Vì sao Thụy Sĩ trao quyền bầu cử cho nữ giới chậm trễ nhất ở phương Tây?

Supporting campaign for women's right to vote in Zurich, Limmatplatz 1969

Supporting campaign for women's right to vote in Zurich, Limmatplatz 1969. Source: Blick/RDB/ullstein bild via Getty Images

Tháng 2 này đánh dấu một cột mốc quan trọng nhất trong lịch sử của phụ nữ Thụy Sĩ - kỷ niệm 50 năm ngày phụ nữ được trao quyền bầu cử -trong khi phụ nữ ở Úc đã có quyền này gần 70 năm và ở New Zealand là gần 80 năm. Vì sao một quốc gia thuộc nhóm phát triển nhất thế giới lại là nước cộng hòa phương Tây trao quyền bầu cử cho nữ giới chậm trễ nhất?


Bên ngoài quốc hội Thụy Sĩ, cô sinh viên Nine Stali đang nghĩ về một cột mốc quan trọng đối với phụ nữ Thụy Sĩ - kỷ niệm lần thứ năm mươi được trao quyền bầu cử.

“Đó là một ngày kỷ niệm tốt đẹp nên chúng tôi rất vui. Nhưng tôi cũng cảm thấy sốc khi phụ nữ Thụy Sĩ chỉ mới có quyền bầu cử cách đây không lâu, chỉ mới 50 năm.”

Phụ nữ Thụy Sĩ, cũng như ở các nước láng giềng châu Âu, đã yêu cầu được quyền bỏ phiếu vào đầu thế kỷ XX.

Phụ nữ các nước Anh, Ý, Đức đều sớm nhận được quyền bầu cử, còn phụ nữ Thụy Sĩ vì sao phải đợi lâu như vậy?

Ở các quốc gia khác, chính phủ hoặc quốc hội quyết định quyền bầu cử cho phụ nữ. Nhưng ở Thụy Sĩ, các quyết định lớn luôn được đưa ra dựa trên kết quả bỏ phiếu trên toàn quốc, như nhà báo Gabby Oxenbeim giải thích:

“Đừng quên rằng Thụy Sĩ là quốc gia duy nhất ở châu Âu mà mọi người có thể bỏ phiếu về quyền bầu cử của phụ nữ. Nhưng khi đó chỉ có nam giới mới được quyền bỏ phiếu cho chủ đề này. Có thể ở các quốc gia khác, nam giới cũng bỏ phiếu theo cách tương tự và họ đã bỏ phiếu chống.”

Năm 1959, một cuộc trưng cầu ý dân được tiến hành, cánh đàn ông bỏ phiếu về việc có cho phép phụ nữ tham gia cùng họ tại thùng phiếu hay không.

Một nhà báo vào thời điểm đó đã nhận thấy kết quả không khả quan sau khi nói chuyện với những người đàn ông Thụy Sĩ trên đường phố.

“Bạn muốn tôi nói sự thật ư? Tôi hoàn toàn phản đối điều đó. Tôi nghĩ điều đó là trái với lẽ thường." - một người đàn ông nói.

"Tôi nghĩ đó là một điều không cần thiết đối với nhà nước, bởi vì dù sao phiếu bầu của phụ nữ cũng được thể hiện thông qua chồng của họ.” - một người đàn ông khác cho biết. 

Bà Yvonne Lentzslinger năm nay đã 80 tuổi. Và vào thời điểm đó bà chỉ mới 18 tuổi, đang chuẩn bị vào trường luật và cũng hy vọng mình có quyền bỏ phiếu.
“Cuộc trưng cầu ý kiến đó như một trò đùa, một vụ bê bối, khi mà phụ nữ không được tham gia, cũng chẳng được hỏi ý kiến. Ít nhất chúng tôi cũng nên được hỏi, mặc dù tôi cũng phải nói rằng vào thời điểm đó nhiều phụ nữ sẽ không bỏ phiếu ‘đồng ý’.”
Cánh đàn ông đã bỏ phiếu không đồng ý - với đa số 67%.

Nhưng phụ nữ Thụy Sĩ đã không ngừng đấu tranh. Và cuối cùng vào năm 1971 đã diễn ra một cuộc trưng cầu dân ý khác.

Gabby Oxenbeim một lần nữa giải thích:

“Một trong những lý lẽ để không cho phụ nữ quyền bầu cử là vì cho rằng kiến thức của phụ nữ quá hạn hẹp. Vâng, đó là một trong những lập luận được đưa ra.”

Nhưng vào thời điểm đó, phong trào của phụ nữ đã trở nên mạnh mẽ không thể ngăn cản. Và cuối cùng, cánh đàn ông đồng ý.

Cuối năm đó trong một cuộc tổng tuyển cử, phụ nữ Thụy Sĩ đã trở thành thành viên của quốc hội.

Gabby Oxenbeim nói rằng 50 năm đã trôi qua, và ngày kỷ niệm này rất đáng nhớ.

“Tôi chưa bao giờ bỏ lỡ một cuộc bầu cử nào. Tôi luôn đi bỏ phiếu, và các con gái của tôi cũng vậy. Tôi đã dạy con rằng quyền chính trị này rất quan trọng đối với chúng tôi ở đất nước Thụy Sĩ.”

Thêm thông tin và cp nht Like Nghe SBS Radio bng tiếng Vit mi ti lúc 7pm ti 

Share