Úc: Cải thiện hệ sinh thái ven biển, bán mức khí thải còn dư cho nước khác

Grey mangroves at Deception Bay, Moreton Bay Marine Park, Queensland

Grey mangrove at Deception Bay, Moreton Bay Marine Park, Queensland Source: Getty Images

Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới chỉ ra việc khôi phục và bảo vệ vùng đất ngập nước cùng thảm thực vật ven biển của Úc có thể giúp ích đáng kể trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Nghiên cứu này phát hiện ra các hệ sinh thái này đã tạo ra 20 triệu tấn CO2 mỗi năm - tương đương với lượng khí thải của bốn triệu chiếc xe hơi trên đường.


Việc khôi phục chúng có thể tạo ra hơn 16 triệu đô la đơn vị giao dịch carbon mỗi năm của Úc theo Nghị định thư Kyoto.

Mua bán phát thải carbon là  giao dịch mà các quốc gia tham gia Nghị định thư Kyoto ký kết trong văn bản, trong đó cam kết việc giảm lượng phát thải cacbon và ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu.

Một nghiên cứu lần đầu tiên trên thế giới cho biết việc khôi phục lại vùng đất ngập nước và thảm thực vật ven biển bị tàn phá của Úc sẽ có tác động tương tự đối với việc chống biến đổi khí hậu, tương đương với giảm đi khí thải của bốn triệu xe hơi chạy trên đường.

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Perth, Edith Cowan đã giúp một nhóm chuyên gia quốc tế xác định chính xác lượng khí nhà kính được hấp thụ và giải phóng bởi các hệ sinh thái biển của Úc.

Loại khí này được gọi là "carbon xanh" - tức là carbon được thu thập từ các hệ sinh thái  ven biển của thế giới.

Ông Oscar Serrano, thành viên nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu hệ sinh thái biển tại Đại học Edith Cowan, là tác giả chính của bài báo này.

Ông nói mặc dù Úc đã đưa ra các biện pháp bảo vệ với nhiều hệ sinh thái ven biển, nhưng chúng vẫn bị mất trước sự phát triển dân số vùng ven biển và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Thêm vào đó, Tiến sĩ Serrano cho biết, chính những tổn thất này đã gây ra lượng khí thải CO2, ước tính khoảng hai đến ba triệu tấn mỗi năm.

Các hệ sinh thái  thực vật ven biển hút khí CO2 nhanh hơn tới 40 lần so với những khu rừng trong đất liền, do khả năng lưu trữ một lượng lớn carbon trong đất.

Một nghiên cứu vào đầu năm nay đã phát hiện ra các hiện tượng thiên tai nghiêm trọng tại Úc đã tàn phá hơn 8.000 km hệ sinh thái biển dọc bờ biển Úc từ năm 2011 đến 2017.

Tiến sĩ Serrano nói rằng có ít nhất hai lợi ích chính để khôi phục các khu vực bị hư hại.
Những quốc gia nào có lượng khí thải xả ra nằm dưới mức cho phép sẽ có quyền "bán sức chứa" khí thải còn dư của mình cho những quốc gia mà lượng khí thải vượt quá giới hạn cho phép.
"Chúng tôi nhận ra rằng nếu chúng ta khôi phục các hệ sinh thái đã bị mất kể từ lúc người dân Châu Âu đến Úc định cư một cách nhanh chóng trong những thập kỷ qua, chúng ta không chỉ giảm thiểu biến đổi khí hậu và tránh khí thải từ các hệ sinh thái này, mà còn có một thị trường tiềm năng cung cấp các đơn vị carbon để trao đổi với các nước khác, cho phép các nhà đầu tư Úc tham gia vào việc bảo tồn và lưu trữ sinh quyển."

Andy Steven là Giám đốc nghiên cứu của tổ chức Coasts Research tại C-S-I-R-O, cơ quan khoa học quốc gia của Úc.

Ông nói rằng tại Úc, ước tính có 10-12% trữ lượng carbon xanh của thế giới và quốc gia này nên nhận thức được điều đó trước khi đưa ra các quyết định chính sách. Bởi việc này sẽ mang lại cho Úc lợi thế to lớn.

"Nếu chúng ta khôi phục 10% thiệt hại trong lịch sử ở rừng ngập mặn nhiệt đới, với diện tích khoảng 1150 km2, việc này sẽ tăng cường khả năng cô lập carbon khoảng 4% đến 5%.”

Nghiên cứu dự đoán việc khôi phục các khu vực ven biển cũng có thể tạo ra khoản mua bán carbon trị giá hơn 16 triệu đô la mỗi năm từ các khoản thanh toán thuộc Quỹ giảm phát thải Úc và thị trường carbon tự do.

Mua bán phát thải cacbon là một phần của việc mua bán phát thải nói chung. Trong loại hình "mua bán" này, mỗi quốc gia có một mức độ khí thải tối đa mà các cơ sở được cho phép "xả". Những quốc gia nào có lượng khí thải xả ra nằm dưới mức cho phép sẽ có quyền "bán sức chứa" khí thải còn dư của mình cho những quốc gia mà lượng khí thải vượt quá giới hạn cho phép.

Tiến sĩ Steven nói rằng nghiên cứu này có thể truyền cảm hứng cho nhiều người đầu tư vào các dự án bảo vệ hệ sinh thái carbon xanh.

"Có rất nhiều mối quan tâm trong việc giảm đi lượng khí thải carbon hoặc đạt được mức cân bằng. Công việc mà chúng tôi mô tả ở đây hôm nay đã có một chặng đường dài nghiên cứu, rất đáng để tin tưởng, về giá trị mà carbon mang lại. Với giá giao dịch carbon là 12 đô la mỗi tấn, mà chúng tôi đưa ra trong báo cáo, tiềm năng cho các dự án carbon xanh ở Úc có giá trị hàng chục triệu đô la mỗi năm. "

Tiến sĩ Steven nói rằng nghiên cứu này cũng có thể đặt nền móng cho các hợp tác quốc tế.


Share