Ấn Độ nay là nơi bùng phát ổ dịch COVID-19 tệ hại nhất thế giới

A relative of a patient who died of COVID-19, mourns outside a government COVID-19 hospital in Ahmedabad, India, Tuesday, April 27, 2021. Coronavirus cases in India are surging faster than anywhere else in the world. (AP Photo/Ajit Solanki)

A relative mourns outside a government COVID-19 hospital in Ahmedabad Source: AAP

Trong lúc Hoa Kỳ chính thức nới lỏng việc mang khẩu trang đối với những người đã chủng ngừa vắc xin, thì trận chiến chống COVID-19 vẫn tiếp tục tại Ấn Độ. Sự bùng phát các ca nhiễm coronavirus tại quốc gia Nam Á nầy lại càng gia tăng do các biến chủng của virus.


Ấn Độ hiện tiến đến bờ vực thẳm của mọi sự sụp đổ, do hiện nay là nơi dịch bệnh coronavirus bùng phát tệ hại nhất trên thế giới.

Bộ Y Tế Ấn cho biết, mỗi giờ có 115 người Ấn chết vì bệnh.

Với hơn 17,6 triệu trường hợp đã được báo cáo kể từ khi đại dịch bắt đầu hồi năm rồi, các chuyên gia lo ngại con số thực sự có thể lên cao đến 30 lần, có nghĩa là đã có hơn nửa tỷ trường hợp nhiễm bệnh.

Trong khi đó, Hồng Thập Tự hiện giúp đỡ Ấn Độ trong việc kiểm soát dịch bệnh, khi một làn sóng nhiễm bệnh và số tử vong kỷ lục, đã tràn ngập hệ thống chăm sóc y tế.

Bà Udaya Regmi, người đứng đầu các hoạt động tại Nam Á của Liên đoàn Quốc tế Hồng Thập Tự cho biết, sự tự mãn bị nghi ngờ là nguyên nhân gây ra tình trạng gia tăng hiện thấy tại Ấn Độ.

“Những gì chúng ta thấy được tại Ấn Độ và các nước Nam Á rõ ràng là hậu quả của việc nhiều người đã mất cảnh giác, cũng như không giữ vững các biện pháp cứu mạng thiết yếu, đặc biệt là chuyện mang khẩu trang”, Udaya Regmi.

Mọi người ở Ấn Độ hiện tự giải quyết mọi chuyện và làm theo những gì mà họ nói, lẽ ra chính phủ nên làm một thời gian trước.

Trên tất cả các vấn đề, là dưỡng khí dùng trong y tế hiện cạn kiệt tại các bệnh viện, ngoài ra còn thiếu giường tại các phòng chăm sóc đặc biệt và hầu như mọi máy thở đều được sử dụng.

Trong khi đó, Hoa Kỳ cho biết hiện tìm cách làm giảm nhẹ tình trạng nầy ở Ấn Độ và Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đang gởi đi một loạt các trợ giúp, thêm vào thuốc men.

“Chúng tôi đang gởi các bộ phận cần thiết về máy móc, để sản xuất vắc xin".

"Chúng tôi cũng đang thảo luận liệu có thể gởi vắc xin sang Ấn Độ hay không, vốn là chuyện tôi đã có ý định thực hiện".

"Vấn đề là hiện nay chúng ta phải chắc chắn rằng, chúng ta có các vắc xin khác như Novavax và các loại khác cung cấp tiếp".

"Tôi nghĩ chúng ta ở trong một vị thế có thể chia sẻ vắc xin, cũng như các kiến thức khác".

"Khi chúng ta có các vấn đề khó khăn, thì chính Ấn Độ là quốc gia giúp đỡ chúng ta ngay từ đầu”, Joe Biden.

Mặc dù nhiều người cho rằng viện trợ dường như quá trễ, Đức hiện giúp đỡ và hỗ trợ cũng như khẩn cấp đề ra một kế hoạch kết hợp các nỗ lực cứu trợ của Âu Châu.

Pakistan cũng cho biết có thể gởi các hàng cứu trợ, trong đó có máy thở, dụng cụ cung cấp oxy, máy chụp tia X và các thiết bị bảo vệ khác.

Canada dự trù hiến tặng Hồng Thập Tự Ấn 10 triệu đô la, cùng các trang thiết bị.

Còn Pháp hiện gởi các máy thở, trang thiết bị thuộc phòng chăm sóc đặc biệt và 8 máy phát điện cung cấp oxy, trong một chuyến hàng dự trù sẽ gởi đi vào cuối tuần.

