Úc bị chỉ trích vì không cam kết bất kỳ mục tiêu khí hậu nào

The White-House organised summit was convened to encourage countries to step up the global response to climate change.

The White-House organised summit was convened to encourage countries to step up the global response to climate change. Source: AAP

Vào Ngày Trái đất 22/4, hầu hết các quốc gia không đề xuất các mục tiêu phát thải mới tại cuộc họp thượng đỉnh qua mạng kéo dài hai ngày, các nhà lãnh đạo muốn giảm thiểu nhiệt độ địa cầu xuống 1,5 độ C so với mức tiền công nghiệp.


Một thỏa thuận Xanh của Châu Âu nhằm mục đích làm cho Châu Âu trở nên trung hòa với khí thải các-bon vào năm 2050 và lượng phát thải khí nhà kính được dự kiến ​​sẽ giảm ít nhất 55% trong chín năm tới.

Một trong những nước gây ô nhiễm lớn, Hoa Kỳ có kế hoạch giảm 50% lượng khí thải, nhắm vào các nhà máy điện, ô tô và các lĩnh vực khác.

Thủ lãnh đạo Đối lập Liên bang Anthony Albanese nói rằng nước Úc đã bỏ lỡ một cơ hội.

"Úc phải cùng nhau hành động và trước thềm hội nghị Glasgow vào cuối năm nay, sẽ có áp lực thực sự đối với Úc để dỡ bỏ trò chơi của mình và cho thấy rằng chúng ta nghiêm túc trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu."
Trưởng bộ phận Khí hậu của Tổ chức Hòa bình Xanh Greenpeace tại Anh cho biết chỉ các mục tiêu sẽ không dẫn đến cắt giảm khí thải vì điều đó đòi hỏi chính sách và tiền bạc. 

Trong khi David Ritter của Greenpeace tại Úc nói với SBS News, Thủ tướng Scott Morrison và chính phủ đang không thực hiện được chỉ tiêu.
"Một mục tiêu là một khởi đầu nhưng sau đó những gì bạn cần là các cơ chế để bảo đảm rằng bạn đạt được mục tiêu đó và ở Úc sự thật là chúng ta không có mục tiêu, chúng ta không có cơ chế và chúng ta không có một cuộc tranh luận chính sách trung thực về việc đạt được mục tiêu hay không."
Thủ tướng Morrison cho biết Úc đang trên đường đạt tới mức không và nước này sẽ tập trung vào cách giảm lượng khí thải, thay vì đặt ra các mục tiêu mới. 

Sau khi xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh, ông Morrison cam kết sẽ khai thác công nghệ để tạo ra những thay đổi và đóng góp vào nền kinh tế bằng không ròng.
"Úc, chúng tôi có kế hoạch của mình, chúng tôi đang thực hiện kế hoạch của mình vì lợi ích quốc gia của Úc. Chúng tôi có những thách thức đặc biệt ở Úc với cấu trúc, quy mô và sự phức tạp của nền kinh tế cũng như môi trường sống tuyệt vời."
Giáo sư Lesley Hughes của Hội đồng Khí hậu lo ngại rằng Úc đang trở nên bị cô lập trên trường quốc tế và không phát huy hết tiềm năng của mình.
"Đạt mức không vào năm 2035 có nghĩa là Úc đang đóng góp công bằng cho nỗ lực toàn cầu chống biến đổi khí hậu. Úc có thể và nên là một nhà máy năng lượng tái tạo. Chúng ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, năng lượng mặt trời và gió."
Tổng trưởng Ngân khố Liên bang Josh Frydenberg nhấn mạnh rằng chính phủ đang đầu tư vào năng lượng tái tạo.
"Cam kết của chúng tôi rất rõ ràng, người Úc cũng đang lắp đặt năng lượng tái tạo với các tấm pin mặt trời trên mái nhà của họ."
Greg Mullins của hội đồng khí hậu nói rằng nền kinh tế của Úc đang bị đe dọa nếu không có hành động kiên quyết.
"Chính phủ Biden ở Hoa Kỳ đặt vấn đề khí hậu làm trọng tâm cho chính quyền của họ, đó là một tín hiệu rất rõ ràng cho Úc và phần còn lại của thế giới rằng đã đến lúc phải bước lên và ngừng giả vờ."
Thủ lãnh Đảng Xanh, Adam Bandt, đồng ý rằng sự an toàn của Úc đang bị đe dọa bởi vì ông nói rằng chính phủ liên bang đang thất bại trong việc bảo vệ đất nước.
"Hoa Kỳ có được điều đó, họ đang tăng gấp đôi tham vọng của mình. Canada đang gia tăng tham vọng, Nhật Bản đang gia tăng tham vọng, nhưng Úc thì không, vì Scott Morrison vẫn còn bị cuốn vào than và khí đốt."
Ông Bandt cho biết kết quả từ hội nghị thượng đỉnh là lạc quan nhưng ông đang kêu gọi hành động khẩn cấp trong thập kỷ tới trước năm 2030. 

Một cuộc họp thường niên về khí hậu của Liên Hiệp Quốc dự kiến ​​sẽ được tổ chức tại Scotland vào tháng 11 này.
 


Share