Bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ Tổng thống ảnh hưởng gì với ông Trump?

President Donald Trump in the Oval Office of the White House in Washington, May 1, 2018.

President Donald Trump in the Oval Office of the White House in Washington on May 1, 2018. Source: AAP

Cử tri tại Mỹ sẽ đi bầu cử vào giữa nhiệm kỳ Tổng Thống trong năm nay với việc đảng Dân Chủ hy vọng sẽ lại kiểm soát được Hạ Viện.


Nếu họ làm được, thì chuyện nầy mang ý nghĩa nào với Tổng Thống Donald Trump và nghị trình về các dự luật của ông?.

Trong khi đó các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt cũng ra tranh cử với số lượng khá đông.

Các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ diễn ra vào giữa nhiệm kỳ của Tổng thống và thường được xem là một thử nghiệm với khả năng hoạt động của Tổng thống.

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay 2018, sẽ được tổ chức vào ngày 6 tháng 11, với tất cả 435 ghế tại Hạ Viện sẽ được bầu lại.

Tại Thượng viện chỉ có 36 ghế tức là 1 phần 3, sẽ được bầu lại.

Giáo sư Douglas Robinson, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề Hoa kỳ có trụ sở tại Sydney nói rằng, kết quả đặc biệt sẽ cho thấy, Tổng thống Donald Trump được sự tín nhiệm của đảng ông như thế nào.

"Nếu Cộng hòa giữ được đa số tại Hạ và Thượng viện, thì đó sẽ là chỉ đấu cho thấy rằng, mặc dù ông Trump không được lòng dân nói chung, thì ông vẫn rất được lòng trong đảng Cộng hòa".

Thế nhưng quan trọng hơn, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống có khả năng, hoặc giảm bớt hay gia tăng ảnh hưởng của Tổng thống đối với Quốc hội.

Một cuộc phân tích các vụ thăm dò công luận do Trung tâm Nghiên cứu Hoa kỳ tìm thấy, Cộng hòa dường như sẽ giữ được việc kiểm soát Thượng viện.

Còn đảng Dân chủ để chiếm được đa số tại Hạ Viện, họ cần phải có thêm 24 ghế nữa, một điều theo ông Robinson là rất có thể xảy ra.

Nếu chuyện nầy diễn ra như dự đoán, nó sẽ tạo thêm các khó khăn cho Tổng thống Trump với một nghị trình luật pháp ngăn trở, khi việc bổ nhiệm của ông với các chức vụ hành pháp có thể bị ngăn chận.

Ông Robinson tin rằng phe Dân chủ cũng có thể sử dụng con số của mình, để thiết lập các Ủy ban nhắm vào Tổng thống.

"Họ sẽ có cơ hội thiết lập các ban hội thẩm và Ủy ban đặc biệt, nhằm mục đích chính yếu là tìm cách gây khó khăn cho Tổng thống Trump".

"Đó là những gì mà đảng Cộng hòa đã làm, trước ngày diễn ra cuộc bầu cử năm 2016, khi họ thiết lập Ủy ban Benghazi, nhằm tìm cách bôi nhọ bà Hillary Clinton, vốn là Ngoại trưởng Mỹ vào thời bấy giờ, cũng như tìm cách gây tổn hại cho bà trước cuộc bầu cử năm 2016", Douglas Robinson.

Ông Robinson cho biết cũng có những khả năng để vận động cho việc luận tội Tổng thống.

"Nếu Dân chủ chiếm được đa số tại Quốc hội, họ sẽ có nhiều khả năng gây khó khăn cho Tổng thống Trump".

"Họ sẽ cảm thấy như cả nước về phe họ, như vậy sẽ thực sự chống lại Tổng thống Trump".

"Tôi nghĩ sẽ có nhiều áp lực từ phe Dân chủ, khi một Quốc hội mới với phe dân chủ chiếm đa số, sẽ bỏ phiếu cho việc luận tội Tổng thống", Douglas Robinson.

Thế nhưng điều quan trọng cần ghi nhận, là việc luận tội tại Quốc hội không có nghĩa là dẫn đến việc cách chức Tổng thống ngay tức khắc.

Nghị quyết nầy sẽ được chuyển đến Thượng viện, với phỏng đoán là Cộng hòa vẫn chiếm đa số, vì vậy một việc xét xử phải cần đến 2 phần 3 số Thượng nghị sĩ.

Theo ông Robinson thì điều quan ngại hơn là khả năng chính phủ phải ngưng hoạt động hay shutdowns.

