông đã nhìn thấy hàng trăm xác chết của đồng đội, trong đó có những người bạn của ông.

"Nhìn thấy quá nhiều người chết và bị thương. Khi tôi lên bờ tôi đã phải ngồi xuống định thần để xua những hình ảnh đó ra khỏi đầu nếu không tôi không thể làm việc được. Tôi đã phải tập trung để không bị chia trí và bắt tay vào nhiệm vụ tôi đã được đào tạo là cứu người bị thương.”

Trước đó Adolf Hitler và các đạo quân của ông đã chiếm đóng hầu hết Âu Châu. Hitler hy vọng có thể cầm chân được quân đồng minh ở duyên hải trong khi các lực lượng của Đức đánh bại quân Sô Việt ở miền Đông.

Sử gia của Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Úc, tiến sĩ Lachlan Grant quân đồng minh đã nhìn ra ý đồ của Hitler nên phải bằng mọi cách lấy lại Pháp và trung Âu.  

"Bằng qua qua eo biển Manche ngắn nhất là từ Calais, xa lên phía bắc một tí, nhưng quân Đức đã chờ sẵn ở đó. Vì vậy quân đồng minh chọn Normandy để gọi là tạo bất ngờ. Một lý do khác để chọn Normandy là các bãi biển ở đó đủ rộng để đổ bộ các chiến xa, và nằm trong tầm hoạt động của máy bay Anh và Mỹ."

Cuộc tổng tấn công D-Day đã kết thúc sự chiếm đóng của Đức Quốc Xã tại Pháp, và trong những tháng sau đó nhiều nước khác cũng được giải phóng. 

"Nếu như không có D-Day người dân ở Tây Âu sẽ phải tiếp tục sống dưới bàn tay của Nazi và tất cả những kinh hoàng chế độ đó mang lại, như là Holocaust. Vì vậy những gì quân đồng minh hy sinh để bảo vệ là vô cùng quan trọng, đó là những quyền tự do dân chủ mà chúng ta hưởng ngày nay," Tiến sĩ Grant nói.

Sự thành công của D-Day cuối cùng dẫn đến sự kết thúc của Đệ Nhị Thế Chiến ở Âu Châu vào ngày 14 tháng 8 năm 1945.

Cái giả phải trả là sinh mạng của 10 ngàn quân đồng minh và từ 4 đến 9 ngàn quân Đức.

Cựu chiến binh Anh, ông Richard Thomas Petzer, năm nay 96 tuổi, nói đó là những sự hy sinh xứng đáng.

"Tôi mất hai người bạn, họ chết ngay bên cạnh tôi, nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc vì một lý do đơn giản là tôi hy sinh tuổi trẻ của tôi để tuổi trẻ ngày nay có thể sống trong hòa bình."


Share