Dịch bệnh coronavirus đã từng xảy ra tại Châu Á 25,000 năm trước?

Một nhóm các nhà khoa học Úc và Mỹ đã phát hiện bằng chứng về một trận dịch coronavirus ở Đông Á khoảng 25,000 năm trước và kéo dài 20,000 năm.

Osaka's State Of Emergency Expected To Be Extended Amid Fourth Wave Of Coronavirus

A couple wearing protective face mask sit a bench at an almost empty street on May 28, 2021 in Osaka, Japan. Source: Getty Images AsiaPac

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí , bằng chứng về trận dịch này có thể được tìm thấy trong bộ gen của người hiện đại trong khu vực.

“Nó đã tàn phá dân số và để lại những vết sẹo di truyền đáng kể,” đồng tác giả bài nghiên cứu Kirill Alexandrov, một nhà sinh vật học tổng hợp tại Đại học Công nghệ Queensland, cho biết.

Các đột biến ngẫu nhiên đối với gen khiến cho một số người dễ bị nhiễm virus hơn những người khác hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh nghiêm trọng.

Nhưng các đột biến khác thì ngược lại, có thể mang lại cho chúng ta lợi thế sống sót khi dịch bệnh bùng phát.

Và những người có các biến thể gen này thì có khả năng sinh sản cao hơn những người khác.

“Vì vậy, những gì xảy ra qua nhiều thế hệ là các biến thể gen có lợi sẽ tăng lên về tần suất,” đồng tác giả nghiên cứu, ông Yassine Souilmi đến từ Đại học Adelaide, nói.

“Và điều đó để lại một dấu hiệu rất đặc biệt cho nhiều thế hệ sau này.”

Nhưng phải mất tối thiểu 500 đến 1000 năm để các “dấu hiệu thích nghi” này xuất hiện trong bộ gen quần thể, theo Tiến sĩ Soulimi.

Tiến sĩ Soulimi và các đồng nghiệp đưa ra giả thuyết rằng con người cổ đại có thể đã từng tiếp xúc với coronavirus, và dấu vết của nó có thể xuất hiện trong bộ gen của chúng ta.

Vì vậy, họ đã khảo sát bộ gen của hàng ngàn người từ khắp nơi trên thế giới được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu của dự án “1000 Genomes Project”.

Nhóm nghiên cứu đã tìm thấy một tín hiệu di truyền liên quan đến coronavirus ở những người từ Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng không ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

“Sau khi chúng tôi quan sát dấu hiệu của sự thích nghi này, chúng tôi đã sử dụng các công cụ khác nhau để tính toán xem sự thích nghi đó có thể đã xảy ra cách đây bao lâu,” Tiến sĩ Soulimi nói.

“Sự thích nghi dường như đã bắt đầu khoảng 25,000 năm trước.”

Đây không chỉ là bằng chứng sớm nhất về việc con người tiếp xúc với coronavirus, mà còn cho thấy chúng có thể tồn tại trong bao lâu.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy virus dường như đã ngừng tạo áp lực tiến hóa lên bộ gen cách đây 5,000 năm, có nghĩa là dịch bệnh kéo dài khoảng 20,000 năm.

“Chúng tôi thực sự không biết liệu đây có phải là một điều xảy ra định kỳ vào mùa đông như bệnh cúm hay các loại virus khác lây nhiễm từ động vật sang người sau mỗi 5-10 năm như những gì đã xảy ra trong 20 năm qua với SARS, MERS, và SARS-CoV-2,” Tiến sĩ Souilmi nói.

“Sự thích nghi của một số gen trong cùng một thời điểm và cùng một tốc độ chỉ có thể được giải thích bằng việc tiếp xúc với coronavirus trong quá khứ.”

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy virus liên quan đến trận dịch thời cổ đại đã xâm nhập vào các tế bào theo cách tương tự như SARS-CoV-2.

Việc theo dõi sự thích nghi của gen có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định gen nào là nhân tố chính trong phản ứng của cơ thể chúng ta đối với các bệnh nhiễm trùng.

“Điều này có thể cung cấp thông tin cho những nỗ lực phát triển thuốc và vắc-xin. Đáng buồn thay, nó cũng cho chúng ta biết rằng chúng ta sẽ có thêm nhiều dịch bệnh nữa,” Tiến sĩ Souilmi nói.

Mặc dù một đợt bùng phát coronavirus kéo dài 20,000 năm nghe có vẻ đáng sợ, nhóm nghiên cứu cho rằng bối cảnh đã thay đổi, và các yếu tố như giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và truy vết tiếp xúc giữ vai trò quan trọng.

“Chúng ta không có kiến thức về y tế khi đó, không có chính sách y tế công cộng, vắc-xin hay phản ứng phối hợp để giải quyết dịch bệnh,” Tiến sĩ Souilmi nói.

Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 26 June 2021 2:24pm
By Đăng Trình

Share this with family and friends