Vắc xin COVID-19 có thể bắt đầu tiêm chủng tại Âu Châu vào tháng này

European Commission President Ursula von der Leyen

European Commission President Ursula von der Leyen Source: AAP

Thuốc chủng COVID-19 có thể bắt đầu được tiêm chủng tại Âu Châu vào cuối tháng nầy. Chủ tịch Liên Âu cho biết có 2 triệu liều dành cho các quốc gia thành viên của Liên Âu, vốn khởi sự việc phân phối vắc xin theo kế hoạch.


Chủ tịch Hội đồng Liên Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết, vắc xin coronavirus có thể bắt đầu vào cuối tháng nầy, qua việc Liên Âu được bảo đảm khoảng 2 tỷ liều thuốc chủng.

"Chúng tôi kết thúc các hợp đồng với 6 công ty dược phẩm, hiện sản xuất các vắc xin có nhiều hứa hẹn nhất và mọi chuyện diễn tiến tốt đẹp".

"Họ đều sản xuất vắc xin ngay tại Âu Châu nầy".

"Hiện nay, các nước thành viên hiện có kế hoạch phân phối vắc xin, trong số 10 triệu liều trong số hàng triệu vắc xin".

"Không chỉ thuốc chủng là quan trọng, mà việc tiêm ngừa cũng quan trọng nữa".

"Vì vậy mọi chuyện đều tốt đẹp, các công dân đầu tiên của Âu Châu sẽ được chích ngừa trước cuối tháng 12”, Ursula von der Leyen.

Trong khi đó, tổng thư ký OECD tức Tổ chức Phát triển và Hợp Tác Kinh tế, ông Angel Gurria cho biết sự cộng tác toàn cầu rất cần thiết, để bảo đảm vắc xin đến được mọi người càng sớm càng tốt.

Ông nói rằng, tiến trình đã được thực hiện với các loại vắc xin tiêm chủng, có nghĩa là sẽ có một số thái độ lạc quan về kinh tế lần đầu tiên, kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Ông cho biết, thuốc chủng sẽ được phân phối nhanh chóng và rộng rãi càng nhiều càng tốt.

“Đây là một phần trong kế hoạch toàn quốc, thế nhưng nếu COVID-19 không còn là hiểm nguy cho xã hội và nền kinh tế của chúng ta, thì chúng ta còn phải tiêu diệt chúng tại mọi nơi".

"Điều nầy có nghĩa là việc cộng tác quốc tế là rất quan trọng”, Angel Gurria.

OECD tiên đoán nền kinh tế thế giới sẽ co lại khoảng 4,2 phần trăm trong năm nay và sau đó sẽ tăng trưởng với cùng mức độ vào năm tới.

Tổ chức nầy đề nghị, các chính phủ đầu tư vào các lãnh vực mang lại lợi ích lâu dài như chăm sóc y tế, giáo dục, giảm bớt sự bất bình đẳng và chống lại sự thay đổi khí hậu.

Thủ Tướng Bồ Đào Nha là ông Antonio Costa cho biết, chương trình tiêm chủng cần công bằng và nhanh chóng.

Ông cũng nêu bật tầm quan trọng trong việc hoàn thành một thỏa ước ký kết giữa các quốc gia hội viên hồi tháng 7. liên quan đến ngân sách và kế hoạch phục hồi của Liên Âu.

Việc nầy được đề ra để bắt đầu vào tháng giêng, thế nhưng đã bị Hungary và Ba Lan phủ quyết, sự phản đối nầy dẫn đến một đạo luật mới theo đó cho phép khối từ chối cấp ngân quỹ cho những quốc gia nào vi phạm các tiêu chuẩn về dân chủ.

“Nay là lúc bắt đầu đi trên con đường tốt đẹp, mà chúng ta đã đồng ý tại Brussels hồi tháng 7 vừa qua".

"Âu Châu cần một chương trình phục hồi khẩn cấp, đó là nền kinh tế, công việc, gia đình, công ty, những nơi cần có một kế hoạch khẩn cấp càng sớm càng tốt”, Antonio Costa.
"Việc trì trệ sẽ tạo nên nhiều tệ hại hơn và gây thêm nhiều thảm cảnh”, Janet Yellen.
Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Cơ quan Đăng Ký Chủng ngừa Hoa Kỳ chuẩn bị giữ một vai trò quan trọng, trong việc bảo đảm vắc xin được phân phối hữu hiệu.

Giám đốc là bà Rebecca Coyle cho biết, các dữ kiện về phẩm chất sẽ rất quan trọng.

“Rõ ràng có một nhu cầu thấy được, có bao nhiêu liều được đăng ký vào thời gian thực sự nầy".

"Vì vậy có các Thống Đốc, các Bộ Y Tế tiểu bang cần biết vắc xin đi đâu, bao nhiêu người được chủng ngừa, rồi các kế hoạch cho vắc xin trong tương lai".

"Vì vậy chúng ta cần biết có bao nhiêu người nhận được liều chích thứ nhất, và họ cũng chắc chắn là sẽ được tiêm liều thứ hai nữa”, Rebecca Coyle.

Trong khi đó, một nhóm chính trị gia lưỡng đảng tại Mỹ, đã công bố kế hoạch kích thích kinh tế do đại dịch COVID-19.

Họ tìm cách phá vỡ bế tắc trong nhiều tháng qua, về một thỏa ước cứu trợ COVID-19.

Đề nghị của họ tốn kém đến 908 tỷ đô la Mỹ.

Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa là bà Susan Collins, có mặt trong số những người thúc giục phải có hành động.

“Chúng ta nhìn nhận rằng các gia đình trên khắp nước Mỹ hiện phải phấn đấu để sống còn, các doanh nghiệp bị đóng cửa, bệnh viện bị tràn ngập".

"Trong khi chúng ta phải đương đầu với đợt 2 hay đợt 3 của đại dịch, điều tối quan trọng là chúng ta phài thông qua đạo luật cứu trợ khẩn cấp”, Susan Collins.

Trong khi đó, toán kinh tế của ông Joe Biden hứa hẹn sẽ có các hành động khẩn cấp ngay sau khi họ tuyên thệ.

Bà Janet Yellen được chỉ định là Bộ Trưởng Ngân khố nói rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế mà nước Mỹ đối diện là do đại dịch đã gây thiệt hại rất nhiều cũng như có nhiều hậu quả không cân xứng đối với những người dễ gặp nguy cơ nhất.

“Mất mạng, mất việc, giới tiểu thương phấn đấu để sống còn hoặc phải đóng cửa vĩnh viễn".

"Có quá nhiều người cố sức để có đủ lương thực hàng ngày, rồi trả bill và tiền thuê nhà nữa".

"Đây là một thảm kịch cho người dân Mỹ và điều quan trọng là chúng ta hành động khẩn cấp".

"Việc trì trệ sẽ tạo nên nhiều tệ hại hơn và gây thêm nhiều thảm cảnh”, Janet Yellen.

Trên toàn cầu, có 63,1 triệu người nhiễm bệnh với COVID-19 và 1,4 triệu người chết.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share