Liên hiệp quốc đối diện khoảnh khắc khó khăn về nạn bạo hành tình dục

Nadia Murad (ctr), Amal Clooney and Denis Mukwege at the UN meeting in New York

Nadia Murad (ctr), Amal Clooney and Denis Mukwege at the UN meeting in New York Source: AAP

Liên hiệp quốc được giao nhiệm vụ nhắc nhở về trách nhiệm của mình đối với các nạn nhân bị lạm dụng tình dục và nô lệ, thế nhưng cuối cùng phải chấp nhận một giải pháp yếu kém hơn nhiều. Vì sao mọi chuyện không được diễn tiến như mong muốn?


Luật sư nhân quyền Amal Clooney và những người được giải Nobel hoà bình là cô Nadia Murad và ông Denis Mukwege, đều đòi hỏi công lý cho các nạn nhân của ‘nạn dịch bạo hành tình dục’ trong các cuộc xung đột, đặc biệt là nạn hãm hiếp và các vụ ngược đãi khác do phiến quân cực đoan IS tại Iraq và Syria thực hiện.

Bà Clooney cho các nhà ngoại giao biết rằng, nghị quyết do Đức đề nghị có thể là một khúc quanh cho thế giới.

“Đây là giây phút phán xét như đứng trước toà án xét xử tội ác chiến tranh Nuremberg, quí vị có cơ hội đứng ngay bên lề của lịch sử".

"Quí vị vẫn còn nặng nợ với Nadia và hàng ngàn phụ nữ và thiếu nữ khác, những người phải chứng kiến cảnh tượng ISIS chặt đầu rồi sau đó họ phải trở lại cuộc sống thường nhật, trong khi những nạn nhân không thể nào trở lại được”, Amal Clooney.

Được biết cô Nadia Murad là một người tranh đấu cho nhân quyền Yazidi và là người sống sót sau nạn nô lệ tình dục, tại nhà nước tự xưng Hồi giáo ở Iraq.

Cô bị bắt cóc từ một khu vực, vốn là quê hương của khoảng 400 ngàn người Yazidi và bị IS giam giữ tại Mosul, nơi cô liên tiếp bị đánh đập và hãm hiếp .

Ba tháng sau đó cô trốn thoát và đến một tỵ nạn, sau đó cô đến Đức và tranh đấu cho việc chấm dứt nạn buôn người từ đó.

Cô cho biết, chẳng có gì thực sự đã được thực hiện.

“Sau 5 năm kể từ khi cuộc diệt chủng đối với dân tộc của tôi, khi thế giới đứng nhìn và theo dõi mà chẳng có hành động đáng kể nào, để cứu giúp những người Yazidis sống sót".

"Chúng tôi đến Liên hiệp quốc với những bài diễn văn, thế nhưng chẳng có những hành động cụ thể nào, trong đó có việc tái thiết hay mang những kẻ thủ phạm ra trước công lý, cũng như hồi hương các nạn nhân và những người mất hết nhà cửa trở lại quê hương của họ̣".

"Vì vậy, chúng tôi cần có những hành động quan trọng lớn lao, chứ không chỉ có tính cách địa phương mà thôi”, Nadia Murad.

Bà Amal Clooney hoan nghênh dự thảo nghị quyết và nói rằng cuối cùng nó là một bước đi đúng hướng, cho những người như cô Nafia Murad để đạt đến công lý.

“Mặc dù dự thảo nghị quyết nầy là một bước tiến đáng được hoan nghênh, đặc biệt nó tăng cường việc chế tài chế độ của những kẻ phạm tội lạm dụng tình dục, chúng ta còn phải đi xa hơn bởi vì tổ chức nầy không thể ngăn ngừa các hành động bạo lực tình dục trong chiến tranh, ít nhất là chúng phải bị trừng trị”.

