WHO cảnh cáo thái độ tự mãn khi COVID-19 bùng phát khắp Âu Châu

WHO Director-General Tedros Adhanom Ghebreyesus

WHO Director-General Tedros Adhanom Ghebreyesus Source: Getty Images

Các quốc gia Âu Châu tiếp tục thảo luận về việc liệu các biện pháp hạn chế hay phong tỏa do COVID-19 có được thực hiện trong những tuần tới hay không, khi các hệ thống y tế hiện chịu nhiều áp lực lớn lao. Trong khi đó Singapore và Mã Lai thi hành các bước tiến nhằm bình thường hóa cuộc sống trở lại.


Mức độ gắn kết và hội nhập xã hội trước đại dịch, đang gây ra mối lo ngại ngày càng tăng về làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới nhất của châu Âu, khi các chính phủ tiếp tục tranh luận về việc liệu các biện pháp ngăn chặn có nằm trong kế hoạch áp dụng vào dịp Giáng sinh hay không.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Ghebreyesus nêu chi tiết về những lo ngại và ông cảnh báo chống lại sự tự mãn.

“Tuần qua, có hơn 60 phần trăm tổng số ca bệnh và tử vong được báo cáo do COVID-19 trên toàn cầu, lại một lần nữa ở châu Âu".

'Số lượng ca nhiễm bệnh cao đang dẫn đến áp lực không bền vững đối với hệ thống y tế và nhân viên y tế kiệt sức".

"Ở nhiều quốc gia và cộng đồng, chúng tôi lo ngại về cảm giác an toàn sai lầm rằng, vắc xin đã chấm dứt đại dịch và những người được tiêm chủng không cần phải thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào khác”, Tedros Ghebreyesus.

Ông cảnh cáo các nước ngoài Âu Châu cũng nên chuẩn bị.

“Trong khi châu Âu lại là tâm điểm của đại dịch, không quốc gia hoặc khu vực nào nằm ngoài khu vực thoát khỏi nguy cơ".

"Điều quan trọng là tất cả các quốc gia phải tăng cường năng lực của mình ngay bây giờ, để chắn chắn có các biện pháp phù hợp, hầu ngăn chặn điều tồi tệ nhất hậu quả của bất kỳ làn sóng nào trong tương lai".

"Chúng ta cũng phải làm tốt hơn, trong việc chia sẻ thành quả của khoa học”, Tedros Ghebreyesus.

Sau cuộc thảo luận sôi nổi tại Slovakia, nước nầy nay chấp thuận việc phong tỏa trong 2 tuần lễ.

Được biết hồi thứ ba tuần nầy, số ca nhiễm mới hàng ngày vượt quá 10 ngàn trường hợp lần đầu tiên.

Thủ Tướng Slovakia là ông Eduard Heger cho biết.

“Chúng tôi đã chấp thuận tình trạng khẩn cấp, có thể mất 90 ngày và quí vị có thể diễn giải nó theo ý muốn".

"Hai tuần phong tỏa là thời hạn tối thiểu và chúng tôi sẽ xem xét lại sau 10 ngày".

"Nếu việc phong tỏa như vậy không hiệu quả, thì đây sẽ là một hiện tượng trên toàn thế giới”, Eduard Heger.
“Tôi nghĩ nó phù hợp với tinh thần Giáng Sinh. Vâng trời rất lạnh và quí vị sẽ có một cảm giác Giáng Sinh khi có mặt tại đây”, một du khách tại Đan Mạch.
Các cư dân chỉ được phép rời khỏi nhà để mua thực phẩm cần thiết, đi làm hay đi học hoặc tiêm chủng.

Thế nhưng các quốc gia Âu Châu khác như Pháp và Thụy Sĩ cho biết, họ chưa tái lập việc phong tỏa.

Trong khi đó Ba Lan sẽ thắt chặt các hạn chế nếu các ca nhiễm hàng ngày không giảm xuống trong một tương lai gần.

Trong 24 giờ qua, nước nầy ghi nhận gần 20 ngàn ca nhiễm mới và 398 người chết.

Tại Đan Mạch, chính phủ đề nghị việc bắt buộc mang khẩu trang trở lại trên các phương tiện giao thông công cộng, trong các cửa hàng cũng như tại những nơi chăm sóc sức khỏe, bắt đầu vào tuần tới.

Trong khi đó, cư dân vui mừng khi thấy một trong các công viên giải trí xưa cũ nhất thế giới tại thủ đô Copenhague được mở cửa lại trong mùa lễ hội.

“Chúng tôi sống trong bầu trời đen tối vào mùa đông, vì vậy thật tốt đẹp với mọi đèn đuốc sáng choang do mặt trời lặn khoảng 3 giờ ở đây".

"Do đó trời rất lạnh và có hơi hướng của Giáng Sinh nữa”, cư dân tại Copenhague.

Vào mùa đông nầy, du khách được yêu cầu xuất trình một thẻ chứng nhận tiêm chủng vắc xin để được vào cửa, thế nhưng mọi chuyện vẫn đượm màu sắc Giáng Sinh.

“Tôi nghĩ nó phù hợp với tinh thần Giáng Sinh".

"Vâng trời rất lạnh và quí vị sẽ có một cảm giác Giáng Sinh khi có mặt tại đây”, một du khách.

Năm rồi Công viên Tivoli đã bị đóng cửa, do các hạn chế COVID-19 trong mùa Giáng Sinh.

Năm nay, địa điểm thu hút khách du lịch có số tuổi 178 sẽ được trang hoàng với 1 ngàn cây thông, các tràng hoa với ánh đèn rực rỡ dài 3,5 kí lô mét, cùng 70 ngàn quả cầu trang trí nhân mùa Giáng Sinh.

Trong khi đó tại Á Châu, Singapore và Mã Lai đang thực hiện những bước lớn lao nhằm bình thường hóa cuộc sống, qua việc phát động một tuyến du lịch không bị cách ly vào tuần tới, cho những du khách đã chủng ngừa đầy đủ tại điểm biên giới.

Singapore ghi nhận có 1782 ca nhiễm mới và 5 người chết, trong khi Mã Lai có hơn 5,500 ca nhiễm và 47 người chết trong 24 giờ qua.

Để biết được các dịch vụ y tế và hỗ trợ hiện có bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share