LHQ tuyên bố Julian Assange bị "bắt giữ tùy tiện"

Julian Assange as the "messenger"

Julian Assange as the "messenger" Source: Reuters

Bộ ngoại giao Thụy Điển tuyên bố Nhóm điều tra Liên Hiệp Quốc đã chính thức đưa ra phán quyết được cho là có lợi với người sáng lập trang WikiLeaks, Julian Assange.


Vào tháng 8 năm 2012, chính phủ Ecuador đã quyết định trao quyền tỵ nạn chính trị cho Julian Assange sau khi người sáng lập trang mạng WikiLeaks đưa ra lời đề nghị với tòa đại sứ Ecuador ở London, nhằm tránh việc bị dẫn độ về Thụy Điển, hầu tra các cáo buộc liên quan đến tấn công tình dục mà Assange luôn một mực phủ nhận.

Ông Assange đã lo sợ rằng một khi tới Thụy Điển, ông có thể bị đưa qua Hoa Kỳ để chịu thẩm vấn liên quan đến các hoạt động của WikiLeaks, sau khi trang mạng này liên tục tiết lộ những bí mật động trời của tình báo và quân đội Mỹ.

Giờ đây, Nhóm điều tra đại diện cho LHQ trong vụ Julian Assange công bố phán quyết cuối cùng, rằng ông Assange đã bị giam giữ một cách tùy tiện, trái với những cam kết quốc tế.
“Julian đang rất hy vọng rằng ông ấy sẽ chiến thắng, phán quyết sẽ có lợi cho ông ấy. Ông Assange đang mong đợi phản hồi sớm nhất của chính phủ Thụy Điển và Anh Quốc, dỡ bỏ ngay lệnh bắt giữ, trả lại sổ thông hành để Julian Assange được hoàn toàn tự do,” Luật sư Kristinn Hrafnsson
Mặc dù, ông Assange đã tạm trú bên trong tòa đại sứ Ecuador ở London là hoàn toàn tự nguyện, nhưng luật sư của ông Assange, Per Samuelson, khẳng định, các công tố viên Thụy Điển nên hủy bỏ ngay quyết định cầm giữ ông Assange vắng mặt và chấm dứt ngay vụ này.

“Thụy Điển phải rút lại ngay lệnh bắt giữ có hiệu lực ở Châu Âu. Tất cả mọi thứ hiện nay đều phụ thuộc vào quyết định của Thụy Điển trong việc cầm giữ ông Assange.”

“Quyết định này có thể được công tố Marianne Ny rút lại vào ngày mai. Sau đó, bà công tố sẽ dỡ bỏ luôn lệnh bắt giữ Assange có hiệu lực áp dụng tại Châu Âu.”

“Bước kế tiếp, chính quyền Anh Quốc sẽ ngừng việc phong tỏa bên ngoài tòa đại sứ để ông Assange được tự do,” ông Samuelson nói.

Trong đơn khiếu nại từ hồi tháng 9 năm 2014, ông Julian Assange đã khẳng định với Nhóm đại diện của LHQ điều tra về các vụ bắt giam tùy tiện, trái pháp luật, rằng một người tỵ nạn chính trị ở Ecuador như ông đã bị xâm phạm quyền lợi cá nhân khi không thể di chuyển tới Ecuador.

Ông Assange nhấn mạnh, một khi Nhóm đại diện của LHQ đã đưa ra phán quyết cuối cùng thì ông mong sẽ lập tức nhận lại sổ thông hành và chấm dứt ngay việc cảnh sát Anh bao vây, tìm cách bắt giữ ông.

Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi đặt ra rằng liệu quyết định của LHQ có được bảo đảm bằng pháp lý hay không.

“Không, quyết định này không chính thức ràng buộc về mặt pháp lý. Vì vậy, các nước muốn có Assange hoàn toàn có thể tự do phớt lờ, thậm chí là chống lại quyết định đó.”

“Tuy nhiên, tôi cho rằng Thụy Điển sẽ không thể làm được gì trong bối cảnh thực tế là Liên Hiệp Quốc đã đưa ra quyết định, chiếu theo đúng Luật Pháp Thụy Điển.”

