WHO: Mức độ lây nhiễm coronavirus tại Âu Châu là tiếng chuông cảnh báo

A sign reading Please cover your mouth and nose, at Karlsplatz underground station in Vienna, Austria

A sign reading Please cover your mouth and nose, at Karlsplatz underground station in Vienna, Austria Source: Getty

Tổ Chức Y Tế Thế Giới WHO cho biết rất quan ngại về con số gia tăng nhiễm virus COVID-19 hàng tuần tại Âu Châu kể từ khi đại dịch bắt đầu. Việc nầy diễn ra khi con số ca nhiễm trên toàn cầu vượt quá 30 triệu người.


Con số các ca nhiễm coronavirus trên khắp thế giới đã chính thức vượt quá 30 triệu vụ.

Trong khi Hoa Kỳ, Ấn Độ và Brazil dẫn đầu trong các ca lây nhiễm, thì có khoảng 4,8 triệu trường hợp được ghi nhận tại Âu Châu.

Lục địa nầy tìm cách kiểm soát dịch bệnh phần lớn đã được kiểm soát hồi tháng 6, thế nhưng lại gia tăng đáng quan ngại trong những tuần lễ vừa qua.

Sự kiện nầy khiến cho Giám đốc Vùng Âu Châu của WHO là bác sĩ Hans Kluge đưa ra lời cảnh cáo.

“Chúng ta có một tình huống hết sức nghiêm trọng diễn ra trước mắt chúng ta".

"Các ca nhiễm hàng tuần nay vượt quá những gì được báo cáo khi đại dịch đầu tiên lên đến đỉnh điểm tại aud hồi tháng 3".

"Hồi tuần qua, con số nhiễm bệnh hàng tuần ở Âu Châu vượt quá 300 ngàn vụ".

"Phân nửa các nước Âu Châu báo cáo mong đợi gia tăng hơn 10 phần trăm các trường hợp trong 2 tuần qua".

"Trong số đó, 7 quốc gia có các trường hợp nhiễm virus mới gia tăng hưn gấp đôi trong cùng thời gian”, Hans Kluge.

Trong khi đó, chính phủ Anh quốc đã đề ra các hạn chế mới tại vùng tây bắc nước Anh, sau khi các trường hợp lây nhiễm đáng quan ngại gia tăng tại đây.

Cư dân trong vùng không còn được phép giao tiếp với người khác bên ngoài nhà, trong khi nhà hàng và quán rượu được giới hạn cho khách ngồi tại bàn mà thôi và các cơ sở giải trí bị giới nghiêm qua đêm.

Bộ Trưởng Y tế Matt Hancock cho Quốc Hội biết, quyết định nhằm hoàn thành các qui tắc gắt gao hơn, được chính quyền địa phương hướng dẫn.

"Thưa ông Chủ tịch Quốc Hội, tôi biết toàn viện đều hiểu rõ về các quyết định nầy có một hậu quả thực sự trên các gia đình, doanh nghiệp hay cộng đồng địa phương".

"Tôi có thể nói với những người bị ảnh hưởng là chúng tôi không quyết định việc nầy một các hời hợt".

"Chúng tôi đồng ý với các hội đồng địa phương rằng, chúng tôi phải theo sát các dữ kiện và hành động".

"Các dữ kiện cho rằng chúng ta phải hành động ngay bây giờ để có thể kiểm soát virus và giữ cho mọi người được an toàn”, Matt Hancock.

Bên kia biển Manche, nước Pháp xếp các tỉnh như Nice và Lyon là những điểm nóng COVID-19, trong khi cần các có biện pháp để kiểm soát dịch bệnh.

Việc nầy diễn ra khi nước Pháp ghi nhận gần 10600 trường hợp nhiễm bệnh mới và đây là kỷ lục mới của một ngày.

Bộ Trưởng Y tế là ông Olivier Veran cho biết, trong khi chỉ có 1 người trong số 100 thử nghiệm COVID-19 vào lúc bắt đầu mùa hè có kết quả dương tính, thì con số đó nay tăng lên là 5.

