LHQ cho biết có đến 500 người chết đuối ở Địa Trung Hải

Tàu Le Eithne của Ái nhỉ Lan cứu vớt di dân trên Địa trung Hải

Tàu Le Eithne của Ái nhỉ Lan cứu vớt di dân trên Địa trung Hải Source: AAP

Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc UNHCR cho biết, có đến 500 người tầm trú có thể đã chết đuối trên biển Địa trung Hải trong tuần qua, sau khi những tên buôn người dồn nhét họ vào một chiếc thuyền đã đông nghẹt người, khiến cho chiếc bị chìm.


Hồi đầu tuần nầy, chính phủ Somalia cho biết có khoảng 200 hay hơn nữa người dân nước nầy đã chết trong thảm kịch, khi họ tìm cách đi vào Âu châu một cách bất hợp pháp.

Các nhân viên thuộc Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc tại Hy Lạp, đã gặp gỡ khoảng 41 người sống sót từ Somalia, Ethiopia, Ai cập và Sudan.

Họ cho biết, có đến 500 hành khách đã chết trong khi vượt biển.

Những người trong nhóm kể lại, họ tiên khởi rời khỏi Libya trên một chiếc thuyền với khoảng 2 trăm người và sau khi đi được vài giờ, các tên buôn người ra lệnh họ chuyển sang một chiếc thuyền lớn hơn, vốn đã có sẳn vài trăm người trên thuyền đó.
UNHCR cho biết những người sống sót kể lại rằng, trong lúc chuyển sang chiếc thuyền lớn thì đột nhiên chiếc thuyền nầy bị lật úp và chìm xuống nước, khiến cho hàng trăm người chết.

Sau khi nói chuyện với những người sống sót, Cao Ủy cho rằng số tử vong nói chung có thể cao hơn nhiều.

Phát ngôn nhân của Cao Ủy Tỵ Nạn Liên hiệp quốc là ông William Spindler nói rằng, câu chuyện do những người sống sót kể lại là một nhắc nhở, về những gì đang xảy ra hầu như hàng ngày trên biển Địa trung Hải.

"Người ta không rõ có bao nhiêu người trên thuyền khi nó chìm".

"Các nhân chứng ước tính khoảng hơn 500 người".

"Phụ nữ, trẻ em và đàn ông, chúng tôi không biết được chính xác bao nhiêu người trên thuyền đó và nay họ biến mất trên cỏi đời".

"Đây là một thí dụ nữa về những gì xảy ra, hầu như hàng ngày trên biển Địa trung Hải".

Cao Ủy cho biết, những người sống sót gồm 37 đàn ông, 3 phụ nữ và một đứa trẻ 3 tuổi, được một tàu buôn cứu vớt và đưa về Hy Lạp, vào ngày 16 tháng 4 vừa qua.

Họ kể lại, thuộc nhóm từ một trăm đến 2 trăm người, vượt biển từ Libya để đến Ý hồi tuần qua.

Sau vài giờ đồng hồ trên biển, bọn buôn người bó buộc họ chuyển sang một chiếc thuyền lớn hơn, vốn đã đầy nghẹt các di dân.

"Chúng ta đã thấy, con số những người tìm cách ra đi hiện gia tăng và lo sợ rằng số tử vong thêm nữa sẽ không tránh khỏi". Phát ngôn nhân Cao Ủy Tỵ Nạn, ông William Spindler.


Một trong những người sống sót là ông Khalid Omar Dudi, người Ai cập cho đài Al Jazeera biết, về thảm cảnh xảy ra.

"Có hai chiếc thuyền, một nhỏ và một lớn, tôi ở trên chiếc thuyền nhỏ, còn các bạn tôi lên trên thuyền lớn".

"Khi chúng tôi chuẩn bị sang chiếc thuyền lớn thì nó bị lật úp và chìm".

"Tất cả bạn bè tôi đều chết hết, trong đó có một người anh em họ của tôi".

"Chúng tôi đã bắt đầu chuyến đi từ nhà và cùng đi với nhau, cho đến khi lên tàu tại Libya".

Một người Ai cập khác, là ông Omar Khalid Ayoun, cũng sống sót trong cuộc hành trình.

"Họ bảo chúng tôi lên thuyền từ Libya, đầu tiên lên một thuyền máy để đưa ra một chiếc thuyền khác lớn hơn".

"Chúng tôi đi suốt đêm và trong đêm thứ hai, một chiếc thuyền nhỏ khác cập vào với thêm lương thực và thêm hành khách, và khi chúng tôi sủa soạn lên thuyền nầy thì nó lật úp và chìm".

"Những người nào bơi được thì cố sức bơi, chúng tôi cứ tiếp tục gào thét để được cứu giúp, cho đến khi một chiếc tàu đến cứu. Hồng thập tự Ý bảo chúng tôi lên một chiếc thuyền đưa chúng tôi đến Hy Lạp".

Tin tức nói trên được biết, sau 12 tháng diễn ra một trong các thảm nạn lớn nhất trên Địa trung Hải trong thời gian qua, khi có đến 800 di dân bị chết đuối ngoài khơi bờ biển Libya, sau khi một chiếc thuyền đánh cá chở họ, đụng phải một tàu buôn, mà trước đó chiếc tàu nói trên dự định cứu giúp họ.

Phát ngôn nhân Cao Ủy Tỵ Nạn, ông William Spindler lo ngại, một đợt mới con số những người ra đi trên những chuyến hải hành nguy hiểm như vậy, sẽ gia tăng.

"Chúng tôi lo sợ đây chỉ là bắt đầu của mùa đi biển, thời tiết ngày càng tốt hơn trên Địa trung Hải và có nhiều người tìm cách vượt biển".

"Chúng ta đã thấy, con số những người tìm cách ra đi hiện gia tăng và lo sợ rằng số tử vong thêm nữa sẽ không tránh khỏi".

Trong khi đó Tổ chức Di dân Thế giới cho biết, cho đến lúc nầy năm nay, đã có gần 180 ngàn người đã vượt biển giữa Phi châu và Âu châu, trong lúc có hàng trăm người được xác nhận chết hay mất tích.




Share