Còn bác sĩ Denis Mukwege cũng nhận được giải Nobel hoà bình, lại là một bác sĩ phụ khoa người Congo và cũng là Mục sư Tin Lành.

Ông đặc biệt chữa trị cho những phụ nữ bị các phiến quân võ trang cưỡng hiếp, cũng như chữa trị cho hàng ngàn phụ nữ vốn là nạn nhân của các vụ hãm hiếp kể từ cuộc chến Thứ hai tại Congo, trong số đó có những phụ nữ không chỉ bị hãm hiếp một lần mà thôi.
"Những ai rõ ràng không chọn cách mang thai do bị hãm hiếp, nên có quyền chấm dứt sự mang thai của họ”, Francois Delattre.
Ông nói rằng, thái độ không làm gì cả là không thể chấp nhận được.

“Chẳng có hoà bình trường cửu nào mà không có công lý đi kèm và cho đến khi các nạn nhân phụ nữ được các quốc gia lên tiếng về phẩm giá của họ và cũng hoàn toàn dấn thân vào tiến trình xây dựng hoà bình, cũng như tăng cường các xã hội của họ".

"Thưa quý ông quý bà, tôi từng đi khắp nơi trên thế giới, những người sống sót được nhắc nhở đến trường hợp của Nadia Murad, người cùng nhận giải Nobel hoà bình cùng với tôi và những lời khai của họ là những bằng chứng sống động".

"Chúng ta không thể vẫn còn bất động, trước tiếng kêu khóc của họ”, Denis Mukwege.

Trong khi đó, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Gutterez đồng ý rằng, công lý phải được thực hiện và mọi người phải thấy được việc thực hiện nầy.

“Phản ứng toàn cầu đối với những tội ác của những thủ phạm chắc chắn là phải bị trừng phạt, cũng như sự ủng hộ toàn diện cho các nạn nhân sống sót, với sự tôn trọng nhân quyền đầy đủ đối với họ".

"Cùng nhau, chúng ta có thể và phải mang lại công lý và chẳng khác biệt nhau trong hành động”, Antonio Gutterez.

Tuy nhiên nghị quyết chỉ được chấp thuận, sau khi điều khoản cần đến các cơ quan của Liên hiệp quốc và những người trợ giúp, có thời gian thích hợp để giúp đỡ về ‘mặt y tế tình dục và sinh sản’cho các nạn nhân sống sót sau các vụ bạo hành, đã được cắt bỏ để làm hài lòng Hoa kỳ, vốn đe dọa xử dụng quyền phủ quyết nếu toàn bộ bản nghị quyết không cắt đi khoản đó.

Trong những tháng qua, chính phủ Trump từ chối việc đồng ý với bất cứ văn kiện nào của Liên hiệp quốc, liên quan đến vấn đề sức khỏe về tình dục và sinh sản, trên căn bản là những lời lẽ như vậy hàm ý là ủng hộ cho việc phá thai.

Đại sứ Pháp là ông Francois Delattre cho Đại hội đồng biết sau khi bỏ phiếu, là việc bãi bỏ điều khoản liên hệ đến sức khỏe về tình dục và sinh sản của các nạn nhân các vụ bạo hành về tình dục, theo ông là không chấp nhận được và xem thường phẩm giá của người phụ nữ.

“Không thể tha thứ và không thể hiểu được, khi Đại hội đồng Liên hiệp quốc không hiểu biết chi, về phụ nữ và thiếu nữ bị bạo động tình dục trong các cuộc xung đột".

"Những ai rõ ràng không chọn cách mang thai do bị hãm hiếp, nên có quyền chấm dứt sự mang thai của họ”, Francois Delattre.

Còn đại sứ Đức là ông Chistoph Heusgen nói rằng, nghị quyết mà quốc gia ông đề xướng, cho thấy sự tiến bộ đáng kể bằng cách tập trung vào trách nhiệm của kẻ phạm tội và tình trạng của những người sống sót.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share