“Các con số nầy không thể bàn cải, việc tụ tập với gia đình và bạn bè là nguồn gốc lớn lao của sự nhiễm virus".

"Vì vậy các biện pháp an ninh và lý đương nhiên cho thấy, đó là cách thức duy nhất bảo vệ cho chúng ta”, Olivier Veran.
“Đây là một công việc lớn lao, khó khăn và thử thách, không phải là một cách thức dễ dàng. Thực sự nó là đường lối khó khăn thế nhưng là con đường đúng. Tôi muốn cảm ơn các đồng nghiệp đã làm việc cật lực để thấy được kết quả nầy. Chúng ta tiếp tục làm công việc đó từ giờ nầy sang giờ khác, để cho hệ thống trường học của chúng ta được điều hành tốt đẹp”, Bill De Blasio.
Các hạn chế thêm nữa cũng được thực hiện tại Áo, với việc tụ tập trong nhà không quá 10 người kể từ thứ hai 21 tháng 9.

Các tang lễ được ngoại lệ và giới hạn cho các vụ tụ tập ngoài trời vẫn là 100 người, với các ngoại lệ thêm nữa cho một số sự kiện văn hóa.

Khách hàng của các quán cà phê và nhà hàng phải mang khẩu trang, bất cứ lúc nào họ không ngồi tại bàn.

Giới hạn tương tự cũng áp dụng tại Cộng Hòa Tiệp khi chính phủ thắt chặt các biện pháp hạn chế.

Kể từ thứ bảy ngày 19 tháng 9, mọi quán rượu, nhà hàng và hộp đêm sẽ đóng cửa từ nửa đêm đến 6 giờ sáng.

Thêm vào đó, việc tụ tập trong nhà không quá 10 người và chỉ được đứng mà thôi.

Trong các vụ tụ tập đông hơn, mọi người phải ngồi và mang khẩu trang.

Trẻ em cũng phải mang khẩu trang tại các nơi ở trường.

Trong khi đó, việc tái áp dụng học tập tại trường cho hầu hết các trường công lậu ở thành phố Nữu Ước lại được đình hoãn.

Tất cả học sinh trên khắp tiểu bang nầy của Mỹ sẽ trở lại lớp học vào thứ hai 21 tháng 9.

Hiện nay thì chỉ có trẻ em vườn trẻ và một số học sinh với giáo dục đặc biệt sẽ trở lại trường vào tuần tới.

Cá chính sách tiểu học sẽ học từ xa cho đến ngày 26 tháng 9, trong khi học sinh trung học sẽ không học tại trường cho đến ngày 1 tháng 10.

Thị trưởng thành phố là ông Bill De Blasio cho biết thành phố cần thêm thời gian để chuẩn bị cho học sinh quay lại trường.

“Đây là một công việc lớn lao, khó khăn và thử thách, không phải là một cách thức dễ dàng. Thực sự nó là đường lối khó khăn thế nhưng là con đường đúng. Tôi muốn cảm ơn các đồng nghiệp đã làm việc cật lực để thấy được kết quả nầy. Chúng ta tiếp tục làm công việc đó từ giờ nầy sang giờ khác, để cho hệ thống trường học của chúng ta được điều hành tốt đẹp”, Bill De Blasio.

Ở phía bắc, giới chức y tế Canada cho biết quốc gia nầy có thể mất khả năng quản lý dịch bệnh giữa lúc có nhiều quan ngại về các trường hợp nhiễm COVID-19 gia tăng.

Lời cảnh cáo nầy được đưa ra, khi những giới hạn mới được loan báo tại tỉnh bang đông dân cơ nhất Canada, đó là Ontario.

Luật lệ mới giảm bớt số người tụ tập trong nhà từ 50 xuống còn 10 người và tụ tập ngoài trời từ 100 xuống còn 25.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share