Các nhân chứng tiếp tục cung khai trước Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Khuyết tật

المفوضية الملكية في أعمال العنف والإيذاء والإهمال والاستغلال ضد الأشخاص ذوي الاعاقة

Royal Commission into Violence, Abuse, Neglect and Exploitation of People with Disability Source: SBS

Hai người mẹ có con bị chứng down syndrom đã sụt sùi khai báo trước Ủy ban Hoàng gia Điều tra về Khuyết tật tại Sydney. Một trong hai người mô tả các nhân viên bệnh viện không tỏ vẻ khẩn cấp trong việc chữa trị cho con trai của bà trước khi dẫn đến việc cậu bé chết vào năm 2016.


Bà Toni Mitchell cho biết, một trong những thử thách cam go nhất mà bà đã trải qua, là các chuyên gia y tế không thể nhìn thấy tình trạng khuyết tật của con trai bà, Joshi.

Người mẹ đơn thân nói về những trở ngại trong đời, đã khai báo trước Ủy ban Hoàng gia về sự bạo động, lạm dụng, lãng quên và lợi dụng, đối với những người khuyết tật.

“Cháu bị từ chối vì chứng bệnh Down Syndrome. Chúng tôi đến khoa cấp cứu và họ nói ‘ồ em bé bị chứng Down Syndrome’ thế nhưng còn nhiều chuyện nữa".

"Họ thấy được chứng Down Syndrome và đó là kết thúc việc khám bệnh”, Toni Mitchell.

Trong khi đó, bà Rachel Browne là một bà mẹ khác cũng khai rằng, con trai bà là Finlay cũng gặp trường hợp tương tự.

Bà hồi tưởng các sự kiện từ tháng 9 năm 2016, trong đó có một ngày hầu như hằn sâu vào tâm trí bà.

“Cuối cùng nó đang tắm và nhìn lên tôi rồi nói ‘mẹ ơi giúp con, hãy giúp con mẹ ơi”, Rachel Browne.

Cậu bé được chuyển vào phòng cấp cứu của bệnh viện Barthurst và té xỉu trên mặt đất.

“Khi tôi ngước lên nhìn người y tá chữa bệnh, người nầy trợn mắt lên và tôi nghĩ ‘con tôi sẽ không nhận được sự chữa trị cần thiết”, Rachel Browne.

Các xét nghiệm tìm thấy, bé Finlay bị tắt nghẽn bụng đáng kể và cần phải giải phẫu.

Nó cần được chuyển bằng trực thăng đến bệnh viện Westmead ở Sydney, thế nhưng chuyện nầy không xảy ra cho đến một thời gian sau.

Bà Browne cho biết, bà cảm thấy dường như trường hợp của con bà thiếu sự khẩn cấp.

“Vào thời điểm nầy, bà nói có lúc bà có cảm tưởng là vô vọng khi mọi người, bác sĩ, y tá và chuyên viên hồi sức tất cả đều như bất lực?”.

“Đúng vậy, rõ ràng là thiếu một tình trạng khẩn cấp trong việc chữa trị”, Rachel Browne.

Cuối cùng bé Finlay đã được chuyển đến bệnh viện tại Sydney và ở đó cho đến khi qua đời vào ngày 10 tháng chạp năm 2016.

Trong thời gian ở trong bệnh viện 71 ngày, em đã trải qua đến 12 cuộc giải phẫu.

“Quả là tàn ác khi tiếp tục chuyện giải phẫu, con tôi đã trải qua các giai đoạn đau đớn đủ rồi”, Rachel Browne.

Bà cho Ủy ban biết về nhiều lần, khi các quan ngại về cái chết của con bà đã bị làm nhẹ đi và bác bỏ bởi vì Finlay mắc hội chứng Down.

Bà cho biết bà muốn chia sẻ câu chuyện của Finlay với hy vọng chuyện nầy sẽ dẫn đến những thay đổi trong lãnh vực y tế, để cho mọi người giống trường hợp của con bà không còn xem là khuyết tật mà là một con người.
"Nó thành lập một đường lối kinh khủng trong việc xem xét cuộc sống của đứa bé, khi thành lập một định kiến không được biết đến, thế nhưng nó có sẵn đó và là tâm điểm cho những cuộc huấn luyện y khoa, việc nầy cần được thay đổi vì nó quá nguy hiểm”, Rebecca Kelly.
Về vấn đề khuyết tật trong nhận thức, thì tại Úc có khoảng một triệu người Úc sống với khuyết tật nầy.

Trong 2 tuần lễ, họ có cơ hội hiếm hoi để lên tiếng trước Ủy ban Hoàng gia Điều tra về bạo động, lạm dụng và quên lãng cùng lợi dụng người khuyết tật tiếp tục tại Sydney.

Cuộc điều trần nghe trực tiếp những người bị khuyết tật về nhận thức, trong đó có bà Kylie Scott mắc hội chứng Down.

“Tôi muốn nói lên cho những người không thể nói được, tất cảc chúng tôi cần được hiểu biết và hỗ trợ, đây là một người phụ nữ tuyệt vời đến để cứu mạng”, Kylie Scott.

Trong bài diễn văn khai mạc, ông Ronald Sackville là Chủ tịch Ủy ban cho biết cuộc điều tra sẽ xem xét các vấn đề trong hệ thống chăm sóc y tế.

“Hậu quả của việc làm ngơ và lạm dụng bên trong hệ thống y tế đối với những người bị khuyết tật về nhận thức, chuyện nầy hết sức gây khó khăn và nổi bật".

"Chuyện nầy gây chấn động lương tâm của mọi người Úc”, Ronald Sackville.

Nhân chứng Jack Kelly cho Ủy ban biết, về vai trò giới hạn của ông trong việc quyết định khi nhận việc chăm sóc y tế.

“Việc nầy khiến tôi cảm thấy tôi không còn giá trị là một con người”, Jack Kelly.

Còn bà Scott đại diện cho người khuyết tật, nói về việc phá thai mà qua các khán nghiệm trước khi sinh, được xác định có hội chứng Down.

“Các bậc cha mẹ có thai với các bé có hội chứng down, không nên được phép bỏ thai”, Kylie Scott.

Chuyện nầy cũng được bà Rebecca Kelly nêu lên, khi đứa con trai 8 tuổi của bà cũng mắc chứng Down.

“Kiểu mẫu về tình trạng khuyết tật là những gì cần được chữa trị".

"Nó thành lập một đường lối kinh khủng trong việc xem xét cuộc sống của đứa bé, khi thành lập một định kiến không được biết đến, thế nhưng nó có sẵn đó và là tâm điểm cho những cuộc huấn luyện y khoa, việc nầy cần được thay đổi vì nó quá nguy hiểm”, Rebecca Kelly.

Bà Kelly hiện là Chủ tịch Hội Down Syndrome tại Tasmania, hy vọng cuộc điều tra của Ủy ban sẽ dẫn đến những thay đổi có hệ thống về đường lối mà các chuyên gia y tế xem xét và chữa trị cho người khuyết tật.

Cuộc điều trần trước Ủy ban Hoàng gia về Khuyết tật vẫn tiếp tục.
Thêm thông tin và cập nhật Like 
Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 



Share