Virus bại liệt được tìm thấy trong nước thải ở Gaza

Nabila Hamada had to leave one of her twin babies behind (AP).jpg

Nabila Hamada had to leave one of her twin babies behind Source: AP

Theo Đại diện Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về Phụ nữ tại khu vực, một triệu phụ nữ và bé gái đang phải gánh chịu gánh nặng tồi tệ nhất trong 9 tháng chiến tranh ở Gaza. Bà Maryse Guimond nói rằng không có gì chuẩn bị, trước sự tàn phá hoàn toàn và sự vô nhân đạo mà bà chứng kiến, trong chuyến thăm Gaza mới nhất.


Tại thành phố Khan Younis bị phá hủy phần lớn ở phía nam Dải Gaza, người mẹ Nabila Hamada đang cố gắng hết sức để giữ cho đứa con trai mới sinh của mình sống sót.

Cháu sinh ra cùng với người anh song sinh của mình trước đó, trong cuộc chiến tại Bệnh viện Al-Shifa ở Thành phố Gaza.

Nhưng khi lực lượng Israel đe dọa bệnh viện trước khi đột kích, Nabila và chồng buộc phải chạy trốn và trong hành trình đó, phải bỏ lại một trong những đứa trẻ khi nhân viên y tế cho biết, cậu bé quá yếu để có thể rời đi.

Bà nói rằng, bà không thể quên trải nghiệm đó khi đứa con trai bị bỏ lại.

“Các con tôi nhớ sự chăm sóc dịu dàng của tôi, không thể rời xa đứa con trai nhỏ của mình, đứa con song sinh mà tôi đã mang theo".

"Tôi không thể rời xa nó dù chỉ một vài giây, tôi sợ phải rời xa cháu và mất cháu, như đã mất anh trai của cháu".

"Nỗi sợ hãi của tôi trong cuộc sống, là cháu sẽ mất đi tôi, rồi tôi cũng không thể tưởng tượng được rằng, tôi sẽ mất đi những điều này".

"Đó là tôi có thể mất đi con cái và không biết nó ở đâu, tôi muốn có con trai tôi bên cạnh, tôi muốn nó quay trở lại”, Nabila.

Việc di dời lặp đi lặp lại gây ra chấn thương, ước tính khoảng 1,9 triệu trong số 2,3 triệu người ở Gaza, đã phải rời bỏ nhà cửa.

Hầu hết sống trong các lều trại tồi tàn và phải gắng sức để tìm thức ăn và nước uống.

Hiện đang có một cuộc khủng hoảng y tế mới đang diễn ra, Bộ Y tế Gaza cho biết các xét nghiệm trên các mẫu nước thải ở Dải Gaza, đã tìm thấy dấu vết của vi rút gây bệnh bại liệt.

Căn bệnh có khả năng lây nhiễm cao này ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em dưới 5 tuổi, với những tác động tàn khốc, bao gồm tê liệt không thể phục hồi và thậm chí tử vong.

Nó lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với phân của người bị nhiễm bệnh, hoặc nước, hay thực phẩm bị ô nhiễm.

Các chiến dịch tiêm chủng hàng loạt kể từ năm 1988, đã làm giảm 99% số ca mắc bệnh bại liệt trên toàn cầu.

Sự hồi sinh của dịch bệnh làm tăng thêm mối lo ngại, về nhiều cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Gaza.

Bà Maryse Guimond là Đại diện đặc biệt của phụ nữ Liên Hiệp Quốc tại Lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng.

Bà vừa trở về sau chuyến đi kéo dài một tuần tới Gaza, cuộc hành trình mà bà đã thực hiện hơn 50 lần trong sáu năm đảm nhiệm vai trò này.

"Những gì tôi chứng kiến đã thách thức nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của tôi, đối với những phụ nữ và thiếu nữ mà tôi đã làm việc cùng trong nhiều năm".

"Thật không thể chịu đựng được khi chứng kiến bạo lực leo thang hàng ngày và sự tàn phá của một cuộc chiến tranh chống lại phụ nữ không có hồi kết".

"Một câu chuyện hơn 10 ngàn phụ nữ đã mất mạng, hơn 6 ngàn gia đình mất mẹ".

"Gần 1 triệu phụ nữ và thiếu nữ mất nhà cửa, người thân, hơn nửa triệu ký ức cuộc đời".

"Họ đói khát cồn cào, ăn những món cuối cùng và ít nhất trong gia đình, bỏ bữa và không ăn những thực phẩm lành mạnh trong nhiều tháng”, Maryse Guimond.

Còn ông Muhannad Hadi là phó điều phối viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, về tiến trình hòa bình Trung Đông.

Gần đây ông cũng đã hoàn thành chuyến đi tới Gaza và trở về vào ngày 9 tháng 7, nơi ông nói rằng các nhân viên Liên Hiệp Quốc nhận thấy, không thể ưu tiên nhu cầu của người dân ở Gaza khi "mọi thứ đều là ưu tiên hàng đầu".

Ông nói trong hơn 30 năm làm việc trong lãnh vực viện trợ nhân đạo, ông chưa bao giờ phải đối mặt như vậy, khi nghe những trải nghiệm của những người trên thực địa trong vùng chiến sự.

"Họ mang theo phẩm giá của mình, hoặc bất cứ thứ gì còn sót lại bên mình và họ chỉ di chuyển từ nơi này sang nơi khác".

"Gaza là một câu chuyện buồn và có 2 triệu câu chuyện buồn ở Gaza".

