Không có khả năng thuê nhà? Khủng hoảng nhà đất có thể đẩy bạn vào tình cảnh vô gia cư

Giá bất động sản chót vót ở Sydney và Melbourne đang đẩy hàng nghìn người vào tình trạng vô gia cư.

“When people have access to housing that is safe and affordable, they no longer have to live as patients, criminals, inmates, clients, and homeless."

“Khi người ta có thể sống trong những nơi an toàn và đủ điều kiện, họ không còn phải sống như bệnh nhân, tội phạm hay người vô gia cư nữa.” Source: Getty Images

Mua nhà đang là một trong những vấn đề được nhắc tới nhiều nhất tại Úc thời điểm này – vì ngày càng có ít người có khả năng mua được nhà.

Trên khắp Úc châu, giá nhà đã tăng 7.7% trong năm 2016. Tại Sydney, giá nhà nhảy vọt gần 19% trong vòng 12 tháng tính đến tháng 3/2017. Cùng thời điểm, giá nhà Melbourn đã tăng 17.15%.

Vô số những bài báo, những chương trình truyền thông đã nhắc đến giá nhà cao tại Sydney và Melbourne đã khiến những ai mua nhà lần đầu bị kẹt cứng. Vấn đề là điều gì sẽ xảy ra sau tất cả những đợt tăng liên tiếp này? Một thị trường bất động sản nóng sốt sẽ dẫn đến việc giá thuê nhà tăng cao. Một báo cáo mới đây đã hé lộ việc thiếu khả năng mua nhà và sự căng thẳng khi đi thuê nhà đang lan rộng (hơn 30% thu nhập của các hộ dân phải đổ vào tiền thuê nhà).
Bằng chứng không thể chối cãi: tác nhân lớn nhất với tình trạng vô gia cư tại Úc đó là những người dân có thu nhập từ thấp tới trung bình không có khả năng mua nhà.
Khảo cứu về Khả năng thuê/ mua nhà (Snapshot Affordability Rental) của Anglicare - Tổ chức từ thiện của Giáo hội Anh giáo đã khảo sát 67,000 căn hộ cho thuê trong suốt một cuối tuần và thấy rằng không tới 1% trong số các căn này có giá cho thuê phù hợp với những ai đang nhận mức lương tối thiểu hoặc những ai đang nhận trợ cấp từ Centrelink. Số lượng các bất động sản cho thuê có giá thuê phù hợp cho những ai đang nhận lương hưu cũng giảm một nửa.
Giám đốc vận động tại Anglicare Sydney – bà Sue King – đã nói với ABC rằng đây là kết quả tồi nhất kể từ khi khảo sát được tiến hành 7 năm trước. “Với những cá nhân đang nhận mức lương tối thiểu, những ai đang nhận trợ cấp Newstart, những người đang nhận các trợ cấp hỗ trợ khuyết tật thì chẳng có khả năng thuê được căn nào trong số các căn nhà đó cả.”

Những số liệu thống kê khác cho thấy những đối tượng có nguy cơ cao lâm vào tình trạng vô gia cư bao gồm phụ nữ ly hôn vì bị lạm dụng, thổ dân Úc và những ai vừa mãn hạn tù.

