Vào Ngày Môi trường Thế giới, chúng ta đang ở đâu trong vấn đề môi trường và khí hậu?

Demonstrators stage a protest against climate change.

Demonstrators stage a protest against climate change. Source: AAP

Trong khi người dân Úc đang trên đà hồi phục từ các tác động của mùa cháy rừng khủng khiếp và đại dịch coronavirus, các chuyên gia về khí hậu nhấn mạnh lại các thông điệp về khí hậu và môi trường trong ngày Môi trường Thế giới (Thứ Sáu 05/06).


Trong khi toàn thế giới đang chìm ngập trong cuộc chiến với coronavirus, và mới đây là những phẫn nộ trước hành vi tàn bạo của cảnh sát, vụ cháy rừng Mùa hè đen tối (Black Summer) tại Úc dường như đã trở thành một ký ức xa xôi.

Tuy nhiên các chuyên gia lo lắng rằng việc quên đi một cuộc khủng hoảng khác của thế kỷ 21 sẽ để lại hậu quả.

Phó Chủ tịch Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (gọi tắt là IPCC), ông Mark Howden tỏ ra lo ngại rằng vấn đề ấm lên toàn cầu đang bị rơi xuống về thứ hạng được ưu tiên.

“Mùa hè năm ngoái thực sự khủng khiếp. Nó đã gây ra một tác động mạnh lên kinh tế cũng như đời sống cá nhân. Tôi nghĩ các chính trị gia đã phần nào có thái độ chấp nhận hơn đối với vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng đáng tiếc là, COVID ập đến, và nó đã cuốn trôi đi những lo ngại về khí hậu.”

Đại dịch đã tạo ra một tác động lên các vấn đề về khí hậu và môi trường, như giảm mức khí thải, không khí trở nên sạch hơn và nguồn nước trong lành hơn.

Một nghiên cứu mới do tổ chức Nature Climate Change công bố, tiết lộ rằng lượng khí thải toàn cầu đã giảm 17 phần trăm trong tháng Tư.

Tổ chức này là một phần trong đội ngũ quốc tế quốc gồm các nhà nghiên cứu đến từ Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Úc (CSIRO).

Bài nghiên cứu cũng cho thấy mức khí thải hàng ngày trong giai đoạn từ tháng Một đến tháng Tư đã giảm 8.6 phần trăm so với cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu được thu thập từ 69 quốc gia chiếm 97 phần trăm tổng lượng khí thải toàn cầu, trong đó bao gồm Úc.

Nhà nghiên cứu về môi trường từ trường Đại học RMIT, Tiến sỹ Leanne Morrison nói rằng, các lệnh phong tỏa đã đưa đến một cơ hội cho thế giới tự nhiên hồi phục từ những mức ô nhiễm nặng nề.

“COVID-19 đã cho chúng ta thấy rằng, chúng ta chắc chắn có thể tạo ra những sự thay đổi lớn một cách nhanh chóng và sâu sắc trong cách thức chúng ta sống. Nó đã đưa đến một cơ hội cho thế giới tự nhiên hồi phục. Chúng ta sẽ thấy một mức giảm thải khí carbon lớn trong năm nay, và có thể lớn nhất từ trước tới nay. Chúng ta cần phải tiếp tục giảm thải như vậy trong vòng ít nhất 5 đến 10 năm nữa nếu như chúng ta muốn đạt được sự trung hòa carbon.”

Vậy, chính sách về khí hậu hiện tại của Úc hiện tại như thế nào?

Chính phủ hướng tới mục tiêu giảm khí thải từ 26 đến 28 phần trăm trước năm 2030.

Lao động Đối lập kỳ vọng đưa mức khí thải về 0 trước năm 2050, nhưng chưa đưa ra một mục tiêu cho 10 năm trước mắt.

Còn các cuộc biểu tình về biến đổi khí hậu thì ra sao?

Coronavirus đã khiến các cuộc biểu tình về khí hậu phải hủy bỏ.

Ella Avni là một trong số những thiếu niên tỏ ra thất vọng khi nghe tin cuộc biểu tình được dự kiến diễn ra vào ngày 15/5 phải dừng lại.

“Chúng tôi đã chuẩn bị xong xuôi các vấn đề về giấy tờ, những thứ chúng tôi cần để chuẩn bị cho địa điểm biểu tình. Nhưng mà khi vừa xong thì chúng tôi nhận được thông báo là kế hoạch sẽ phải hủy bỏ. Tôi rất thất vọng khi nghe điều đó, biết rằng toàn bộ các cuộc biểu tình ở các địa phương sẽ phải dừng lại.

Avni cho hay, họ đã phải chuyển qua việc truyền phát trực tuyến. Hàng nghìn người đã theo dõi một sự kiện live-stream có sự góp mặt của các nhà hoạt động, một số chuyên gia và người trình diễn nghệ thuật.

Trong khi đó, vào ngày thứ Ba tuần tới (09/06), tổ chức Các nhà lãnh đạo về Hành động chống biến đổi khí hậu sẽ tổ chức một hội nghị trực tuyến, mang đến những cựu nhân viên trong lực lượng khẩn cấp, các chuyên gia trong cộng đồng người Úc bản địa, và các khoa học gia về khí hậu.

Và quý thính giả có thể tiếp tục cập nhật tin tức mới nhất về coronavirus bằng tiếng Việt tại địa chỉ sbs.com.au/coronavirus.

--

Người Úc phải giữ khoảng cách với người khác ít nhất 1.5 mét. 

Xét nghiệm sẵn có ở khắp nơi trên nước Úc. Nếu bạn tin rằng bạn có thể đã nhiễm virus, hãy gọi cho bác sĩ của bạn để kiểm tra, hoặc liên hệ với Đường dây Nóng Thông tin Y tế Quốc gia Coronavirus – Coronavirus Health Information Hotline theo số 1800 020 080.

Chính phủ liên bang có một ứng dụng để tìm nguồn lây nghiễm coronavirus tên COVIDSafe có sẵn để tải về từ chợ ứng dụng (Google Play hay App Store).

SBS tận lực mang đến tin tức cập nhật giúp bạn nắm bắt thông tin những diễn biến mới nhất của COVID-19 bằng tiếng Việt, xem tại: 

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share