Ông cho biết sự chia rẽ sâu sắc giữa cánh tả hay hữu trong chính trường, có thể dẫn đến việc Quốc hội bị tê liệt.

"Điều đó có nghĩa là các dân biểu của Dân chủ và Cộng hòa phải có những sáng kiến mạnh mẽ để họ không thể thỏa hiệp lẫn nhau khi luôn tuân thủ vào vấn đề nguyên tắc và điều nầy có nghĩa là, các dự luật sẽ bị kẹt tại Hạ Viện hay Thượng viện".

Đó là trường hợp khi đảng Cộng hòa giữ thế đa số tại cả hai viện, như trong 2 năm sau cùng khi Tổng thống Obama cần quyền, khiến ông nầy phải chuyển sang chính sách ngoại giao hay nghị định hành pháp, để có thể hành động.

"Đối với đảng Dân chủ, muốn được thắng lợi lớn lao và thông qua một số vụ cải tổ về luật lệ súng đạn, quí vị cần có cử tri ủng hộ Dân chủ đi bầu thật đông đảo, trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới". Chuyện nầy có xảy ra hay không, vẫn còn là chuyện cần phải chờ xem", Douglas Robinson.

Nước Úc dường như cũng bị ảnh hưởng, do tình trạng căng thẳng giữa hai đảng phái.

Ông Robinson cho biết, đó sẽ là chuyện tệ hại cho quyền lợi của nước Úc.

"Điều đó có nghĩa là, hành động của chính phủ Mỹ và hành động của hệ thống chính trị Hoa kỳ, khó có thể tiên đoán và thỏa hiệp như được đòi hỏi, để giúp cho công việc tiến triển. Vào lúc nầy, chuyện thỏa hiệp là một vấn đề nhỏ bé tại Washington".

Ông còn nói thêm rằng, nếu phe Dân chủ chiếm được Hạ Viện, thì có nhiều khả năng là chi tiêu về quốc phòng sẽ bị hạ giảm.
"Việc này giúp chúng tôi có nhiều lợi thế hơn, quen biết kinh nghiệm hành chánh, quen biết về lập trường, cũng như chính sách gần gũi hơn với nguyện vọng của cộng đồng Việt Nam và của cử tri toàn Địa hạt 72”, Tyler Diep.
Hồi tuần qua, hàng chục ngàn học sinh biểu tình tại Washington đòi hỏi việc kiểm soát súng đạn, trong khi các cuộc biểu tình khác diễn ra rầm rộ trên khắp Hoa kỳ.

Dẫn đầu với các thiếu niên sống sót, sau vụ nổ súng tại một trường học ở Parkland thuộc Florida, thì đây là một sự kiện quan trọng trước ngày diễn ra vụ bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống.

Những người tổ chức tìm cách đăng ký cho 25 ngàn người trẻ, sắp vào tuổi đi bầu trong thời gian 8 tháng nữa, với học sinh David Hogg vạch ra các mục tiêu nhắm đến, như Hiệp hội Súng Đạn Hoa kỳ NRA trong cuộc bầu cử.

"Chúng tôi sẽ biến việc nầy thành một chủ đề của cuộc bầu cử là, 'Khi nào các chính trị gia có các suy nghĩ và lời câu nguyện suông mà chẳng hành động gì cả', chúng ta trả lời rằng 'Không còn chuyện nầy nữa'.

"Còn đối với các chính trị gia ủng hộ NRA, vốn cho phép các vụ thảm sát trẻ em của chúng ta và tương lai của chúng ta, tôi nói rằng 'Hãy chuẩn bị lý lịch của quí vị sẵn sàng đi", David Hogg.

Bất chấp động lực nói trên ông Douglas Robinson cho biết, ông vẫn bi quan về kết quả của các cuộc biểu tình diễn ra, trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ.

Ông vạch ra rằng, đối với các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ Tổng thống, con số người đi bầu thường rất thấp.

"Đối với đảng Dân chủ, muốn được thắng lợi lớn lao và thông qua một số vụ cải tổ về luật lệ súng đạn, quí vị cần có cử tri ủng hộ Dân chủ đi bầu thật đông đảo, trong cuộc bầu cử vào tháng 11 sắp tới".

"Chuyện nầy có xảy ra hay không, vẫn còn là chuyện cần phải chờ xem", Douglas Robinson.

Với các ứng cử viên người Mỹ gốc Việt thì trước hết lả Joe Nguyễn, một quản lý cấp cao của tập đoàn Microsoft, vừa trở thành một “bất ngờ” thú vị đối với cư dân quận hạt 34 của bang Washington, Hoa Kỳ, khi tuyên bố ra tranh cử chức thượng nghị sĩ tiểu bang tại đây.