“Bằng chứng không thể chối cãi là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng vô gia cư ở Úc chính là thiếu khả năng mua nhà đối với ai đang có thu nhập từ thấp đến trung bình.” ông Cameron Parsell,  Nghiên Cứu Sinh tại Đại Học Queensland phát biểu. “Với những người vô gia cư, không có khả năng mua nhà chính là rào cản lớn nhất khiến họ không thể thoát cảnh màn trời chiếu đất.”
Post-it note with rent reminder on mirror
Một thị trường bất động sản nóng sốt sẽ dẫn đến việc giá thuê nhà tăng cao. Source: Getty, Moment RF
Trong lúc chờ số liệu từ đợt thống kê dân số Census 2016, thật khó để khẳng định ngay rằng tình trạng vô gia cư đã tăng chỉ vì khủng hoảng mua nhà. Những dữ liệu mới đây nhất trong năm nay đến từ Thống kê dân số năm 2011, trong đó 105,000 người bị đẩy vào cảnh vô gia cư, tăng 8% kể từ năm 2006.
Những con đường đầy người vô gia cư ngủ vùi tại Melbourne và Sydney đã cho thấy sự gia tăng tình trạng vô gia cư tại Úc, ông Parsell cho hay. “Chúng ta biết phần lớn những người vô gia cư ở Úc không thực sự ngủ trên đường phố, vậy nên số người ngủ ngoài đường chỉ là một bộ phận nhỏ trong lượng người vô gia cư đông đảo tại nước chúng ta."
Theo ABS, sự gia tăng số lượng người vô gia cư trong khoảng 2006 – 2011 là do người dân, hầu hết là sinh ra ngoài Úc Châu, đang sống trong những khu nhà quá tải (tăng từ 31,531 người trong năm 2006 lên 41,390 trong năm 2011).
Theo ông Parsell, khả năng mua nhà cũng ảnh hưởng tới đời sống của những ai có xu hướng sống trong những căn hộ mà không có khả năng mua hơn là trong những căn nhà xã hội.
Kết quả thường là “số lượng thành viên gia đình tăng gấp đôi”, nơi họ phải chen chúc trong những căn nhà đông đúc, đây cũng là một dạng thức của vô gia cư. Theo ABS, việc gia tăng tình trạng vô gia cư từ năm 2006 – 2011 là do hầu hết những ai được sinh ra ngoài Úc, đến sống trong những khu nhà đông đúc (tăng từ 31,531 trong năm 2006 đến năm 41,390 trong năm 2011).

Nó cũng đẩy mọi người vào thị trường thuê nhà bất hợp pháp, nơi mà người ta thuê nhà rồi có thể lén cho thuê lại gara hay một phòng trong căn nhà. Những giao dịch không chính thống này “không ổn định” và là món mồi ngon cho những ai muốn trục lợi, ông Parsell cho hay.  “Việc thuê nhà vẫn rất đắt đỏ, và không hề có ý niệm "tổ ấm” hay tiện nghi mà chúng ta hy vọng người dân xứng đáng được nhận ở Úc.”

“Chúng ta biết rất ít về thị trường không ổn định này, nhưng tin là nó lớn và phổ biến, vì người dân với mức thu nhập quá thấp, họ không còn nơi nào để đi, không còn nơi nào khác họ có thể đáp ứng.”

Những giao dịch bất hợp pháp này thường không an toàn. Sau trường hợp 15 người ngoại quốc thoát khỏi vụ cháy ở Alexandria năm 2015, Chính quyền thành phố Sydney cho thấy họ đang điều tra hơn 1,000 vụ sống chui trong các căn hộ quá đông và trái phép.
Khi người ta có thể sống trong những nơi an toàn và đủ điều kiện, họ không còn phải sống như bệnh nhân, tội phạm hay người vô gia cư nữa.
Một giải pháp – và thực sự là một đo lường có tính ngăn ngừa – đối với tình trạng vô gia cư chính là những căn nhà xã hội, yếu tố mà Úc đang thiếu. Chỉ có 4.2% số lượng nhà tại Úc là nhà xã hội (so với 20% ở Đan Mạch), cho thấy sự thiếu hụt 270,000 căn.

Theo nghiên cứu của ông Parsell, chính phủ sẽ mất chưa tới $13,000 một năm để cung cấp những hỗ trợ về nhà ở cho những ai vô gia cư và chi phí này thấp hơn chi phí hiện tại dành cho việc gây quỹ với những dịch vụ vô gia cư (35,111 đô la Úc so với 48,217 đô la Úc). Ông cho rằng việc giúp đỡ người dân thoát khỏi tình trạng vô gia cư cũng giảm thiểu được gánh nặng lên tình trạng gia tăng tội phạm, hệ thống y tế cũng như những nhu cầu cho người vô gia cư.

“Khi người ta có khả năng sống trong những căn nhà an toàn và đủ điều kiện, họ không còn phải sống như bệnh nhân, tội phạm, người vô gia cư nữa.”

Thêm thông tin và cập nhật Like   

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 4 July 2017 2:37pm
Updated 5 July 2017 9:56am
By Nicola Heath
Presented by Thảo Hồ

Share this with family and friends