Cần xét đến hậu quả của coronavirus đối với công việc của người khuyết tật

Bianca Ward and Andrew Kenny make coffee

Bianca Ward and Andrew Kenny are training to be baristas. Source: SBS

Người Úc khuyết tật thường ít có công ăn việc làm, so với những người Úc bình thường khác. Thế nhưng trong thời buổi đại dịch, thách thức khi tìm việc của nhóm người nầy đã đạt đến một mức độ khó khăn mới.


Andrew Kenny 39 tuổi ngưng làm việc từ hồi tháng 4 và phải trở về sống với cha mẹ.

Anh nầy bị khuyết tật về trí tuệ và cho biết chuyện tìm việc làm đã tỏ ra hết sức khó khăn.

“Tôi cố gắng đến mức tối đa, khi cho rằng tôi là người khuyết tật".

"Tôi hứa là chuyện nầy không cản trở công việc của tôi, khi tìm cách làm việc theo ý nguyện của mình”, Andrew Kenny.

Anh nầy được huấn luyện thành một người pha chế cà phê, tại quán cà phê Busybean ở khu ngoại ô Moonee Ponds của Melbourne, thế nhưng quán cà phê bị đóng cửa do các hạn chế về coronavirus.

“Cà phê là sở thích của tôi, tôi chỉ thích sự đa dạng, hương vị, cũng như biết được lịch sử và sự kiện của loại thức uống nầy".

"Nó thực sự là sở thích trong cuộc sống của tôi”, Andrew Kenny.

Một chi nhánh của Busybean, vẫn còn hoạt động trên đường Oxford ở Sydney.

Anh Kenny có dự một đôi cuộc phỏng vấn tìm việc và hy vọng trở lại Melbourne, sau khi sống khó khăn ở miền quê Victoria.

Được biết hầu như cứ 5 người là có một người chịu cảnh kỳ thị, do tình trạng khuyết tật của mình và phân nửa các vụ, có nguyên nhân từ người chủ.

Giám đốc của Liên đoàn Các Tổ chức Tranh đấu cho Người Khuyết tật Úc Châu là ông Ross Joyce nói rằng, cần có nhiều việc phải làm để bảo đảm rằng nhóm người khuyết tật không bị lãng quên.

“Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta không gạt bỏ những người trẻ bị khuyết tật và nên nhận thức rằng họ quả có tài năng, có tay nghề và muốn làm việc”, Ross Joyce.

Tổng Giám Đốc công ty AimBig Employment, nhằm cung cấp dịch vụ khuyết tật là ông Terry Wilson cho biết về mặt tích cực, các cơ hội mới đã xuất hiện trong thời buổi đại dịch.

Ông không tin rằng người khuyết tật hoàn toàn bị quên lãng, bởi vì ông có những chủ nhân liên lạc với ông để thuê mướn họ, như là những người kiểm soát việc thi hành các biện pháp vệ sinh về COVID-19.

“Chẳng hạn như tại Victoria vào lúc nầy, các phòng tập thể dục bắt đầu mở cửa trở lại và chúng tôi hiện có 48 công việc cần có người làm tại Victoria”, Terry Wilson.
“Tôi thích việc họ cố gắng học hỏi, bởi vì tôi có thể giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ và chính tôi có thể dạy các học viên ở các độ tuổi khác nhau”, Linh Phạm.
Thế nhưng ông Terry Wilson cho rằng thị trường nhân dụng rất cạnh tranh, qua việc một tiếp viên hàng không phải tìm việc trong các siêu thị và những vai trò có thể thích hợp cho người khuyết tật trong các lãnh vực khác.

Ông cho biết các chủ nhân khác hiểu biết, giá trị của việc sở hữu một lực lượng lao động đa dạng.

“Tôi đoán là nhiều chủ nhân nay có chút hiểu biết và nhận ra rằng việc sử dụng một người khuyết tật là một ích lợi về mặt kinh tế cho họ, bởi vì giới chủ nhân được trợ cấp từ chính phủ".

"Chính phủ hiện gia tăng trong việc cung cấp thêm nhiều phụ cấp cho người khuyết tật, mà trợ cấp nầy đến tay chủ nhân trước hết”, Terry Wilson.

Ông Wilson tin rằng chủ nhân thuê mướn các công nhân trẻ bị khuyết tật, được các lợi lộc trong chương trình JobMaker.

Chương trình nầy mang lại các sáng kiến cho doanh nghiệp trong việc sử dụng những người tìm việc trẻ, tuổi từ 16 đến 35.

Cũng có cách thức khác, theo đó những người khuyết tật có thể nâng cao cơ hội tìm được việc làm.

Một trợ giáo người Việt là bà Linh Phạm, hiện điều hành một lớp học Anh Ngữ cho người khuyết tật trong vài tuần lễ.

“Họ có thể nói tiếng Anh và cũng học hỏi các ngữ vựng mới, vì vậy họ tin tưởng hơn trong việc giao tiếp bằng tiếng Anh, tôi cũng giúp họ về cách phát âm nữa”, Linh Phạm.

Bà có đến 20 học viên và nhiệt tình trong việc giúp đỡ họ vượt qua các trở ngại.

“Tôi thích việc họ cố gắng học hỏi, bởi vì tôi có thể giúp họ vượt qua rào cản ngôn ngữ và chính tôi có thể dạy các học viên ở các độ tuổi khác nhau”, Linh Phạm.
Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share