Các giới hạn được áp dụng trở lại tại một số quốc gia Âu Châu

Prime Minister Boris Johnson during a media briefing on coronavirus

Prime Minister Boris Johnson during a media briefing on coronavirus Source: AAP

Âu Châu là điểm nóng COVID-19 lớn nhất trên thế giới, hiện chứng kiến thêm nhiều ca nhiễm mới và số người nhập viện gia tăng. Vương quốc Anh, Serbia và Croatia buộc phải thực hiện thêm việc giãn cách xã hội cùng các luật lệ khác, hầu ngăn tránh việc trở lại phong tỏa toàn quốc.


Thủ Tướng Anh Boris Johnson cảnh cáo rằng, nay không phải là thời điểm mà người dân Anh có thể lơ là trước đại dịch.

Các biện pháp chống COVID-19 có 3 cấp bậc đã được loan báo và sẽ được áp dụng vào ngày 2 tháng chạp, sau khi việc phong tỏa toàn quốc kết thúc.

Ông nói rằng, các biện pháp là cần thiết để Anh quốc vượt qua một mùa đông khó khăn.

“Những gì chúng ta muốn tránh, là nới lỏng nhiều quá".

"Chúng ta nay có lý do để hy vọng là vào mùa xuân, việc xét nghiệm trong cộng đồng và vắc xin sẽ kết hợp, để chấm dứt mọi chuyện giới hạn và hạn chế".

"Thế nhưng muốn đạt được chuyện đó, trước hết chúng ta phải trải qua một mùa đông khó khăn, khi gánh nặng về y tế của chúng ta nặng nhất, do thời tiết lạnh lẽo là điều kiện tốt cho virus”, Boris Johnson.

Chỉ một số nơi như trên đảo Wight, Cornwall và đảo Scilly hiện ở cấp bậc thấp nhất, với các quán rượu và nhà hàng có thể mở cửa hầu như bình thường, còn những người khách có thể đến viếng thăm gia đình chủ nhân.

Trong khi đó, Luân Đôn ở mức độ giữa, theo đó các cửa hiệu, nhà hàng và những cơ sở giải trí có thể mở cửa với các giới hạn.

Còn vùng trung tâm và phía bắc nước Anh, bao gồm thành phố Birmingham và Manchester sẽ thuộc cấp bậc cao nhất, nơi quán rượu và nhà hàng chỉ có thể phục vụ thực phẩm mang đi hay giao đến nhà, các cơ sở giải trí như rạp chiếu phim và nơi ném bowl bị đóng cửa.

Thế nhưng hầu hết người dân Anh chẳng hài lòng với việc tiếp tục các hạn chế bị thắt chặt, chẳng hạn như ông Ian Harrabin chủ nhân khách sạn tại Coventry cho biết.

“Thực sự là chuyện phong tỏa và không cho phép chúng ta mở cửa, tôi nghĩ có mối nguy hiểm thực sự trong việc khuyến khích mọi người phá vỡ luật lệ, đó là điều chúng tôi không muốn thấy xảy ra".

"Tôi nghĩ mọi người hiện ở vào giai đoạn muốn la thét lên trong cộng đồng, những người tôi có nói chuyện họ muốn được nới lỏng đôi chút, khi họ có thể đến một nơi an toàn với COVID-19, như chúng ta có hiện nay”, Ian Harrabin.

Trong khi đó tại Serbia, tình trạng tại các bệnh viện hết sức khó khăn.

Tổng Thống nước nầy cảnh cáo rằng, Serbia hiện tiến gần đến thảm cảnh chưa từng có trước đây, khi các viên chức báo cáo một đợt bùng phát lớn lao về các trường hợp coronavirus.

Tổng Thống Aleksandar Vucic, cho biết các giường bệnh không còn chỗ trống cho bệnh nhân.

“Tình hình các bệnh viện hiện nay hết sức khó khăn".

"Khi quí vị xét nghiệm 10 ngàn người mỗi ngày, rồi đưa 1 ngàn người vào bệnh viện".