"Bất chấp sự đa dạng trong quận hạt, từ trước tới nay chưa từng có bất cứ một người da màu nào ra tranh cử cho chức thượng nghị sĩ hay dân biểu”.

Với cái nhìn của một nhà quản lý, Joe Nguyễn cho rằng việc có một người đại diện cộng đồng trong bất cứ ban lãnh đạo của một tổ chức hay cơ chế nào cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Trong khi đó bác sĩ nhi khoa Mai Khanh Trần, 52 tuổi, đảng Dân chủ, sẽ cùng 16 ứng cử viên khác tranh cử vào Quốc hội Hoa Kỳ, đại diện cho Địa hạt 39, bang California.

Chưa từng là một chính trị gia, nhưng với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế và tham gia vào cộng đồng, nữ bác sĩ gốc Việt cho  biết bà hy vọng sẽ đại diện tốt nhất cho tiếng nói của cử tri bằng cách tập trung vào hai vấn đề mà các gia đình quan tâm nhất hiện nay.

“Tôi sinh ra và lớn lên ở Mỹ. 100% Mỹ, nhưng tôi không mất gốc Việt, cũng như nhiều gia đình Việt Nam khác tới Mỹ sau chiến tranh Việt Nam, từng gặp rất nhiều sóng gió sau ngày mất Sài Gòn, câu chuyện của gia đình tôi cũng tương tự như thế…”

Còn ông Ryan Tạ bắt đầu lời giới thiệu về mình bằng tiếng Mỹ, mặc dù chàng trai “người Mỹ gốc Việt” đang ra tranh cử chức Dân biểu bang California, địa hạt 74, vẫn nghe, hiểu được tiếng Việt.

Trong khi đó Tiến sĩ Phạm Kim Long là gương mặt quen thuộc trong đời sống chính trị và sinh hoạt cộng đồng của người gốc Việt tại Quận Cam, California. Ông từng tranh cử vào chức dân biểu tiểu bang California, đại diện cho Địa hạt 72 vào năm 2012. Khi đó ông thất cử trước ông Travis Allen, người về sau giành thắng lợi chung cuộc, trong cuộc bầu cử sơ bộ với tỷ lệ phiếu bầu là 19,2% so với 19,9% của ông Allen (tương đương 421 phiếu).

Hiện nay, với việc ông Allen ra tranh cử chức thống đốc tiểu bang nên để trống ghế dân biểu của địa hạt này, ông Long tin rằng ông sẽ có thời cơ để giành ghế dân biểu này.

Còn Nghị viên gốc Việt Tyler Diệp, 35 tuổi, Phó Thị Trưởng thành phố Westminster, tranh chức dân biểu tiểu bang, Địa Hạt 72, bang California.

Với kinh nghiệm hơn 12 năm phục vụ trong chính quyền thành phố, ông Tyler Diệp, đảng Cộng hòa, cho biết lần tranh cử năm nay ông có nhiều thuận lợi hơn lần tranh cử đầu tiên vào năm 2012.

“Lần tranh cử lần này tôi có lợi thế là gặt hái được nhiều kinh nghiệm hơn so với năm 2012, kể cả sự hiểu biết và gần gũi với cử tri".

"Việc này giúp chúng tôi có nhiều lợi thế hơn, quen biết kinh nghiệm hành chánh, quen biết về lập trường, cũng như chính sách gần gũi hơn với nguyện vọng của cộng đồng Việt Nam và của cử tri toàn Địa hạt 72”, Tyler Diep.

Một gương mặt khác là Bà Stephanie Murphy, nữ dân biểu gốc Việt đầu tiên trong Quốc hội Hoa Kỳ, sẽ tái tranh cử đại diện cho Địa hạt số 7 của tiểu bang Florida.

Bà Stephanie Murphy, 40 tuổi, đảng Dân chủ, sẽ tái tranh cử chức dân biểu liên bang cùng ứng cử viên cùng đảng là ông Chardo Richardson.

Nói chung chính sách di dân là một trong những bận tâm của cử tri gốc Việt bên cạnh chủ đề kinh tế và chính sách đối ngoại cũng như các vấn đề khác khi họ quyết định lá phiếu của mình trong kỳ bầu cử giữa kỳ sắp tới.

Tuy nhiên, trên hồ sơ này, cử tri gốc Việt nhìn chung chia rẽ đối với chính sách nhập cư cứng rắn của chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng như Đảng Cộng hòa.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share