Tổng Thư Ký LHQ: "Chính phủ Việt Nam trả thù những người báo cáo nhà nước vi phạm nhân quyền"

Các tham dự viên người Việt và giới chức LHQ tại Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Đông Nam Á, kỳ 4, ở Bangkok, Thái Lan, ngày 17-19/8/2018.

Các tham dự viên người Việt và giới chức LHQ tại Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Đông Nam Á, kỳ 4, ở Bangkok, Thái Lan, ngày 17-19/8/2018. Source: BPSOS - Vietnam Advocacy Project

Việt Nam thuộc 10 quốc gia bị báo cáo nhiều nhất về việc trả thù người báo cáo.


Theo Nghị Quyết Số 12/2 của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ năm 2009, hàng năm Tổng Thư Ký báo cáo tình trạng hăm doạ và trả thù đối với người báo cáo vi phạm. Nghị quyết này cũng chỉ định vị Phụ Tá Tổng Thư Ký LHQ đặc trách nhân quyền có trách nhiệm theo dõi và thu thập thông tin về các trường hợp hăm doạ và trả thù ấy.

Bản phúc trình Liên hiệp Quốc

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch , tổ chức liên tục báo cáo cho Liên Hiệp Quốc các hành vi đe doạ và trả thù của chính phủ Việt Nam trong những năm qua:

"Nhân buổi khai mạc phiên họp thứ 42 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, ngày 9 tháng 9 vừa qua Tổng Thư Ký LHQ António Guterres công bố bản phúc trình thường niên về tình trạng các chính quyền đe doạ và trả thù những người đã báo cáo với LHQ các vi phạm nhân quyền đã xảy ở những quốc gia này.
Trong tất cả các quốc gia bị liệt kê, Việt Nam thuộc số 10 quốc gia nổi bật về số hồ sơ được nêu lên trong bản phúc trình.

Thành tích của chính phủ Việt Nam

Trong số 10 bản phúc trình của LHQ tính đến năm 2019,  Việt Nam bị nêu tên 3 lần vào những năm: 2014, 2015 và 2016. 

Tuy nhiên:
Đây là lần đầu tiên Việt Nam nổi bật như một trong số ít quốc gia với tình trạng hăm doạ và trả thù hết sức nghiêm trọng. Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS Nguyễn Đình Thắng
Các báo cáo của Liên Hiệp Quốc về đe dọa trả thù từ năm 2010 - 2019 được lưu giữ tại .

Từ tháng 9 năm ngoái, BPSOS đã khởi xướng nỗ lực báo cáo có hệ thống về tình trạng hăm doạ và trả thù và đã trợ giúp việc thành lập thành Ban Viết Báo Cáo ở Việt Nam gồm 15 thành viên trong thời điểm khởi đầu.

Tại sao LHQ cần có bản phúc trình này?

LHQ đặc biệt quan tâm bảo vệ những người báo cáo vi phạm vì họ am hiểu tình hình và nắm thông tin tại chỗ để báo động cho LHQ; nếu bị hăm doạ hoặc bị trả thù thì sự hữu hiệu của LHQ nói chung cũng bị đe doạ. Các hành vi hăm doạ hoặc trả thù được biết đến bao gồm: cấm xuất cảnh, đe doạ, quấy nhiễu, tung chiến dịch bôi nhọ, theo dõi, bạo hành, áp đặt luật lệ khắc nghiệt, bắt và giam tuỳ tiện, tra tấn, ngược đãi, không cho tiếp cận dịch vụ y tế, hoặc sát hại.

Những trường hợp đe dọa trả thù tiêu biểu

BPSOS cho biết với sự hợp tác của Ban Viết Báo Cáo, tổ chức này đã cung cấp cho Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ gần 30 trường hợp hăm doạ và trả thù xảy ra từ 1/6/2018 – 31/5/2019, gồm các trường hợp: 

  • Ông Nguyễn Văn An, giáo dân của Giáo Xứ Kẻ Gai, bị triệu tập điều tra vì làm chứng trong bản báo cáo gửi LHQ về Hội Cờ Đỏ.
  • Bà Bùi Thị Kim Phượng bị cấm xuất cảnh khi ra phi trường để lên đường đến Âu Châu vận động cho chồng là tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển.
Bùi Thị Kim Phượng và Bà Anurima Bhargava, Uỷ Viên của Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, ngày 18/9/2019 tại Sài Gòn.
Bùi Thị Kim Phượng và Bà Anurima Bhargava, Uỷ Viên của Uỷ Hội Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế của Hoa Kỳ, ngày 18/9/2019 tại Sài Gòn. Source: BPSOS - Vietnam Advocacy Project
  • Bà Nguyễn Thị Kim Thanh bị giữ lại ở phi trường để điều tra khi trở về nước từ Geneva, nơi Bà lên tiếng cho chồng là tù nhân lương tâm Trương Minh Đức.
  • Các giáo dân và các linh mục Công Giáo đã báo cáo các hành vi bạo hành của Hội Cờ Đỏ và giới chức địa phương bảo kê cho Hội Cờ Đỏ.
  • 5 người Tây nguyên theo đạo Tin Lành bị trả thù vì đã báo cáo các vi phạm về tự do tôn giáo: Y Than Buon Dap, Y Bhuar Bdap, Ciêu Bkrông, Y Khen Nie, và Y Krit Bdap.
  • 18 thành viên của các cộng đồng tôn giáo đã bị cấm xuất cảnh để tham dự Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo Hay Niềm Tin ở Đông Nam Á, hoặc bị mời lên đồn công an “làm việc” sau khi họ về nước; cũng có 3 trường hợp thân nhân ở trong nước bị sách nhiễu khi đương sự đang có mặt ở hội nghị. (Hội nghị thường niên này do BPSOS đồng khởi xướng và đồng tổ chức từ năm 2015 đến nay. Hội nghị năm 2018 đã  được tổ chức ở Bangkok, Thái Lan, có sự tham gia của Báo Cáo Viên Đặc Biệt LHQ về tự do tôn giáo hay niềm tin).
Theo BPSOS,  tất cả các trường hợp này đều được đưa vào hoặc nhắc đến trong bản phúc trình của Tổng Thư Ký LHQ.

Phần kết luận của bản phúc trình

Tổng Thư Ký LHQ khẳng định ưu tiên hàng đầu là bảo vệ những người báo cáo vi phạm vì:

“Các đối tác ấy của chúng ta là không thể thay thế, và chúng ta sẽ phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ và phát huy quyền căn bản của họ trong việc tiếp cận LHQ.”

BPSOS đã bắt đầu chu kỳ báo cáo các hành vi hăm doạ và trả thù cho giai đoạn 01/06/2019 – 31/05/2020.

Phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng về nội dung, ý nghĩa (xin nghe phần ghi âm phía trên)

Share