Viva: Làm gì khi muốn thu gọn lại ngôi nhà của mình?

And woman carrying a packing box into her new home

And woman carrying a packing box into her new home Source: Getty Images

Người ta thường cảm thấy khó khăn để quên đi những kỷ niệm hoặc thu hẹp lại ngôi nhà quá rộng rãi mà họ đã tạo dựng trong suốt cuộc đời.


Một cựu chính trị gia tại Queensland nay chuyển thành một chuyên viên về địa ốc 63 tuổi, bà Freya Ostopovitch tự xem mình là khá hiếm hoi, trong số những người chẳng có kế hoạch nào về việc thu nhỏ nhà cửa của mình.

“Tôi muốn có đủ phòng ngủ cho các cháu đến chơi, tôi cũng muốn có một nơi để cất giữ mọi thứ".

"Tôi là người có tính hay tích trữ và không thể thu nhỏ mọi thứ đồ đạc của mình".

"Thu hẹp ngôi nhà là một chuyện, thế nhưng thu nhỏ các vật dụng lại là một chuyện khác”, Freya Ostopovitch.

Tuy nhiên theo giáo sư Bruce Judd, thuộc Trung tâm Nghiên cứu về Tương lai của các Thành phố tại đại học New South Wales, thì chỉ có dưới 1 phần 10 người dân Úc ở tuổi trên 50, mới thực sự nghĩ đến việc thu nhỏ nhà cửa của họ.

Ngoài ra, trong số khoảng 18% quyết định chuyện thu hẹp ngôi nhà, thì chỉ có phân nửa trong số đó mới quyết định hành động mà thôi.

“Lý do vì sao nhiều người không thích thu hẹp lại, là ngay cả niềm tin thông thường là mọi người không xử dụng hết không gian trong ngôi nhà của họ".

"Hầu hết nói rằng họ cần chỗ cho bạn bè đến thăm và gia đình có nơi chơi các trò chơi yêu thích và những chuyện đó rất quan trọng cho sức khỏe và cuộc sống vào cuối đời".

"Thế nhưng với những người gặp khó khăn trong việc giữ ngôi nhà hay bất động sản và muốn thu nhỏ lại hoặc muốn thay đổi nếp sống, thì đây là những lý do chính yếu khiến người ta muốn làm như vậy”, Bruce Judd.

Trong khi đó, ông Mick Mezzino thuộc công ty Clear Space có trụ sở tại Adelaide, vốn chuyên môn về việc thu hẹp nhà cửa và làm giảm bớt đồ đạc lộn xộn trong nhà.

Ông nhận xét rằng những người thường thu hẹp ngôi nhà, là do có một cuộc khủng hoảng vào lúc đó, khi người ta phải đối phó với những áp lực về tình cảm và thể chất trong ngắn hạn.

Nếu có một lời khuyên mà ông có thể chia sẻ, thì đó là việc loại ra mọi thứ càng sớm càng tốt, thường là nhiều tháng trước thời gian thông thường 4 tuần lễ để sắp xếp việc mua nhà, thường được biết là settlement period.

“Thông thường người ta thu hẹp nhà cửa của họ, vốn không phải là những người nhanh nhẹn trước kia, khi họ không tin tưởng khi leo lên một cái thang hoặc phải cúi xuống, hay bất cứ những gì mà họ không phải làm trong một thời gian, đó là chỗ ở đàng sau tủ đựng thức ăn, hoặc ở trên cao hay ở đàng sau nhà để xe, vì vậy đó sẽ là áp lực về mặt thể xác để làm những công việc nầy, hầu thử nghiệm rồi ra quyết định”, Mick Mezzino nói.

Bỏ qua những áp lực tình cảm về việc chọn lựa những đồ đạc nào mà quí vị muốn loại bỏ, bà Freya Ostopovitch đề nghị nên xem xét việc thu gọn là tuỳ theo hoàn cảnh, vốn có thể ảnh hưởng đến giá trị khi bán lại ngôi nhà thân yêu của mình.