"Xem Gaza trên tin tức, đọc về Gaza là một chuyện, nhưng đến đó và lắng nghe nỗi thống khổ của người dân, lại là một câu chuyện khác”, Muhannad Hadi .

Ông đặc biệt nhớ những lời kể của phụ nữ về hoàn cảnh của họ, bao gồm cả việc thiếu quyền riêng tư và nhu cầu về an toàn cá nhân.

"Ngày này qua ngày khác, một số phụ nữ nói với tôi rằng họ đã nhiều tháng không tắm, luôn ở bên con cái và có một chút riêng tư".

"Một số phụ nữ thực sự đã nói với tôi rằng, họ đã phải cắt tóc ngắn và còn nói với tôi rằng có người phải cạo trọc đầu vì thiếu dầu gội, thiếu vật liệu vệ sinh, rồi chuyện này nối tiếp chuyện khác".

"Đối với tôi vì tôi đến từ vùng Jordan, nói được ngôn ngữ đó nên không có rào cản ngôn ngữ”, Muhannad Hadi .

Trong khi đó, các nhà hòa giải quốc tế tiếp tục thúc đẩy Israel và Hamas, tiến tới một thỏa thuận nhằm chấm dứt giao tranh và giải thoát khoảng 120 con tin Israel bị Hamas bắt giữ ở Gaza.

Các nhà đàm phán Israel đã đến Cairo vào đầu tuần này, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy có bước đột phá.

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ John Kirby cho biết, mọi nỗ lực trong các cuộc đàm phán vẫn đang hướng tới khả năng đạt được giải pháp hai nhà nước.

"Đó không phải là về kế hoạch B, mà vẫn là về kế hoạch A, đang hướng tới khả năng có giải pháp hai trạng thái và không ai mù quáng ở đây về việc điều đó sẽ khó khăn như thế nào".

"Chúng tôi tin điều đó, ưu tiên hàng đầu phải là ngừng bắn, thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, đưa những con tin đó trở về với gia đình của họ, có được 6 tuần bình tĩnh".

"Đó là giai đoạn một và nếu chúng ta đạt được giai đoạn một, thì các cuộc đàm phán có thể bắt đầu ở giai đoạn hai và giai đoạn hai, như chính Tổng thống đã nói vào tháng 5 năm ngoái, có thể đưa chúng ta đến sự chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch".

"Nếu có thể đạt được điều đó, thì bạn có thể bắt đầu qua thực sự bắt đầu đặt nền móng cho việc quản lý sau xung đột ở Gaza”, John Kirby.
Đồng thời áp lực quân sự mà quân đội Israel đang gây ra ở đây ngay trước Hamas, đã giúp ích cho chúng tôi, cùng với việc chúng tôi kiên quyết yêu cầu thúc đẩy thỏa thuận con tin,
Benjamin Netanyahu
Và quân đội Israel đã công bố thông tin chi tiết về lệnh nhập ngũ, đối với đàn ông Do Thái Chính thống cực đoan.

Từ Chủ nhật 21/7, nhóm trước đây được miễn nghĩa vụ quân dịch, sẽ bắt đầu nhận được lời gọi nhập ngũ.

Israel cho biết họ đang đặt mục tiêu tuyển mộ 3 ngàn thanh niên Do Thái thuộc phái chính thống cực đoan vào cuối năm nay.

Việc nầy được đưa ra, sau khi có phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao Israel vào tháng trước cho thấy, việc miễn trừ dẫn đến sự đối xử bất bình đẳng, đối với các bộ phận dân cư khác nhau.

Vài ngày trước bài phát biểu trước Quốc hội Hoa Kỳ dự trù vào ngày 24 tháng 7, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có chuyến viếng thăm bất ngờ tới miền nam Gaza.

Chuyến đi của ông được công bố, chỉ vài giờ sau khi Bộ trưởng An ninh Quốc gia Israel, Itamar Ben-Gvir, đến thăm thánh địa nhạy cảm nhất của Jerusalem, Nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa.

Bộ Ngoại giao Palestine lên án chuyến thăm của ông Ben-Gvir, là một "hành động xâm phạm khiêu khích".

Phát biểu trước các binh sĩ trong Lực lượng Phòng vệ Israel, ông Netanyahu cho biết ông sẽ truyền đạt kinh nghiệm của mình về chuyến thăm này, tới các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ.

“Tôi đã có được sức mạnh ở đây nhờ những thành tựu to lớn của họ, quân đội Israel".

"Tôi hiểu rõ rằng, hành động mạnh mẽ của họ trên và dưới mặt đất, là điều cần thiết cho an ninh của Israel và hiểu rõ hơn rằng, việc kiểm soát cửa khẩu Rafah của chúng tôi là điều cần thiết trong tương lai".

"Đồng thời áp lực quân sự mà quân đội Israel đang gây ra ở đây ngay trước Hamas, đã giúp ích cho chúng tôi, cùng với việc chúng tôi kiên quyết yêu cầu thúc đẩy thỏa thuận con tin”, Benjamin Netanyahu.

Trong khi đó, một lá thư có chữ ký của 230 nhân viên làm việc tại các cơ quan của Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa, đã kêu gọi các thành viên Quốc hội Mỹ phản đối hoặc tẩy chay bài phát biểu của ông Netanyahu.

Bức thư, do Hiệp hội Nhân viên Cấp tiến của Quốc hội tổ chức nói rằng, việc lên tiếng phản đối bài phát biểu dự kiến của ông Netanyahu trước Quốc hội, là một "vấn đề đạo đức" chứ không phải chính trị.

Share