Úc mở cửa trở lại, không phải ai cũng mừng

Miranda Cashin

Psychologist Miranda Cashin at Headspace in Camperdown, Sydney. Source: Supplied/Headspace

Trong vài tuần tới, những tiểu bang đông dân nhất của Úc sẽ sôi động hơn sau khi đợt phong toả kẻo dài nhiều tháng kết thúc. Mặc dù đa số người dân đón nhận quyền tự do, nhưng cũng có nhiều người bày tỏ sự lo ngại trước việc mở cửa trở lại.


Richard Daniel là quản lý một quán cà phê nhỏ ở phía bắc Sydney.

Anh cảm thấy lo lắng khi nghĩ về thứ Hai tuần tới, ngày 11 tháng 10, khi cư dân New South Wales chuẩn bị trở về cuộc sống bình thường sau đợt phong toả lâu nhất của tiểu bang.

Là một chủ doanh nghiệp, Richard và nhân viên có nhiệm vụ từ chối những khách hàng chưa tiêm chủng theo lệnh y tế công cộng mới.

Richard cho biết một trong số đó sẽ là khách hàng thường xuyên của anh.

"Một số khách hàng không muốn tiêm phòng. Nhưng họ là khách hàng quen thuộc nên càng khó giải thích hơn. Chúng tôi cố gắng giải thích nhưng họ vẫn tiếp tục hét vào mặt chúng tôi, họ có quan điểm rằng tiêm ngừa là lựa chọn của họ.

Thực sự rất khó. Đó là vấn đề khiến tôi bận tâm. Đó là điều chúng tôi đang cố gắng giải quyết ngay bây giờ."

Các doanh nghiệp như Richard nếu không tuân thủ các lệnh y tế công cộng có thể bị phạt 5000 đô la trở lên.

Miranda Cashin là nhà tâm lý học tại tổ chức phi lợi nhuận về sức khỏe tâm thần thanh thiếu niên mang tên Headspace.

Bà khuyên các chủ doanh nghiệp có thể giảm bớt sự lo lắng của họ bằng cách lên tinh thần cho các đồng nghiệp.

“Hãy cùng nhau chia sẻ những giới hạn mà chúng ta đang đối mặt, chia sẻ những khó khăn chúng ta đang đối đầu. Chuẩn bị trước những tình huống khó khăn sẽ giúp chúng ta giảm bớt nỗi lo lắng.

Hãy luôn cho mọi người không gian để họ có thể thoải mái chia sẻ với đồng nghiệp hoặc quản lý của mình về những bế tắc.

Tất cả mọi người đang rất nhạy cảm vào thời gian này, nhưng hãy hiểu rằng nó không phải là lỗi của bạn, đó là vì lý do khác.

Những người xung quanh có thể đang trải qua sự lo lắng tột độ, họ có thể rất hung hăng nhưng chắc chắn bạn không phải là lý do khiến họ như vậy, mặc dù hành động của họ khiến bạn khó chịu."

Đợt phong toả lần thứ sáu của Victoria sẽ kết thúc vào ngày 26 tháng 10 theo kế hoạch, chỉ vài tuần sau New South Wales.

Các quyền tự do được hoan nghênh bởi đa số người dân, những người đã phải chịu đựng tổng cộng hơn 245 ngày bị phong toả kể từ khi đại dịch bắt đầu, và người dân ở New South Wales, những người đã bị phong toả trong bốn tháng liên tiếp.

Trên khắp đất nước, kế hoạch mở cửa trở lại trong vài tháng tới sẽ bao gồm các hoạt động đi biển, đi dạo trên đường, đi ăn uống ở hàng quán và tụ tập với bạn bè, gia đình.

Bà Cashin nói rằng mặc dù các quyền tự do được chào đón, nhưng nhiều người sẽ tiếp tục trải qua lo lắng.

“Sự lo lắng được thể hiện trong những tình huống bất định. Và hiện tại thế giới của chúng ta rất bất định. Đó là cảm giác lo lắng chung về những gì có thể xảy ra, chúng ta sẽ đối phó như thế nào? Điều đó sẽ xảy ra như thế nào?

Đó là nguyên nhân khiến chúng ta bị rơi vào những cảm giác tiêu cực, lo lắng, căng thẳng, dẫn đến những triệu chứng như đau bụng, căng thẳng về thể chất và tinh thần với những câu hỏi luôn quanh quẩn trong đầu như tôi sẽ phải làm gì đây? Tình huống tồi tệ nào có thể xảy ra tiếp theo?".

Khi đất nước mở cửa trở lại, công chúng cần phải học cách thích ứng với các lệnh y tế công cộng mới và các sửa đổi để thoát dần khỏi phong tỏa, cần cập nhật liên tục số ca dương tính và những điều liên quan.

Chúng ta sẽ phải đánh giá lại hầu hết từng nơi mà chúng ta muốn mở cửa, cần tính đến những luật lệ về việc đeo khẩu trang, hệ thống thông gió và mức độ tiêm chủng.

Bà Cashin nói rằng ngay cả những tương tác mặt đối mặt cũng có thể khiến chúng ta cảm thấy mới mẻ.
Có những cảm giác này là điều bình thường, vì chúng ta đã ở trong một thực tế kỳ lạ suốt một thời gian dài, và nhận ra rằng chúng ta không có nhiều cơ hội tiếp xúc với xã hội.
Vì vậy, sẽ mất thời gian để xây dựng lại các mối quan hệ theo một cách nào đó. Có thể chúng ta sẽ có cảm giác không quen với việc tương tác trực tiếp. Trò chuyện với bạn bè qua mạng sẽ khác hơn so với bây giờ."

