Việt Nam tuần qua (30/4/2016)

Tôi chọn cá

'Tôi chọn cá' là thái độ của dân VN trước việc ông giám đốc đối ngoại của Formosa nói "chọn cá hay chon nhà máy thép". Source: FB

Miền Trung Việt Nam điêu đứng vì cá chết trắng bờ, dân chúng bất bình vì những lời tuyên bố của giới chính quyền về nguyên nhân của cá chết hàng loạt vẫn chưa được làm sáng tỏ, cư dân các trang mạng xã hội hô hào nhau xuống đường tại các thành phố lớn vì môi trường cho Việt Nam.


Trong những ngày qua, người dân người dân Việt Nam đang sôi lên vì việc cá, tôm nghêu chết trắng bờ.

Thừa nhận cá chết hàng loạt ở miền Trung là thảm họa môi trường lớn, việc ứng phó chậm và lúng túng, Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà "xin nhận khuyết điểm”.

Ngày 28/4, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cùng Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hải dương học Nha Trang cùng các nhà khoa học đã về vùng biển Khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khảo sát thực địa, làm rõ hai nhóm nguyên nhân cá chết hàng loạt là do thuỷ triều đỏ và độc tố hoá học gây cá chết hàng loạt mà Bộ đã công bố trong buổi họp báo cách đó một ngày.

Tuy nhiên cho hôm nay sau hơn một tháng hiện tượng cá chết trắng bờ dọc bốn tỉnh miền Trung Từ Hà Tĩnh nơi có nhà máy thép Formosa cho tới Lăng Cô Huế, và nhận định đây là thảm họa môi trường lớn, hết sức nghiêm trọng lần đầu xảy ra ở Việt Nam thì ông Bộ trưởng Bộ TN MT Trần Hồng Hà nói là

“Vẫn chưa phát hiện bằng chứng về mối quan hệ giữa nước thải, chất thải với thảm họa về môi trường, tuy nhiên về mặt gián tiếp thì có những vấn đề liên quan.”

Cũng trong ngày  28/4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có buổi họp báo dể báo cáo Chính phủ về kết quả xét nghiệm mẫu nước biển Vũng Áng, theo đó "bước đầu loại trừ nguyên nhân do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà thế giới gọi là thủy triều đỏ".

Kết luận này có nghĩa nguyên nhân thủy triều đỏ gây ra cá chết bất thường hàng loạt mà Bộ Tài nguyên - Môi trường đưa ra hôm 27/4 là không chuẩn xác.

Tuy nhiên bài nói về báo cáo này trên một số báo như Sài Gòn Giải Phóng hay Dân Trí đã bị gỡ bỏ vài tiếng đồng hồ sau khi đăng.

Biển là nguồn mưu sinh chủ yếu từ bao đời nay của người dân các tỉnh miền Trung, vùng đất khó khăn nhọc nhằn nhất dãi đất Việt Nam như Nghệ An Hà Tĩnh Quãng Bình Quãng Trị các tĩnh đã hoàn toàn đình trệ. SBS Việt ngữ xin điểm lại những sự kiện vừa qua liên quan đến vấn đề này

Với việc biển nhiễm độc cá chết trắng, hàng ngàn hecta đầm hồ nuôi trồng thủy hải sản và làm muối đang lâm vào cảnh khốn đốn, dịch vụ nghề cá và du lịch đang chịu những hậu quả tai hại.

Dư luận xã hội chỉ ra đích danh nhà máy cán thép Formosa tại khu vưc Hà Tĩnh có chủ đầu tư là nước ngoài đã đưa ống xả thải công nghiệp trực tiếp xuống biển Vũng Áng.

Theo một công nhân làm việc ở Formosa cho RFA biết  sự ô nhiễm do nhà máy thải ra đã có từ hôm trước tết.

Chỉ thời gian gần đây cá chết rộ nhiều thì dư luận mới chú ý và chính quyền mới phải lên tiếng.

BBC tiếng Việt đẫn lời ông Nguyễn Viết Nghĩa, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu hải sản cho biết trong cuộc họp bốn tỉnh miền Trung hôm 23/04 như sau

 “Sở Nông nghiệp Quảng Bình thống nhất ý kiến với cơ quan cùng cấp Hà Tĩnh xác nhận, nguyên nhân gây cá chết là nguồn nước biển ô nhiễm và có yếu tố gây độc từ khu công nghiệp Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lây lan vào Quảng Bình theo dòng hải lưu Bắc Cực – Xích đạo”.

