Nhiều dịch vụ giữ trẻ tại gia lừa đảo tiền chính phủ

File image of children playing at a child care centre

File image of children playing at a child care centre Source: AAP

Số lượng các trung tâm giữ trẻ tại gia ở Úc tăng chóng mặt. Một phúc trình rò rĩ cho thấy nhiều cá nhân hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ giữ trẻ tại gia lừa đảo tiền chính phủ và cha mẹ…


Giữ trẻ tại gia- Nghề “hốt bạc”

Các cuộc chạy đua để có được chứng chỉ đào tạo giữ trẻ tại gia “family day-care”, đã gian lận hơn 1 tỷ đô la. Đứng sau lĩnh vực này là chương trình dạy nghề được chính phủ hỗ trợ, với nhiều trường hợp lừa đảo tiền tài trợ của chính phủ lên đến 6 tỉ đô la.

Cả hai chương trình Tiêu chuẩn chất lượng Quốc gia “National Quality Framework” cho lĩnh vực chăm sóc trẻ em và chương trình cho vay học nghề VET đã được giới thiệu vào năm 2012, dưới thời cựu thủ tướng Julia Gillard.

Việc này đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho những người đầu tư vào lĩnh vực giáo dục chăm sóc trẻ tại gia. Số lượng người muốn học để lấy chứng nhận nghề bậc 3 giữ trẻ tại nhà tăng một cách chóng mặt và kinh khủng.

Trong cả hai chương trình này, những người mở trường đào tạo và chăm sóc trẻ em được chính phủ liên bang trả tiền trực tiếp, theo số lượng học viên mà họ đào tạo.
Trong một số trường hợp, những người nộp đơn xin chứng chỉ nghề bậc 3, hay còn gọi là certificate 3, trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ mầm non, đã được cấp bằng dù họ không nói được tiếng Anh và không thể hiểu hết nội dung của khóa học.
Tổng trưởng Giáo dục liên bang  Simon Birmingham cho biết một số nhân viên trong ngành giữ trẻ tại gia dã lợi dụng kẽ hở luật pháp để thâm lạm công quỹ. Do đó chính phủ sẽ cải tổ luật pháp, để đánh sập những trò gian lận và lừa đảo tiền chính phủ trong lĩnh vực này.

Chuyên gia phân tích chính sách thuộc Trung tâm nghiên cứu độc lập, bà Trisha Jha nói với tờ The Australian.

"Các chương trình cho vay học nghề VET và Tiêu chuẩn chất lượng Quốc gia National Quality Framework trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em cấu kết với nhau để việc cung cấp chứng chỉ trở nên dễ dàng hơn mà không nhất thiết phải nâng cao chất lượng giảng dạy."

Các các trung tâm giữ trẻ tại gia, với chi phí thấp mà không cần phải đầu tư quá nhiều, mọc lên nhanh chóng như nấm sau mưa, so với số lượng các trường mầm non chính quy phải tuân theo các quy định chặt chẽ.

Trong những năm qua, kể từ khi chương trình chất lượng Quốc gia “National Quality Framework” cho lĩnh vực chăm sóc trẻ em được giới thiệu, số lượng các gia đình mở dịch vụ giữ trẻ tại nhà đã tăng 62%, trong khi các trung tâm giữ trẻ mầm non lớn chỉ tăng 7%.

Chỉ trong vòng ba năm qua, số lượng các gia đình mở dịch vụ giữ trẻ đã tăng gấp đôi, hầu hết trong số này là các nhà cung cấp tư nhân.

Giao con cho người giữ trẻ không có bằng cấp, kinh nghiệm

Tờ báo The Australian tiết lộ trường hợp của một người đàn ông ở Canberra là Ruben Majok Aleer Aguer, người nhận 1.6 triệu đô la tiền tài trợ của chính phủ cho dịch vụ giữ trẻ tại nhà mà các cơ quan chức năng không thể khẳng định được trẻ có được chăm sóc thật sự hay không.

Một số người giữ trẻ tại trung tâm của ông Aguer có chứng chỉ học nghề bậc 3 từ một trường đào tạo tại Queensland, tên là Australian Vocational Driving Institute, do Hammad Hassan làm chủ.
"Các hoạt động của công ty làm tổn hại hệ thống quản lý di trú và tính trung thực của chương trình tài trợ học nghề VET, thông qua việc đánh giá không đầy đủ, làm sai lệch thông tin về bằng cấp và kinh nghiệm của giáo viên mầm non”.
Trường dạy nghề của ông Hassan đã bị xóa khỏi danh sách đăng ký với chính phủ vì không đáp ứng và tuân thủ được nhiều nghĩa vụ. Một tòa án tại Canberra còn đặt ra nghi vấn về bằng cấp của ông này.
Parents working in home office with children playing
More Mothers are becoming self employed to avoid expensive child care fees and restrictions in the work place. Source: SBS Resource Centre
Ông Hassan đồng thời là người quản lý cho một tổ chức đào tạo khác mang tên Austwide Institute of Training Pty Ltd và từng bị tòa án dân sự của Victoria điều tra vào tháng Tư vì không tuân thủ luật pháp.

Một trung tâm giữ trẻ tại gia khác, điều hành bởi Amjad Malik, đã gian lận và chỉnh sửa kinh nghiệm và bằng cấp của một giáo viên mầm non. Trung tâm này tuyên bố rằng cô giáo đã có nhiều năm kinh nghiệm với các dịch vụ giữ trẻ tại gia, mặc dù cô này không hề có chút kinh nghiệm nào.

Một thẩm phán cao cấp trong tòa án tuyên bố bản án như sau:

"Các sai phạm liên quan đến việc không trung thực về kinh nghiệm và bằng cấp là  nỗ lực cố ý gian lận hệ thống kiểm soát di trú của Úc, và tư duy lợi ích cá nhân. Các hoạt động của công ty làm tổn hại hệ thống quản lý di trú và tính trung thực của chương trình tài trợ học nghề VET, thông qua việc đánh giá không đầy đủ, làm sai lệch thông tin về bằng cấp và kinh nghiệm của giáo viên mầm non”.

Một trường hợp khác, một tị nạn đến Úc bằng thuyền đã bị từ chối cung cấp chứng nhận đủ điều kiện tiếp xúc với trẻ em, hay còn gọi là “working with children check”. Cô này thường xuyên bạo hành con gái của mình. Thế nhưng cô lại nhận được chứng chỉ học nghề bậc 3  trong lĩnh vực giáo dục mầm non dù không thể nói tiếng Anh.

Thượng nghị sĩ Birmingham đang dẫn đầu cuộc cải tổ trong với lĩnh vực này, với kỳ vọng sẽ tiết kiệm được hơn 1 tỷ đô la cho chính phủ, đồng thời cam kết tháo dỡ các vấn đề trong chương trình cho vay học nghề VET.

Bà Jha, chuyên gia phân tích chính sách cho biết sự gian lận trong lĩnh vực chăm sóc trẻ với tốc độ ghê gớm, bởi mọi trợ cấp của chính phủ đều được trả trực tiếp cho nhà cung cấp dịch vụ. Bà nói:

"Cách tốt nhất để khắc phục điều này là chính phủ  tập trung nhiều hơn vào việc tài trợ tiền cho phụ huynh, như vậy trẻ em sẽ được hưởng lợi”.

Chính phủ đã đặt mục tiêu tiết kiệm khoảng 1,7 tỷ đô trong 2018-19 từ các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hệ thống giữ trẻ tại gia.

Share