Nỗi niềm du học sinh phá thai tại Úc

Hàng ngàn du học sinh tại Úc đang tìm kiếm hỗ trợ từ các dịch vụ phá thai. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu các trường đại học có giáo dục cho sinh viên về sức khỏe tình dục và an toàn tình dục?

sexual harrassment

In the wake of #metoo, it's time we stop asking, "Why didn't she just say no?" about women who've been sexually harassed or abused. Source: Getty Images

Lee, một du học sinh người Trung Quốc vừa đến Úc du học với bao ước mơ và hoài bão như bao sinh viên khác. Thế nhưng, cách đây không lâu, cô phát hiện một sự thật không biết nên mừng hay lo. Cô đang mang thai.               

"Đây là một quyết định khó khăn và lúng túng. Tôi không biết nên phá hay giữ lại bào thai" 

Tuy vậy, Lee đã trở lại quê hương của mình ở Trung Quốc. cô nói rằng có quá ít sự giáo dục về sức khỏe tình dục trong nhà trường, nơi cô đang học ở Melbourne.  

"Tất cả chỉ nằm trên sách vở, thế thôi. Những giáo viên chỉ giới thiệu ngắn gọn, chứ không giải thích sâu về vấn đề này"

Khi phát hiện mình mang thai, Lee đã tìm đến trung tâm y tế dành cho người nước ngoài.

Giờ đây, Lee muốn giúp đỡ những du học sinh khác bằng cách chia sẻ những trải nghiệm chuyện phá thai ở Úc trên trang mạng xã hội Weibo nổi tiếng ở Trung Quốc.

Những con số đáng báo động

Theo thống kê, trong năm vừa qua, Úc ghi nhận trên 600.000 du học sinh. Trong số này có khoảng 1/3 số sinh viên quốc tế đến từ Trung Quốc. Ấn Độ, Nepal và Malaysia cũng nằm trong số những quốc gia có số du học sinh đến Úc cao.

Giám đốc Trung tâm Y tế Marie Stopes, Phillip Goldstone đang điều hành các phòng khám có dịch vụ phá thai cho biết, mỗi năm phòng khám tiếp nhận hàng ngàn sinh viên quốc tế đến thăm khám.  

"Có khoảng 4000 sinh viên quốc tế tiếp cận đến dịch vụ phá thai trên toàn quốc, không riêng gì ở trung tâm chúng tôi. Chính xác chúng tôi có khoảng 5% trường hợp là các du học sinh." 

Ông Phillip cho biết thêm, thông thường, bảo hiểm y tế của những sinh viên này thường không bao gồm dịch vụ thai sản. Vậy nên chi phí phá thai sẽ tiêu tốn một số tiền lớn đối với du học sinh.  

"Những phụ nữ muốn phá bỏ thai sẽ phải tốn trung bình khoảng 1000 đô la chi phí nếu không có thẻ medicare."

Với nhiều sinh viên, việc giảng dạy về an toàn tình dục là điều gì đó mới mẻ, bởi ở quốc gia họ không giáo dục vấn đề tế nhị này.

Cựu du học sinh Ấn Độ, Heena Sinha nói rất nhiều bạn bè cô hầu như không có bất cứ kiến thức gì về sức khỏe tình dục nào trước khi đến Úc.

"Không ai nói với tôi về việc đó, cũng như không ai có thể trả lời câu hỏi của tôi khi tôi thực hiện một đề án trong lúc học. Những câu hỏi đơn giản như là: Bạn có biết trung tâm sức khỏe tình dục nào không? hay là: Bạn có biết gì về STIs không?. Một số sinh viên không trả lời được STIs là gì"  

Đi tìm điểm tựa bình yên

Bà Alison Coelho đến từ Trung tâm Văn hóa, Dân Tộc và Y tế cho biết rằng có nhiều cách hữu hiệu hơn để tiếp cận vấn đề này. 

"Sẽ không hiệu quả nếu chúng ta cung cấp thật nhiều thông tin về sức khỏe tình dục trong tuần đầu nhập học. Các em sẽ quên tất cả, bởi các em có quá nhiều thứ phải lo khi vừa đặt chân đến một đất nước xa lạ. Theo ý tôi, hãy giáo dục các em ở những thời điểm thích hợp trong năm, khi các em đã dần quen với môi trường mới. Nếu làm được như vậy thì sẽ giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý  muốn và giảm tỉ lệ mắc các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục." 

Giám đốc điều hành các trường đại học Úc, Belinda Robinson gợi ý, các nhóm sinh viên sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đối phó với việc có thai ngoài ý muốn. 

"Đây không những là trách nhiệm của ban quản lý nhà trường, mà còn là của tập thể sinh viên trong trường, thậm chí là của những nhóm du học sinh. Các nhóm sinh viên có thể ngồi lại bên nhau để chia sẻ những thông tin về sức khỏe giới tính hay vấn đề an toàn tình dục cho những tân sinh viên, bởi hơn ai hết đây là những người có cùng nền văn hóa nên dễ dàng trao đổi một số vấn đề tế nhị" 

Quả thật, các nhóm du học sinh trong cộng đồng được xem là điểm tựa hiệu quả cho những tân sinh viên. Khi sống xa gia đình, lạ nước lạ cái nơi xứ người, những người đồng hương sẽ dễ dàng cảm thông hơn, cùng giúp nhau vượt qua khó khăn lúc đầu.

Đối với những bạn sinh viên chẳng may mang bầu ngoài ý muốn, mà vẫn muốn bảo vệ đứa con của mình thì cũng không phải là một việc quá khó khăn. Bởi theo chia sẻ của sinh viên Thu Thảo ở Sydney thì sinh viên nếu có bảo hiểm y tế sẽ được claim lại rất nhiều chi phí.

Tuy vậy, Thu Thảo cũng cho biết là việc nuôi con ở Úc rất vất vả, vậy nên bạn đã nhờ thành viên gia đình ở Việt Nam sang phụ bạn chăm sóc con. Mặc dù có tốn chi phí, nhưng bù lại bạn có thêm thời gian để đi làm, kiếm thêm thu nhập.

Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 

Share
Published 2 March 2018 12:29am
Updated 12 August 2022 3:48pm
By Công Minh, Jarni Blakkarly

Share this with family and friends