Vắc xin COVID-19 đầu tiên bắt đầu chủng ngừa tại Mỹ

New York nurse Sandra Lindsay is inoculated with the COVID-19 vaccine by Dr. Michelle Chester

New York nurse Sandra Lindsay is inoculated with the COVID-19 vaccine by Dr. Michelle Chester Source: AAP

Các liều thuốc chủng đầu tiên đã được tiêm ngừa cho người dân tại Hoa Kỳ, trong lúc số tử vong vì coronavirus ở Mỹ đã vượt quá 300 ngàn người. Trong khi đó, một loại biến dạng của COVID-19 được tìm thấy ở Anh quốc và các quốc gia ở Bắc Bán Cầu chuẩn bị áp đặt thêm các hạn chế mới.


Sau khi dành nhiều thời gian để chữa trị cho các bệnh nhân bị bệnh coronavirus trầm trọng tại Nữu Ước, y tá thuộc phòng chăm sóc đặc biệt là bà Sandra Lindsay không nghĩ, bà là người đầu tiên tại Mỹ, được chủng ngừa COVID-19 đầu tiên, trên màn ảnh truyền hình.

“Quả là giây phút hết sức cảm động. Làm việc ở tuyến đầu cùng với toán y tế của tôi, tôi chứng kiến biết bao khổ nạn, đau đớn và cả chết chóc nữa".

"Vì vậy tôi cảm thấy một tình cảm nhẹ nhõm lớn lao, sau khi được tiêm vắc xin. Tôi không lo lắng và như đã nói, tôi tin tưởng vào khoa học nên chẳng do dự chi cả”, Sandra Lindsay.

Vắc xin do các hãng dược phẩm Pfizer-BioNTech bào chế, đã được phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ hồi tuần qua.

Giới chức y tế Hoa Kỳ nhắm mục tiêu là có 40 triệu liều thuốc chủng trên khắp nước vào cuối năm nay, để chấm dứt dịch bệnh khiến hơn 300 ngàn người Mỹ thiệt mạng.

Trong khi đó, Canada cũng bắt đầu chương trình chủng ngừa COVID-19, với các nhân viên y tế ở tuyến đầu và cư dân trong viện dưỡng lão, là những người đầu tiên được tiêm chủng.

Việc nầy diễn ra, khi một biến thể của coronavirus được phát hiện tại Anh quốc, mà nhà cầm quyền lo sợ sẽ lây lan nhanh chóng hơn dòng virus hiện nay.

Có hơn 1 ngàn ca nhiễm của dòng mới nầy đã được báo cáo, phần lớn là tại miền Nam nước Anh.

Thế nhưng Cố vấn trưởng Y tế cuả chính phủ là Bác sĩ Chris Whitty cho rằng, không có bằng chứng cho thấy nó tạo ra các triệu chứng khác biệt hay trầm trọng hơn.

“Đó không chỉ có một con coronavirus và đây là biến thể của nó và có nhiều biến thể như vậy".

"Nó xảy ra khi có một vài sự đột biến, hơn những hình thức biến đổi khác".

"Đó là lý do vì sao chúng ta đặc biệt quan tâm, thế nhưng chưa có gì cho thấy là các triệu chứng khác biệt nhau".

"Việc thử nghiệm có thể khác nhau hay kết quả lâm sàng khác biệt với loại biến thể nầy".

"Lý do chính mà chúng tôi nêu lên là câu hỏi, virus nầy có lây lan nhanh chóng hơn không?"

"Đó có thể là nguyên nhân và hậu quả, hay có thể không phải là như vậy”, Chris Whitty.

Còn tiến sĩ Mike Ryan là người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO.

Ông cho biết, WHO hiện cộng tác với các giới chức y tế quốc tế, để thẩm định nếu việc đột biến được báo cáo, có thể thay đổi tính chất của virus.

“Virus nầy biến thể và thay đổi trong thời gian, chúng ta đã thấy nhiều dạng khác nhau xuất hiện".

"Câu hỏi là, liệu chúng có quan trọng trong ý nghĩa y tế công cộng hay không".

