Tương lai bất định của nhà lãnh đạo Hong Kong

Photo shows empty roads in Hong Kong after demonstrators were cleared following a rally in which they demanded the resignation of pro-Beijing leader Carrie Lam

Empty roads in Hong Kong after demonstrators were cleared following a rally in which they demanded the resignation of pro-Beijing leader Carrie Lam Source: Kydpl Kyodo

Số phận của nhà lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam trở nên vô định, sau khi hơn một triệu người tuần hành biểu tình khắp đường phố Hong Kong, gây chú ý với truyền thông thế giới. Phong trào chống lại bà Carrie Lam, vốn nổ ra sau dự luật dẫn độ tội phạm Hong Kong sang Trung Quốc, đã nhận được mồi lửa, sau khi nhà hoạt động sinh viên nổi tiếng được phóng thích khỏi nhà tù.


Trong trang phục đen, được coi như đồng phục không chính thức của những người tham gia biểu tình, hơn một triệu người đã tuần hành trên đường phố Hong Kong với một số lượng kỷ lục từ trước đến nay.

Người tổ chức biểu tình Lee Cheuk - Yan cho biết những người tham gia đều có chung sự tức giận và nỗi sợ hãi đối với chính quyền Bắc Kinh.

"Bạn có thể thấy sự tức giận của người dân Hồng Kông. Chúng tôi muốn chính quyền rút lại dự luật này."

Dự luật cho phép những can phạm bị dẫn độ từ Hong Kong sang Trung Quốc đã bị đình chỉ vô thời hạn, trong nỗ lực nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng kéo dài một tuần.

Thế nhưng đối với những người biểu tình, vốn sợ hãi về hồ sơ vi phạm nhân quyền dày đặc của chính quyền Trung Quốc, họ nói rằng điều này vẫn không đủ.

"Hôm qua bà Carrie Lam nói rằng sẽ tạm hoãn dự luật này. Chúng tôi không chấp nhận. Phải rút lại dự luật này ngay, rút lại hoàn toàn. Đó là điều mà người Hong Kong mong muốn”

Một số nhà lập pháp nghi ngờ chiếc ghế đặc khu trưởng của bà không còn vững chãi.
"Hôm qua bà Carrie Lam nói rằng sẽ tạm hoãn dự luật này. Chúng tôi không chấp nhận. Phải rút lại dự luật này ngay, rút lại hoàn toàn. Đó là điều mà người Hong Kong mong muốn”
Việc một tù nhân, lãnh tụ của phong trào sinh viên vừa được phóng thích tiếp tục đẩy mạnh phong trào biểu tình.
Joshua Wong đã bị bỏ tù trong cuộc biểu tình của phong trào Dù vang do anh lãnh đạo vào năm 2014 và anh vừa được phóng thích sớm một tháng, vào hôm qua.

Nhà hoạt động dân chủ 22 tuổi lên tiếng mạnh mẽ: "Chúng tôi sẽ không giữ im lặng dưới sự đàn áp của Chủ tịch Tập Cận Bình và trưởng đặc khu Hong Kong, Carrie Lam. Carrie Lam phải từ chức."

Một số nhà phân tích chính trị thân Trung Quốc, như Einar Tangen, cảnh báo chính phủ có nhiều việc phải làm.
Ông Einar Tangen, một nhà bình luận chính trị phát biểu với đài Al-Jazeera:

"Dường như Hồng Kông đang phát triển xấu đi theo kiểu cai trị một quốc gia hai chế độ, chúng ta thấy có cả người già và trẻ em tham gia tuần hành. Chúng ta không thể đơn giản tuần hành và yêu cầu chính phủ thay đổi. Ý tưởng về một hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc sau 20 năm không phải là không hợp lý. "

Quy mô của các cuộc biểu tình này một lần nữa cho thấy bản chất gây tranh cãi của phương pháp "một quốc gia, hai chế độ" của Trung Quốc, được giới thiệu khi Anh quốc trao quyền kiểm soát thuộc địa cũ cho Trung Quốc vào năm 1997.

Điều rõ ràng là người dân ở Hồng Kông muốn có luật pháp và quyền tự do được bảo vệ, bất kể bằng mọi giá.

Trước áp lực của người biểu tình đòi lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam từ chức, cố vấn của bà đã lên tiếng giải thích và kêu gọi dân chúng xứ cảng cho bà cơ hội thứ hai vì bà ấy đã "hối hận sâu sắc".

Báo South China Morning Post đưa tin ông Bernard Chan người triệu tập Hội đồng hành pháp Hong Kong và là cố vấn hàng đầu của lãnh đạo Hong Kong Carrie Lam, vừa đưa ra lời cầu xin công chúng cho bà Lam cơ hội thứ hai và nhìn vào những gì bà đã làm được.

"Thật đáng tiếc khi dự luật dẫn độ đã che mất tất cả những thành tựu to lớn khác mà bà Lam và chính quyền bà đã đạt được trong 2 năm qua trong các chính sách kinh tế, văn hóa và thậm chí công nghệ. Tôi hi vọng công chúng sẽ cho bà một cơ hội mới trong 3 năm tới".

Lời cầu khẩn được đưa ra chỉ một ngày sau khi ước tính 2 triệu người Hong Kong xuống đường biểu tình, kêu gọi bà Lam từ chức và rút lại hoàn toàn dự luật dẫn độ đang gây nhiều tranh cãi.

Hôm qua 17-6, cảnh sát Hong Kong yêu cầu người biểu tình dọn dẹp các vật cản trở để lưu thông đường sá và cũng bắt đầu yêu cầu người biểu tình về nhà, hoặc nếu không thì đứng gọn lên đường cho xe cộ đi lại.

Đoạn video trên các trang mạng xã hội cho thấy cảnh sát Hong Kong đã không còn tiếp cận người biểu tình bằng đạn cao su và súng hơi cay nữa.


Share