“Người ta ngã bệnh, bị tai nạn gãy xương hông hay người phối ngẫu của họ chết và họ không muốn sống riêng một mình nữa, mà muốn sống với gia đình con cái còn lại".

"Trong trường hợp đó, đó là một vụ bán nhà có lý do để người ta đến và đề nghị với quí vị những gì mà quí vị cảm thấy bất động sản có giá trị”, Freya Ostopovitch nói.

Còn giáo sư Judd nói rằng, quí vị cần nên thực tế về những chọn lựa về lối sống, khi quyết định liệu có nên ở trong một ngôi nhà nhỏ hơn hay không.

Ông nêu bật một danh sách các vật dụng cần thiết, khi quí vị săn lùng một nơi ở mới cho những năm tháng cuối đời.

Trong khi các kiểu mẫu nghiên cứu của ông cho thấy, chỉ có một phần 5 những người chọn cách thu gọn ngôi nhà, để đến ở trong các căn hộ trong các làng hưu dưỡng, thì sự kiện là không có đủ các ngôi nhà nhỏ bé được xây dựng, với việc đi lại dễ dàng cho người cao tuổi.

“Kịch bản tốt nhất là nếu quí vị có thể di chuyển một thứ gì trong cùng một nơi, vốn nhỏ hơi nhỏ hơn thế nhưng không nhỏ quá và được dành cho việc đi vào nhà một các dễ dàng".

"Vì vậy các thứ như bậc thang thì chẳng có bậc tam cấp trước cửa nhà, còn hành lang thì hơi rộng một chút, một phòng tắm và phòng ngủ ở tầng trệt, nếu đó là một nhà có hai tầng, thế nhưng tốt hơn là một ngôi nhà trệt để mọi người có thể đi vào một cách dễ dàng, nhất là những người có tuổi để họ có thể lưu lại nhà càng lâu càng tốt và không phải dọn đến những nơi như khách sạn chẳng hạn”, Bruce Judd nói.
"Do đó những người đã thu nhỏ ngôi nhà một cách thành công, cho biết ‘Nhờ Trời, nói cho người khác biết hãy hành động nhanh hơn là để trễ”, Bruce Judd.
Giáo sư Judd đã dành hầu hết thời gian cuả ông, để nghiên cứu và tham khảo lý do và làm thế nào những vị cao niên thu gọn ngôi nhà của họ.

Vốn là người sinh ra trong thời kỳ được gọi là baby boomer với ngôi nhà có 3 phòng ngủ, ông chọn các sửa chữa nhà cửa để xử dụng sau nầy, do việc nầy thích hợp với nhu cầu hiện nay và trong tương lai của ông.

“Tôi vừa tân trang ngôi nhà, bằng cách thiết lập một đường ramp ở trước nhà, tức là con đường cho những người ngồi xe lăn có thể vào nhà, mặc dù tôi không cảm thấy cần thiết bây giờ".

"Cha mẹ tôi lớn tuổi, không sống chung với tôi nhưng thường đến thăm tôi".

"Tôi cũng thêm mấy tay vịn trong phòng tắm, trông giống như những thứ cho những người khuyết tật, thế nhưng sẽ giúp cho tôi khi tôi lớn tuổi hơn và cần những thứ như vậy, để có thể giúp tôi tại nhà”, Bruce Judd.

Đối với những người thực sự muốn thu nhỏ ngôi nhà, thì chuyên viên về việc giảm bớt đồ đạc lộn xộn trong nhà là ông Mezzino cho rằng, hầu hết mọi người tìm thấy khó khăn để quên đi các kỷ niệm và những đồ đạc dự trữ trong quãng thời gian cả đời, do không phải mọi thứ đều thích hợp trong ngôi nhà mới.