Xin điểm lại các thông tin liên quan đến sự kiện cá chết trong mấy ngày vừa qua

Vào ngày 25/4, ông Giám đốc đối của Formosa là Chu Xuân Phàm đã thừa nhận hoạt động của nhà máy thép ảnh hưởng đến sinh vật biển của khu vực.

Ông giám đốc đối ngoại của Formosa Chu Xuân Phàm đã hỏi vặn các pv có mặt trong buổi họp báo về hiện tường cá chết ngay vùng biển của nahf máy thép thì rắng giữa cá và nhà máy thép thì họ chon ai. Các PV trả lời chọn cả hai thì ông nói ngay Thủ tướng cũng không làm được

Vừa rồi đoạn trả lời pv báo chí VN của ông Chu Xuân Phàm đăng trên Tuổi trẻ Online.

Ngay sau phát biểu gây sốc của ôngGiám đốc đối ngoại người nước ngoài của Formosa, trên khắp các trang mạng xã hội VN dấy lên các khẩu hiệu “ chúng tôi chọn cá không chọn nhà máy thép” “Formosa cút khỏi VN”

Trước phản ứng của dân Việt Nam thì chiều nay 26/4, lãnh đạo Công ty Formosa Hà Tĩnh họp báo tại trụ sở công ty liên quan đến những thông tin về việc xả thải ra biển. đã cúi đầu xin lỗi Việt Nam vì những phát ngôn không đúng mực của Giám đốc đối ngoại Chu Xuân Phàm.

Vừa rồi là đoạn video clip của Truyền hình Công An Nhân Dân về lời phát biểu xin lỗi của ông Trương Phục Ninh, Phó tổng giám đốc Công ty Formosa

Và ngay sau đó thì Công ty Formosa đã sa thãi ông Chu Xuân Phàm.

Trước áp lực của dư Luận, ngày 27/4/2016 Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã tổ chức cuộc họp báo về nguyên nhân cá chết.

Buổi họp báo dự định diễn ra lúc 1:30 chiều nhưng mãi đến 8g tối, sau 7 tiếng đình hoãn không lý do thì ông Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã có cầm giấy đọc một bài phát biểu trong một buổi họp báo chỉ kéo dài vỏn vẹn chua tới 15 phút rằng "Cá chết là do thuỷ triều đỏ, không phải Formosa "

Sau khi đọc xong kết luận được ghi sẵn, ông Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đi thẳng vào trong thế nhưng phóng viên báo Thanh Niên đã tìm cách để phỏng vấn ông tìm câu trả lởi cho dư luận về việc có phải chất độc kim loại nặng trong nước biền làm cá chết không thì ông Nhân nói "câu hỏi này làm tồn hại quốc gia" phóng viên không được nêu ra.

Ngay sau các phát biểu gây nhiều tranh cãi của ông thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường VN các nhà khoa học độc lập ở VN đã lên tiếng phản bác kết luận này của BTN-MT và dẫn đến việc chưa đến 24 tiếng sau cuộc họp báo đầy tai tiếng của Bộ TN-MT với ông Thứ trưởng Nhân thì hôm 28/4 Ông Trần Hồng Hà Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi trường Viêt Nam đã xin lỗi như đã nói ở trên.

Trao đổi với Tiền Phong về tình trạng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, PGS.TS. Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển cho biết, qua phân tích các dữ liệu thì định hướng xuất phát nguồn gây ô nhiễm nằm ở phía bắc Hà Tĩnh.

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho hay:
"Hiện tượng thủy sản chết hàng loạt trên quy mô rộng ở vùng biển ven bờ thường liên quan đến nguồn gây ô nhiễm từ đất liền, nguồn trên biển, từ trên trời rơi xuống và từ lòng đất đưa lên."
"Cụ thể có thể liên quan đến việc xả thải trực tiếp ra biển từ các hoạt động phát triển trên đất liền; sự cố tràn dầu và tràn hóa chất, thủy triều đỏ liên quan tới bùng phát các loài vi tảo biển gây hại, sự cố hoặc thải có chủ ý đổ thải xuống biển từ hoạt động dầu khí; dòng nhiệt dịch liên quan đến hoạt động địa động lực"
"Phân tích diễn tiến thời gian của hiện tượng, không gian phân bố cá chết dọc vùng biển ven bờ, điều kiện thủy động lực của vùng biển (dòng chảy mạnh ven bờ tây vịnh Bắc Bộ tương ứng độ sâu 20-30m nước và bằng cách loại trừ, ngay từ đầu tôi đã định hướng xuất phát nguồn gây ô nhiễm nằm ở phía bắc Hà Tĩnh và cụ thể hơn là Vũng Áng."