Anh quốc đã gởi chuyến hàng đầu tiên về thuốc men và 100 máy thở, cùng 95 máy tạo oxy.

Thế nhưng nhiều cư dân tại Ấn cho biết, họ đã quá chán ngán.

“Tôi quá chán nản, ở đây chẳng ai nghe tôi cả".

"Tôi cần oxy, do mức oxy của chồng tôi đang xuống thấp, còn các bác sĩ cho biết họ chẳng còn bình dưỡng khí nào cả”, Ekta Chaudhary.

Tại Ấn, chính phủ đã gọi quân đội đến giúp đỡ và bắt đầu chở các bình dưỡng khí bằng máy bay đến các tiểu bang cần đến.

Trong khi đó, các chuyến xe lửa đặc biệt được biến thành các phòng cách ly và cung cấp dưỡng khí, hiện chạy trên đường sắt đến khắp nước.

Tại Gurugram thuộc tây nam Tân Đề Li, một tổ chức vô vụ lợi đã dựng lều tại những nơi công cộng.

Ông Ishan Singh thuộc hiệp hội Hemkunt cho biết, họ tìm cách giúp đỡ các bệnh nhân không thể tìm được một giường trong bệnh viện.

“Chúng tôi có các bệnh nhân ở đây đã chờ đợi suốt 2 ngày nay, do họ chẳng tìm được một bệnh viện nào cả".

"Họ chỉ cần có oxy, do các bác sĩ khuyên như vậy và họ đang dùng kháng sinh".

"Một phụ nữ ở đàng kia ở đây cùng với những người con trai, họ thuê xe và đến đây đã hai ngày rồi".

"Họ vẫn không tìm thấy bệnh viện hay giường nào cả, nhưng vẫn ở đây vì bác sĩ của họ khuyên như vậy”, Ishan Singh.
"Vì vậy mọi chuyện sẽ dễ chịu hơn khi ra ngoài không cần phải mang khẩu trang, đặc biệt là khi nhiệt độ ngày càng nóng lên”, Marie Goodman.
Trong khi đó, các gia đình người Úc gốc Ấn bị kẹt tại Ấn Độ hiện thúc giục chính phủ Morrison hãy có một giải pháp cách ly, để cho phép người thân của họ trở về Úc, khi các chuyến bay cuối cùng được tái tục.

Còn tại Mỹ là một câu chuyện khác biệt, với các hướng dẫn về đeo khẩu trang hiện được nới lỏng.

Người Mỹ không cần mang khẩu trang tại hầu hết các nơi ngoài trời, nếu họ đã được chủng ngừa đầy đủ.

Bác sĩ Rochelle Walensky là giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh cho biết, có nhiều dữ kiện cho thấy hầu hết các vụ lây nhiễm diễn ra trong nhà, chứ không phải ngoài trời.

“Có không đến 10% các trường hợp lây truyền được ghi nhận, đã xảy ra ở ngoài trời".

"Chúng tôi cũng biết rằng nguy cơ lây truyền ở môi trường trong nhà tăng gần 20 lần, so với môi trường ngoài trời".

"Điều đó cùng với thực tế là, chúng ta hiện có 37% người trên 18 tuổi được tiêm chủng đầy đủ và thực tế là tỷ lệ các ca nhiễm hiện đang bắt đầu giảm xuống, đã thúc đẩy sự thay đổi các hướng dẫn”, Rochelle Walensky.

Sự thay đổi nầy đã được nhiều người hoan nghênh, trong đó có Marie Goodman ở Illinois.

“Tôi hết sức phấn khởi vì các hướng dẫn về đeo khẩu trang ngoài trời hiện được nới lỏng một chút, do tôi dành nhiều thời gian ở ngoài trời nhiều hơn".

"Tôi có nuôi một con chó 5 tuổi với lông màu vàng và chúng tôi thường ở ngoài công viên".

"Vì vậy mọi chuyện sẽ dễ chịu hơn khi ra ngoài không cần phải mang khẩu trang, đặc biệt là khi nhiệt độ ngày càng nóng lên”, Marie Goodman.

Trong khi đó, Tổng Thống Joe Biden cho biết hướng dẫn về việc đeo khẩu trang đã giúp cho nước Mỹ tiến gần đến mục tiêu vào ngày 4 tháng 7, khi ông hy vọng cuộc sống tại Mỹ có thể tiến gần đến chỗ bình thường.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng ngôn ngữ của quí vị, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like 

Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share