Úc tham gia ký vào thư chung thúc giục Trung Quốc ngừng giam giữ người Duy Ngô Nhĩ

A man holds a sign supporting Uighurs - AAP

A man holds a sign supporting Uighurs - AAP Source: AAP

Úc nằm trong số 22 quốc gia vừa ký vào bức thư chung gửi đến Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bức thư này kêu gọi Trung Quốc tạm dừng việc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ ở vùng Tân Cương phía tây bắc.


Người Duy Ngô Nhĩ địa phương đã hoan nghênh Úc ký vào trong một lá thư cùng với 22 quốc gia khác nhằm lên án cách đối xử của Trung Quốc với các dân tộc thiểu số Hồi giáo.

Bức thư này được ký vào ngày 8 tháng 7 bởi Úc, Anh, Canada, Pháp, Đức và Nhật Bản, và gửi cho chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

Nội dung bức thư nói 'Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc duy trì luật pháp quốc gia và nghĩa vụ quốc tế đồng thời tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản, bao gồm tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Tân Cương và trên khắp Trung Quốc', trích nguyên văn.

Sau nhiều năm vận động không mệt mỏi, người phụ nữ ở Sydney bà Fatimah Abdulghafur cuối cùng cũng cảm thấy lạc quan.
Một trong những yêu cầu chính của bức thư là Trung Quốc cho phép các nhà quan sát quốc tế và độc lập của Liên Hiệp Quốc "tiếp cận Tân Cương một cách có ý nghĩa", một điều từ lâu đã bị từ chối đối với nhiều quốc gia, bao gồm cả Úc.
'Điều đó khiến tôi rất hy vọng rằng những gì chúng tôi đang làm đã tạo ra ảnh hưởng. Rằng thế giới cuối cùng cũng nhìn thấy những gì đang diễn ra ở Tân Cương. Điều đó khiến tôi cảm thấy trước tiên, đó là cảm giác an toàn, nhất là cảm giác an toàn ở Úc. Tôi cảm thấy tự hào về nước Úc.'

Bà Abdulghafur đã bặt tin tức từ mẹ, cha và anh chị em của mình trong gần ba năm qua. Đây cũng là tình trạng mà nhiều người Duy Ngô Nhĩ sống ở nước ngoài phải trải qua.

Nhiều người Duy Ngô Nhĩ trên khắp thế giới đã chia sẻ những bức ảnh về người thân mất tích của họ và Liên Hợp Quốc cho biết khoảng một triệu người trong số đó bị mắc kẹt trong các trại cải tạo.

Hàng ngàn người Duy Ngô Nhĩ đã yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc cung ấp thông tin về những người thân yêu của họ.

Nhiều người dùng mạng xã hội với hashtag là #MeTooUyghur, để đăng tải hình ảnh của bạn bè và gia đình, mà họ không được biết trong nhiều tháng và cả nhiều năm qua.

Liên Hợp Quốc ước tính có khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ là dân tộc thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ, đang bị giam giữ trong các trại giam ở Trung Quốc phía tây bắc.

Tuy bức thư chung này mang ít tính ngoại giao hơn một tuyên bố chính thức được đọc tại hội đồng, hoặc một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc được đệ trình để bỏ phiếu nhưng nó vẫn thu hút sự chú ý vào vấn đề nhân quyền của Trung Quốc.

Đáp lại, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết các chính phủ đang ngày càng nhận ra sự đau khổ của hàng triệu người ở Tân Cương, khi các gia đình bị chia lìa phải sống trong nỗi sợ hãi, cũng như công nhận một nhà nước Trung Quốc tin rằng họ có thể vi phạm hàng loạt những tội ác không thể chối cãi.

Chính phủ Trung Quốc đã liên tục tuyên bố rằng truyền thông nước ngoài đang xuyên tạc chuyện này khi đó đơn giản là các trung tâm đào tạo nghề, giáo dục mọi người ở đây tránh xa chủ nghĩa cực đoan.

Phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốcn cũng phủ nhận tuyên bố rằng trẻ em Duy Ngô Nhĩ đang bị tách khỏi cha mẹ chúng.

Shohrat Zakir, chủ tịch Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương, nói rằng báo chí truyền thông nước ngoài đã nói dối về các nhà tù này và biện hộ cho chính phủ.

Ông Zakir cũng là một trong những người gốc Duy Ngô Nhĩ, khẳng định rằng gần đây không có cuộc tấn công bạo lực nào ở Tân Cương nhờ vào các biện pháp chống khủng bố của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Ông Zakir nói một ngày nào đó, khi xã hội không có nhu cầu nữa, các trung tâm đào tạo sẽ đóng cửa.

Một trong những yêu cầu chính của bức thư là Trung Quốc cho phép các nhà quan sát quốc tế và độc lập của Liên Hiệp Quốc "tiếp cận Tân Cương một cách có ý nghĩa", một điều từ lâu đã bị từ chối đối với nhiều quốc gia, bao gồm cả Úc.

Mặc dù phúc trình cho biết có 17 người Úc nằm trong số này, Bộ Ngoại giao Úc không được phép đến thăm Tân Cương kể từ năm 2016.

Tại một phiên điều trần của Thượng viện hồi tháng Hai,Bộ Ngoại giao và Thương mại tiết lộ những yêu cầu cho các chuyến thăm chính thức đã liên tục bị từ chối trong ba năm qua.

Nhà hoạt động người Duy Ngô Nhĩ có trụ sở tại Canberra, Nurgul Sawut, nói với đài SBS News rằng áp lực của tập thể có thể thay đổi tình hình đó.

'Úc đã tham gia, vì vậy có những xu hướng khắp quốc tế đang diễn ra, nhiều hành động bắt đầu được hình thành. Tôi thấy điều này còn tuyệt vời hơn nữa.'

Tân Cương nằm ở phía Tây Bắc Trung Quốc là nơi sinh sống của hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Thổ Nhĩ Kỳ khác.

Trong nhiều năm qua, các tổ chức nhân quyền đã bày tỏ quan ngại về việc có gần 1,5 triệu tù nhân lương tâm tại Trung Quốc đã bị thu hoạch nội tạng cưỡng bức, ngay cả khi nạn nhân còn sống.

Theo đó, nhiều nạn nhân bị mổ cướp nội tạng là các học viên Pháp Luân Công, một giáo phái bị chính quyền Hoa lục cấm hoạt động từ thập niên 90. Những người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ – một dân tộc thiểu số ở phía Tây Trung Quốc – cũng bị nhắm mục tiêu.
Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share