"Quí vị chẳng còn giường trống và rõ ràng đó là tình trạng hiện nay".

"Chẳng cần biết quí vị hiện thiết lập các bệnh viện và dưỡng đường mới với mức độ chưa hề có, nếu chúng ta không có kỷ luật và trách nhiệm, thì chúng ta đến gần một cảnh tượng khủng khiếp”, Aleksandar Vucic.
“Vấn đề quan trọng cho các lớp học trên mạng là sự mất tập trung của sinh viên trong giờ học, bởi vì họ ngồi trong một môi trường tại nhà, hoàn toàn khác biệt với một lớp học. Vì vậy đây là vấn đề mà chúng ta đối diện, trong các lớp học”, Noor Ur Ain.
Các chuyên gia dịch tễ cảnh cáo rằng, chính phủ đã chậm trễ trong việc thi hành một loạt các biện pháp hạn chế để ngăn chận virus.

Còn tại Brazil tình hình cũng không dễ dàng hơn, khi nước nầy đối diện với nhiều người phải nhập viện.

Brazil hiện cho thấy, ngày càng có nhiều dấu hiệu một đợt dịch thứ hai bùng phát tại quốc gia nầy, với các thành phố lớn nhất và những khu vực chung quanh Amazon, hiện bị ảnh hưởng tệ hại nhất.

Tại thành phố Santo Andre, bệnh viện dã chiến Dell’Antonia, chứng kiến sự gia tăng các bệnh nhân với mức độ 69 phần trăm, trong những tuần lễ vừa qua.

Bác sĩ Jimmy Teizeira làm việc tại bệnh viện nầy kể từ tháng 4, khi dịch bệnh khởi phát.

“Có sự sụt giảm và là giảm mạnh. Hôm nay chúng ta lại chứng kiến sự gia tăng trong số người nhập viện, bởi vì mọi người nói chung hiện tự nới lỏng và không tuân thủ việc chăm sóc và sử dụng mặt nạ”, Jimmy Teizeira.

Tại Pakistan, các trường học và những cơ sở giáo dục khác trên toàn quốc, hiện đóng cửa cho đến ít nhất là ngày 10 tháng giêng năm tới, để bảo vệ học sinh khỏi một cơn bùng phát nữa của COVID-19.

Việc nầy diễn ra, sau khi có sự tăng vọt các ca nhiễm COVID-19 và số tử vong, cùng con số bệnh nhân nhập viện tăng gấp đôi trong 2 tuần lễ vừa qua.

Một số thầy cô giáo như cô Noor Ur Ain, nêu lên các quan ngại, giữa lúc có các phong tỏa do coronavirus.

“Vấn đề quan trọng cho các lớp học trên mạng là sự mất tập trung của sinh viên trong giờ học, bởi vì họ ngồi trong một môi trường tại nhà, hoàn toàn khác biệt với một lớp học".

"Vì vậy đây là vấn đề mà chúng ta đối diện, trong các lớp học”, Noor Ur Ain.

Trong khi đó, tại Croatia, chính phủ hiện đóng cửa các quán rượu và nhà hàng, cũng như giới hạn việc tụ tập trong nỗ lực nhằm ngăn chận việc lây nhiễm gia tăng.

Thủ Tướng Andrej Plenkovic loan báo, một loạt các biện pháp sẽ có hiệu lực vào cuối tuần nầy và kéo dài đến ngày 21 tháng chạp, khi nhà cầm quyền xét lại những biện pháp nói trên.

Ông cho biết, chính phủ đã tìm cách duy trì các sinh hoạt bình thường trong đợt lây nhiễm thứ hai của đại dịch, thế nhưng một sự gia tăng các trường hợp nhiễm bệnh mới buộc phải có biện pháp gắt gao hơn.

Quí vị có thể cập nhật tin tức về coronavirus bằng tiếng Việt tại sbs.com.au/coronavirus.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share