70% hoặc 80% dân sô đã tiêm hai mũi giúp cho việc mở cửa trở lại vẫn bảo đảm khả năng phòng ngừa sự lây lan của COVID-19.

Nhưng nhiều người lo sợ virút có thể truyền sang những người chưa được chủng ngừa, chẳng hạn như trẻ em hoặc những người không thể tiêm chủng vì lý do sức khỏe.

Vẫn chưa rõ mức độ tiêm chủng sẽ ảnh hưởng như thế nào đến số ca lây nhiễm, mức độ hiệu quả của vắc-xin có làm giảm sự lây truyền của biến thể Delta, hoặc khả năng miễn dịch vắc-xin ngoài cộng đồng.

Nhưng bà Cashin nói rằng điều quan trọng là phải thiết lập ranh giới cá nhân và truyền đạt chúng cho người khác.

“Hãy chắc chắn chỉ làm những gì bạn cảm thấy bản thân thoải mái. Ví dụ như bạn cảm thấy thoải mái khi đi dã ngoại, hãy chia sẻ với mọi người về giới hạn của bạn. Đó là điều bình thường, rất hiển nhiên với tất cả mọi người. Ai cũng sẽ có những ranh giới khác nhau."
Hãy khéo léo thực hiện những biện pháp phòng ngừa và xem xét những lời mời trong các mối quan hệ xã hội, chỉ nên giao tiếp với những người bạn cảm thấy an toàn.
Các quyền tự do rất thu hút, nhưng thói quen và các hoạt động khi phong toả như không phải đến công sở sẽ không còn.

Bà Cashin nói rằng việc sống theo một thói quen hay một mức độ thoải mái nhất định trong nhiều tháng sẽ khiến cho hành trình hoà nhập lại với thế giới trở nên khó khăn.

Bà nói rằng nhiều người sẽ cảm thấy lo lắng theo cách khác nhau.

"Đối với những người mắc chứng lo âu xã hội hoặc với những người thích hướng nội và không thích giao tiếp, họ cảm thấy rất thoải mái trong khoảng thời gian bị phong toả.

Không có giao tiếp xã hội, không có cảm giác mình bị bỏ lại, bởi vì tất cả mọi người lúc này đều như nhau.

Và bây giờ là cảm giác bây giờ tôi phải ra ngoài và hòa mình vào thế giới', 'tình bạn của tôi sẽ như cũ chứ','điều gì đã thay đổi? Nếu tôi không muốn đi ra ngoài thì sao? Nhưng tất cả mọi người xung quanh tôi đều đi ra ngoài. Vì vậy, sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp sắp xảy ra với mọi người trong vài tuần tới.”

Ally Honan, 25 tuổi, sống ở ngoại ô Ashfield phía tây của Sydney.

Kiến trúc sư nội thất đã bắt đầu cách làm việc mới trước khi phong toả bắt đầu vào tháng 6 và làm việc với các đồng nghiệp qua các ứng dụng như Zoom.

Cô nói rằng cô sẽ gặp đồng nghiệp lần đầu tiên sau khi văn phòng mở cửa trở lại.

“Về cơ bản tôi đã biết tên của đồng nghiệp vì công việc lúc đó khá bận rộn. Không có thời gian đi chơi hay làm quen bạn bè. Vì vậy, tôi đã không thể có các mối quan hệ bạn bè thân thiết với các đồng nghiệp."

Lệnh phong toả ở New South Wales thậm chí vẫn chưa kết thúc nhưng lịch hẹn gặp gỡ của Ally đã kín.

Cô nói rằng cô sẽ chậm rãi thực hiện những kế hoạch của mình trong những tuần tới.

"Một ​​số người bạn của tôi đã đặt bàn trước ở các quán rượu và sắp tới sẽ có tiệc sinh nhật và tất cả những sự kiện này sẽ được diễn ra. Tôi sẽ cố gắng sắp xếp thời gian biểu của mình. Thật dễ dàng khi được trở lại văn phòng làm việc."

Bà Cashin nói rằng việc điều chỉnh nhịp độ bản thân là rất quan trọng.

“Hãy công nhận điều này là bình thường, một lúc nào đó chúng ta sẽ cảm thấy điều này thật bình thường. Hãy đối xử tốt với bản thân, đừng có những suy nghĩ như: 'thật là ngớ ngẩn khi nghĩ thế này' hoặc 'người khác không nghĩ thế này’, nó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tồi tệ hơn.

Chúng ta đang từ từ trở lại cuộc sống bình thường, và nó sẽ diễn ra một cách tốt đẹp. Chúng ta cùng nhau kết nối và xây dựng lại các mối quan hệ xã hội một lần nữa.

Nó không giống với việc mọi thứ sẽ kéo ập đến đột ngột như việc bạn giật mình lúc nửa đêm hay đối mặt với hạn hán. Hãy từ từ thực hiện tất cả các hoạt động."

Bất chấp những lo ngại của Richard Daniel về việc mở lại quán cà phê của mình, anh nói rằng anh khá vui mừng khi có khách hàng trở lại.

"Thực ra tôi rất hào hứng. Tôi rất nhớ khoảnh khắc mọi người thưởng thức cà phê, thưởng thức đồ ăn và trò chuyện rôm rả. Đó là một cảm giác tuyệt vời."



Share