Những con số gây giật mình về người vô gia cư

Cuộc khủng hoảng nhà ở đã đẩy nhiều người vào tình cảnh màn trời chiếu đất, hầu hết trong số đó là người trẻ tuổi và người có nguồn gốc di dân, trong đó có Việt Nam.

Homelessness

Source: AAP

Người vô gia cư có lẽ không phải là hình ảnh xa lạ đối với nhiều người, nhưng những số liệu sau đây về người vô gia cư sẽ khiến không ít người phải giật mình.

Không phải cứ ngủ ngoài đường mới là vô gia cư

Tại Úc có hơn 100,000 người vô gia cư. Trong đó, có những người chọn xe hơi là nơi trú ngụ qua ngày, hoặc tìm đến dịch vụ couch surfing – ngủ nhờ ở phòng khách. Số người vô gia cư phải ngủ trong xe hơi đã tăng 60%, và số người tìm đến dịch vụ couch surfing – đã tăng 46%.

Số người ngủ ngoài đường chỉ chiếm khoảng 6% tổng số những người Úc không có nhà.

Gần một nửa người vô gia cư là người trẻ tuổi

Số người vô gia cư ở Úc dưới 25 tuổi chiếm 42%. Trong số đó có rất nhiều người tuổi còn rất nhỏ: 17% là trẻ dưới 12 tuổi, 10% là trẻ từ 12 – 18 tuổi và 15% là từ 18 – 24 tuổi.
A homeless girl begs on a street in Sydney on May 12, 2014.
Một nửa số người vô gia cư là người trẻ tuổi Source: AFP

Những vấn đề nhà cửa và bạo hành gia đình là nguyên nhân chính

Nguyên nhân chính khiến con người lâm vào tình cảnh màn trời chiếu đất là những vấn đề về nhà ở (chiếm 45%) và bạo hành gia đình (chiếm 25%).

Những nguyên nhân khác là khó khăn tài chính (12%), rắc rối trong mối quan hệ (8%) và những vấn đề về bệnh lý, tâm thần hay nghiện ngập (3%).

Khả năng mua nhà là nguyên nhân chính. Ngay tại thời điểm này có gần 200,000 hộ gia đình đang chờ để được ở trong các khu nhà xã hội.

Mức giá thuê nhà trung bình cho một căn hộ 1 phòng ngủ ở Melbourne là $350/tuần và Sydney là $480/tuần. Có thể nói mức giá này vượt quá hầu hết khả năng tài chính của những gia đình thu nhập thấp.

Hơn một nửa phụ nữ vô gia cư cho biết bạo hành gia đình là nguyên nhân.

1/4 người vô gia cư là người Thổ dân và đảo Torres Strait

Mặc dù chỉ chiếm 3% dân số nhưng người Thổ dân và đảo Torres Strait lại chiếm tới 24% những người tìm đến dịch vụ trợ giúp người vô gia cư hồi năm ngoái.

Số lượng người vô gia cư có nguồn gốc di dân đang tăng lên

Bà Catherine Yeomans, CEO của tổ chức Mission Australia, cho hay, người vô gia cư có nguồn gốc di dân đang tăng lên.

Bà dẫn các số liệu từ Cuộc điều tra dân số năm 2011

“Những số liệu cho thấy gần 13,000 người có nơi sinh ở ngoại quốc đang sống trong những nơi có mật độ dày đặc và chật hẹp, và gần ½ số đó đã đến Úc trong vòng 5 năm qua, và khoảng 2/3 đến Úc trong vòng 10 năm qua.

“Những gia đình phải ở trong điều kiện chật chội đó thường là những gia đình thu nhập thấp và gia đình có nhiều thế hệ.”

Bà Yeomans cũng cho biết thêm, chưa tới 10% người tị nạn nhận được nhà chính phủ trong vòng 18 tháng đầu tiên đến Úc.

Những người phải tìm đến các dịch vụ hỗ trợ người vô gia cư thường có nguồn gốc từ các quốc gia New Zealand, Sudan, Anh quốc, Việt Nam, Iran và Trung Quốc.
Những người phải tìm đến các dịch vụ hỗ trợ người vô gia cư thường có nguồn gốc từ các quốc gia New Zealand, Sudan, Anh quốc, Việt Nam, Iran và Trung Quốc.

Nữ giới là nhóm người có nguy cơ cao trở thành vô gia cư

Mặc dù nam giới chiếm 56% tổng số người vô gia cư, nhưng đối tượng có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh không nhà không cửa lại là nữ giới trên 44 tuổi, sống độc thân và đang phải thuê nhà.

“Lý do là nữ giới thường không có thời gian đi làm toàn thời đủ lâu như nam giới,” bà Yeomans cho biết.

“Họ phải có trách nhiệm chăm sóc gia đình và thương phải làm công việc bán thời hoặc thời vụ.

“Do đó họ không có nguồn tài chính bảo đảm, và nếu như không sở hữu nhà thì cho đến khi họ 40 hay 50 tuổi họ sẽ không còn khả năng tài chính để thuê nhà nữa, và khi đó nguy cơ trở thành người vô gia cư là rất lớn.”
Soup kitchens and food vans are one of the main sources of meals for those without a permanent home.
Bữa ăn từ thiện cho người vô gia cư Source: SBS

Ngày càng có nhiều người tìm kiếm sự giúp đỡ

Vào năm ngoái, con số người tìm đến các cơ quan trợ giúp người vô gia cư đã tăng thêm 9%.

Nếu bài viết này khiến quý vị quan tâm và muốn nói chuyện với ai đó, vui lòng gọi đến đường dây 13 11 14 hoặc vào trang mạng.

Nếu muốn biết thêm thông tin từ dịch vụ trợ giúp của St Vincent De Paul, nhấn

Hoặc tổ chức Salvation Army, nhấn .

Nguồn:

Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 16 August 2017 10:19am
Updated 12 August 2022 3:52pm
By Audrey Bourget, Hương Lan

Share this with family and friends