Thế nhưng theo ông có nhiều cách thức để sắp xếp tiến trình khó khăn nầy, trong việc quyết định những gì cần giữ lại còn những gì đáng được cho đi.

“Nhiều người ước lượng sai về những thứ cần thiết trong nhà, bởi vì những thứ nầy thường bị lẫn đàng sau tủ chén, đàng sau các shed đựng dụng cụ, hay trên gác gần mái nhà trong một thời gian lâu dài, rôi họ quên đi những thứ ở đó".

"Họ cũng quên những quần áo trẻ em, hay có thể họ cất giữ những thứ cho những người khác và họ quên rồi không có thời giờ để lục lọi những món đó, cũng như quyết định làm gì với những thứ như vậy”, Mick Mezzino.

Còn giáo sư Judd nhận xét rằng, một số nền văn hóa đặc biệt trân quý giá trị về cuộc sống gia đình và có khuynh hướng sống trong một ngôi nhà gồm nhiều thế hệ, thay vì thu hẹp ngôi nhà lại khi đến tuổi về hưu.

“Một vài nhóm với văn hóa khác biệt tại Úc thường có hơn một thế hệ ở chung trong nhà, vì vậy đó là lý do mà họ không thể thu hẹp ngôi nhà được".

"Sự kiện là họ sống với con cái, hay con cái sống chung với họ, trong khi một số người chuyển đến sống với con cái, hay đôi khi chuyển vào sống trong một granny flat, hay các kiến trúc gắn liền với ngôi nhà".

"Trong trường hợp như vậy, họ có thể thu hẹp một vài thứ để họ vẫn có thể ở chung với gia đình, nhưng có tính cách tự lập hơn”, Bruce Judd.

Với việc chính phủ đề nghị việc đóng góp lên đến 300 ngàn đô la mỗi người và 600 ngàn đô la cho một cặp vợ chồng vào quỹ hưu bổng của họ từ việc thu nhỏ ngôi nhà cuả họ, giáo sư Judd nói rằng đôi khi chi phí dọn nhà cũng ngang bằng với các lợi lộc về mặt tài chính.

“Những loại chương trình đó tôi nghĩ rất hữu ích cho một số người quan tâm đến, vì nếu họ phải tiêu một số tiền để thu hẹp, thì việc nầy sẽ gây trở ngại cho họ với số tiền hưu bổng hạn chế, đặc biệt là tiền già từ chính phủ".

"Một số trường hợp là tốt đẹp, thế nhưng vẫn có nhiều phí tổn liên quan đến việc thu hẹp ngôi nhà, khi quí vị trừ ra phí tổn với giá trị ngôi nhà bị giảm đi, đôi khi người ta cuối cùng không hài lòng với chuyện nầy”, Bruce Judd.

Đối với một số người, thay đổi quan trọng trong cuộc sống và môi trường quen thuộc của ngôi nhà có thể mang lại một ít đổi mới trong cuộc sống, thế nhưng giáo sư Judd cho rằng dựa trên kinh nghiệm của những người đã thu gọn ngôi nhà, thì chuyện tốt nhất là hãy làm chuyện nầy càng sớm càng tốt.

“Đó là một tiến trình không dễ dàng do tốn tiền khi bán ngôi nhà, quí vị phải trả tiền lệ phí cho những người trung gian mua bán nhà, rồi phải trả thuế con niêm cho nơi ở mới, rồi còn phải trả chi phí di chuyển đồ đạc, đôi khi quí vị chỉ đến những nơi tạm trú một thời gian trong khi chờ đợi ngôi nhà mới".

"Vì vậy những chi phí đó, có thể thêm vào một chút và có thể gây nản lòng cho những người muốn thu hẹp ngôi nhà".

"Do đó những người đã thu nhỏ ngôi nhà một cách thành công, cho biết ‘Nhờ Trời, nói cho người khác biết hãy hành động nhanh hơn là để trễ”, Bruce Judd nói.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share