Trong khi các quan chức chính phủ vẫn chưa đưa ra được kết luận của việc cá chết là do đâu thì ngừoi dân VN khi xem đoạn video clip của Đài truyền hình VTC đã chiếu đoạn phóng sự về một thử nghiệm thực tế của pv đài thực hiện cùng với Trung tâm quan trắc Môi trường của Sở TNMT Hà Tĩnh có mặt tại biển Vũng Áng vào ngày 26/4.

Trước ống kính máy quay của đài TH VN thì cá sống được thả vào nước biển lấy mẫu ở ngay khu vực biển này chỉ sau 2 phút, con cá đã chết khi bơi trong thứ nước biển có màu vàng.

Cũng trong ngày 26/4, Bản tin VTCNEWS cho biết năm thợ lặn của công ty Nibelc, một nhà thầu của Dự án Formosa phải nhập viện do tức ngực, khó thở.

Trước đó tuyền thông trong nước đưa tin ngày 25/4, thợ lặn Lê Văn Ngầy, quê ở Khánh Hòa, công nhân của Công ty Nibelc, bị tử vong sau khi lặn thi công đê chắn sóng của cảng Sơn Dương.

Anh Ngầy là thợ lặn có kinh nghiệm hơn 10 năm và đã làm việc tại vùng biển Vũng Áng gần hai năm nay dưới đáy biển công trường Formosa.

Đại tá Phan Thanh Sơn, Trưởng Công an huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết, nguyên nhân có thể do nghi bị nhiễm độc.

Trước tình trạng biển nhiễm độc, thì ngừoi dân tại các tỉnh thành VN đặc biệt là bốn tỉnh miền Trung Hà Tĩnh Quãng Bình Quảng Trị Huế người dân đổ xô mua muối, nước mắm về dự trữ.

Báo Dân Trí đưa tin Bà Trần Thị Phương (trú TP.Đông Hà) cho biết:
"Cá biển chết quá nhiều, kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng chưa rõ, nhưng trong đó có đưa ra nghi ngờ nguyên nhân do nước bị nhiễm độc."
"Sợ sau này không có muối, nước mắm để ăn, tôi đi mua 30kg muối hạt lớn, 5kg muối i-ốt và 8 lít nước mắm về dự trữ để ăn dần".

Chị Nguyễn Thị Lành (39 tuổi, tiểu thương ở chợ Đông Hà) cho biết, chỉ trong sáng 28.4, chị đã bán hơn 2 tấn muối hạt lớn, khoảng 1 tấn muối i-ốt và hàng trăm lít nước mắm các loại.
“Họ chen lấn, tranh nhau mua muối, mỗi người mua vài chục kilôgram đến cả tạ muối, tôi bán gấp hàng chục lần ngày thường."
"Một kg muối hạt giá 3.000-4.000 đồng, còn muối i-ốt giá 6.000 đồng/kg, nước mắm thì nhiều loại giá khác nhau” - chị Lành nói.

Một người dân chài Hà tĩnh cho STBN biết hải sản họ đánh bắt về không ai dám mua.

Tuy vậy họ cho biết trong khi dan VN không ai dám ăn thì thưong lái TQ vẫn tiếp tục thu mua với giá cao

Họ đem phải cập bờ ở các tỉnh khác như Nghệ An hay xa hon để bán những thứ đánh bắt được nhưng khi thấy thuyền mang ký hiêu Hà tĩnh thì dân từ chối tiêu thụ.

Cũng trên đoạn phỏng vấn của STBN, khi được hỏi về phát biểu của ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh rằng “người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển Vũng Áng" thì người người dân chài Hà Tĩnh này nói rằng ông phó chủ tịch tỉnh nói vậy là muốn dân chết như cá.


Trước tình hình môi trường đời sống và sức khỏe của người dân Việt Nam đang bị đe doạ nghiêm trọng vì hậu quả có thể lâu dài của sự việc dẫn đến cá chết mà nhà nước VN vẫn còn đang lúng túng chưa có biện pháp cụ thể để giải quyết, cộng đồng mạng kêu gọi xuống đường vào ngày 1/5/2016

Chị Đăng Bích Phượng, một nhân vật đấu tranh đã từng tự ra ứng cử QUốc Hội cho Phan Bách biết về việc này là vì tương lai của chính người VN hiện nay và sau này.

Sự việc cá chết vẫn chưa kết thúc vì nghuyên nhân chưa được nhà nước Việt Nam chính thức xác nhận.

Hậu quả lên sức khỏe tâm lý kinh tế cũng như đời sống người dân VN nói chung và bà con dân chài bốn tỉnh miền Trung nói riêng vẫn còn bỏ ngõ, SBS Việt ngữ sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin.

 


Share