WHO: Chỉ những người gặp nguy cơ mới nên tiêm mũi vắc xin tăng cường

A health worker in Ukraine holds a vial containing Pfizer Covid-19 vaccine

A health worker in Ukraine holds a vial containing Pfizer Covid-19 vaccine Source: AAP

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO đề nghị những người có hệ thống miễn dịch bị tổn hại, nên tiêm thêm một liều vắc xin COVID-19 do nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Thế nhưng các cơ quan y tế hiện tìm cách chắc chắn mọi người đều được tiêm chủng đầy đủ trước thời hạn quy định, để sớm có hiệu lực ở một số quốc gia, trong khi các quốc gia đang phát triển tiếp tục bị tụt hậu.


Tại đại học Padua ở Ý, các sinh viên lên tiếng chống đối lại hệ thống thẻ xanh bắt đầu từ ngày 15 tháng 10 ở nước Ý.

Được biết thẻ xanh dành cho các công nhân Ý sẽ cho thấy tình trạng chủng ngừa, hay hồi phục từ việc nhiễm bệnh, hay có kết quả âm tính trong vòng 48 tiếng đồng hồ.

Các dữ kiện cho thấy, tin tức về việc đòi hỏi thẻ xanh tiên khởi tạo nên một sự gia tăng vừa phải trong việc tiêm chủng, thế nhưng ảnh hưởng đó nay chậm lại.

Trong khi đó, một vài quốc gia khác hiện đề ra các đòi hỏi tiêm chủng mới được vào viện bảo tàng, phòng tập thể dục và nhà hàng.

Thế nhưng tỷ lệ chủng ngừa vẫn chậm chạp tại Nga, nơi số tử vong tăng vọt.

Sau khi báo cáo số tử vong cao nhất kể từ khi bắt đầu đại dịch hồi cuối tuần qua, nhân viên bệnh viện là Gulshat Fakhtulina cho biết vấn đề gây lo âu đã xuất hiện.

“Các bậc cha mẹ nghĩ rằng vì một số lý do nào đó, họ bị bệnh với việc nhiễm trùng đường hô hấp thông thường và tìm cách tự chữa bệnh”, Gulshat Fakhtulina .

Trong khi đó, việc duyệt xét về các dữ kiện trên khắp thế giới về các mũi tiêm tăng cường hiện được chuẩn bị trước cuộc họp ngày 11 tháng 11 sắp tới, để trả lời các câu hỏi về các biến chủng và sự miễn nhiễm.

Cố vấn cuả Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO là ông Alejandro Cravioto cho biết, những người suy giảm miễn dịch cần chích thêm để tăng cường việc bảo vệ.

Ông Cravioto là chủ tịch của nhóm chiến lược cỉa các chuyên gia, cho biết về các mũi tăng cường thuộc vắc xin Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac.

“Tất cả các bằng chứng chúng tôi đã xem xét chỉ ra rằng cần có thêm liều thứ ba của vắc xin tương đồng hoặc cùng loại".

"Điều này nên được bắt đầu cung cấp cho những người từ 60 tuổi trở lên, vì họ là những người đã cho thấy vấn đề lớn nhất trong phản hồi và đây phải là một loạt chủng ngừa chính yếu được mở rộng”, Alejandro Cravioto.

Trong khi đó, giám đốc về Miễn nhiễm của WHO là bà Kate O’Brien cho biết, việc tạm ngưng các mũi tăng cường đối với công chúng, hiện được cố vấn về chuyện nầy.

“Việc cung cấp những liều tăng cường đó cho những người đã có được lợi ích của phản ứng chính, như đã được giải thích trước đây, giống như việc mặc hai áo phao cho ai đó và để người khác không mặc áo phao chi cả”, Kate O’Brien.
'Chúng tôi ngày càng có nhiều dữ kiện cho thấy, nó không gia tăng nguy cơ bị sẩy thai, nó không gia tăng nguy cơ thai bị chết lưu”, Jo Mountfield.
Tại Anh quốc, có một chiến dịch nhằm bảo đảm cho phụ nữ mang thai chủng ngừa chống lại coronavirus.

Tiến sĩ Jo Mountfield thuộc Đại học Hoàng gia Đào tạo Bác sĩ Sản và Phụ Khoa hiện cảnh cáo coronavirus có thể trở nên nguy hiểm hơn vào cuối thai kỳ.

Bà hiện khuyến khích các bà mẹ nên đặt hẹn để chích vắc xin.

“Quí vị có thể chích vắc xin vào bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ".

'Chúng tôi ngày càng có nhiều dữ kiện cho thấy, nó không gia tăng nguy cơ bị sẩy thai, nó không gia tăng nguy cơ thai bị chết lưu”, Jo Mountfield.

Còn tại Brazil đã đạt đến một cột mốc thương tâm với 600 ngàn người chết vì COVID-19, Tổng Thống Brazil, ông Jair Bolsonaro bác bỏ trả lời các câu hỏi của giới truyền thông về số tử vong nầy.

Tuyên bố rằng ông không muốn cảm thấy chán nản với các câu hỏi, ông cho biết mọi quốc gia đều có nhiều người mất mạng trong đại dịch.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share