"Chắc chắn khi nhìn vào biến thể đặc biệt nầy, dường như chúng trở nên có ưu thế hơn tại Anh quốc".

"Chúng tôi cần phải cộng tác với các phòng thí nghiệm quốc tế để xem, nếu loại nầy có trở nên ưu thế hơn, trên căn bản quốc tế hay không”, Mike Ryan.

Trong khi đó, các biện pháp mới dự tính sẽ giới hạn mức độ lây nhiễm của coronavirus trong thời gian lễ lạc, hiện được loan báo ở các nước thuộc Bắc Bán Cầu.

Bộ Trưởng Y Tế Anh Quốc Matt Hancock nói rằng, Luân Đôn và các vùng phụ cận như Essex và Hertfordshire, sẽ được đặt dưới sự hạn chế cao nhất, bắt đầu vào ngày 16 tháng 12.

“Điều nầy có nghĩa là mọi người chỉ có thể gặp gỡ bạn bà hay gia đình mà họ không sống chung, hay tại một nơi công cộng ngoài trời, dĩ nhiên phải theo đúng qui luật tối đa là 6 người".

"Các cơ sở giải trí phải đóng cửa, chỉ trừ các quán ăn bán thực phẩm mang đi hay giao tận nhà".

"Mọi người nên tránh đi ra ngoài khu vực của mình và giảm bớt các chuyến đi khi nào có thể được”, Matt Hancock.
"Với vắc xin bắt đầu tiêm ngừa vào năm mới, 2021 sẽ là một năm hy vọng, cho thấy ánh sáng cuối đường hầm”, Mark Rutte.
Còn Cộng Hòa Tiệp mặc dù mới giải tỏa việc phong tỏa coronavirus chỉ 2 tuần lễ trước, quốc gia nầy cũng tiến đến việc áp đặt thêm các hạn chế.

Nước nầy sẽ tiến đến mức độ nguy hiểm thứ hai vào ngày 18 tháng 12, có nghĩa là không chỉ có việc đóng cửa các doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn và các môn thể thao trong nhà, mà còn thi hành lệnh giới nghiêm từ 11 giờ đêm cho đến 5 giờ sáng, cũng như bắt đầu sớm kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh cho học sinh.

Các vụ tụ tập nơi công cộng sẽ giới hạn là 6 người cả trong nhà và ngoài trời, thế nhưng các cửa hàng vẫn được mở cửa.

Tại Hòa Lan, một vụ phong tỏa toàn quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 15 tháng 12 và kéo dài ít nhất 5 tuần lễ.

Tất cảc trường học và cửa hàng sẽ đóng cửa và các vụ tụ tập không quá 2 người ngay cả trong nhà.

Thủ Tướng Hòa Lan Mark Rutte nói rằng, chỉ có ngoại lệ cho 3 ngày trước và sau lễ Giáng Sinh, khi có 3 người lớn được phép đến thăm viếng.

“Chúng ta phải nếm mật nằm gai, trước khi mọi chuyện tốt đẹp hơn. Vâng, mọi chuyện rồi sẽ khả quan hơn trong tương lai".

"Sẽ đến một lúc chúng ta sẽ để lại con coronavirus đằng sau lưng, cuộc sống sẽ trở lại bình thường với rất ít, hay chẳng có hạn chế nào cả".

"Việc nầy không xảy ra ngay tức khắc, cũng như chẳng phải trong một tuần lễ hay một tháng".

"Với vắc xin bắt đầu tiêm ngừa vào năm mới, 2021 sẽ là một năm hy vọng, cho thấy ánh sáng cuối đường hầm”, Mark Rutte.

Tại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ban hành lệnh phong tỏa trong 5 ngày, kể từ ngày Giao Thừa năm mới, theo sau một đợt gia tăng kỷ lục số tử vong hàng ngày do coronavirus.

Lệnh ở trong nhà sẽ bắt đầu vào 9 giờ tối ngày 31 tháng 12, cho đến ngày 4 tháng giêng.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share