“Theo đó, ông Assange đã bị cầm giữ trong suốt 3 năm rười vừa qua. Điều này có lợi hơn nếu so với hình phạt tối đa mà ông này có thể đối mặt một khi tới Thụy Điển và bị truy tố,”ông Samuelson nói.

Các công tố viên Thụy Điển cho hay quyết định của LHQ không có hiệu lực chính thức đối với cuộc điều tra về vụ hãm hiếp liên quan đến Julian Assange, theo luật pháp Thụy Điển.

Tuy nhiên, ông Christophe Peschoux, một thành viên trong Nhóm đại diện LHQ giải thích rằng Nhóm điều tra của LHQ không phải là tòa án mà là một cơ quan độc lập được các thành viên LHQ thành lập nên.

Ông Peschoux nói phán quyết của Nhóm điều tra căn cứ vào Luật Nhân quyền Quốc tế, có tính ràng buộc rõ ràng về pháp lý đối với các quốc gia ký kết. Ông chỉ ra hai yếu tố được xét tới trong vụ của Julian Assange.

“Trong trường hợp bị giam giữ, có hai yếu tố mà nhóm đại diện cho LHQ xét đến.”

“Thứ nhất là việc giam giữ có hợp pháp hay không, và thứ hai là hành động giam giữ có được coi là tùy tiện hay không.”

“Việc giam giữ thì có thể là hợp pháp khi nó chiếu theo các luật và quy trình pháp lý hiện hành, nhưng bản thân luật và các quy trình đó thì có thể lại vi phạm các quyền cơ bản của con người.”

“Vì vậy, nếu xét vụ này thì quyết định có thể là hợp pháp nhưng lại được đưa ra một cách tùy tiện,” ông Peschoux nói.

Tưởng cũng cần nhắc lại, một trong những vụ nổi tiếng tương tự mà Nhóm điều tra của LHQ từng xem xét đó là vụ của bà Aung San Suu Kyi, người đã bị chính quyền Miến Điện giảm lỏng một cách tùy tiện và sau này được giải thoát hoàn toàn.

Tuy nhiên, đề xuất của Nhóm điều tra đã bị phớt lờ. Phát ngôn nhân của Thủ tướng Anh David Cameron cho hay bất cứ quyết định nào của Nhóm điều tra về vụ của ông Assange đều không có ràng buộc luật pháp.

Đại diện của Thủ tướng Anh nhắc lại rằng theo lệnh bắt giữ đã được đưa ra đối với ông Assange thì bất kỳ lúc nào, nếu nhân vật này rời tòa đại sứ Ecuador thì cảnh sát Anh phải bắt giữ ngay.

Tuy nhiên, phát ngôn nhân đại diện cho WikiLeaks, Kristinn Hrafnsson lại khẳng định ông Assange đang mong chờ những phán quyết có lợi cho mình.

“Julian đang rất hy vọng rằng ông ấy sẽ chiến thắng, phán quyết sẽ có lợi cho ông ấy.”

“Ông Assange đang mong đợi phản hồi sớm nhất của chính phủ Thụy Điển và Anh Quốc, dỡ bỏ ngay lệnh bắt giữ, trả lại sổ thông hành để Julian Assange được hoàn toàn tự do,” ông Hrafnsson nói.

Người sáng lập trang mạng Wikileaks, Julian Assange đã đệ trình đơn khiếu nại lên Nhóm đặc trách vấn đề Giam giữ bất hợp pháp của Liên Hiệp Quốc, chống lại cả chính phủ Thụy Điển và Anh Quốc từ hồi tháng 9/2014, đồng thời tố cáo rằng cá nhân ông đã bị giam giữ trái phép.

Ông Assange đã phải sống trong tòa đại sứ Ecuador ở London trong hơn 3 năm qua và vừa mới được chính phủ nước này cấp quyền tỵ nạn chính trị.

Người đứng đầu trang Wikileaks đã từ chối hợp tác và tham gia cuộc thẩm vấn của chính quyền Thụy Điển về cáo buộc tấn công tình dục.

Ông Assange tin rằng nếu đồng ý yêu cầu của phía Thụy Điển thì ông sẽ bị dẫn độ sang Hoa Kỳ để trả lời cho những hoạt động mà WikiLeaks đã làm trong thời gian qua.

 


Share