Thổ dân bị tước quyền được học tiếng mẹ đẻ?

Trẻ em thổ dân Bắc Úc

Trẻ em thổ dân Bắc Úc Source: AAP

Ngôn ngữ thổ dân đang giãy chết, vì thiếu nhân vật lực hay vì chính quyền Úc không muốn duy trì?


Phải có một chiến lược toàn quốc

Trưởng khoa ngôn ngữ học Thổ dân tại Đại học ANU đã kêu gọi phải có một chiến lược trên toàn quốc để cải thiện giáo dục ngôn ngữ thổ dân trong các trường học đang có một sĩ số học sinh èo uột mang lại nhiều hậu quả tai hại tiếp tục ăn sâu trong cộng đồng.  

Giáo sư Jane Simpson cho biết trong 30 năm qua, chính phủ các tiểu bang cho biết, ngân quỹ không tiền,bộ giáo dục không người và chính phủ cũng không mong muốn duy trì tiếng mẹ đẻ cho trẻ em thổ dân.  

Theo bà suy nghĩ của chính phủ là trong ngắn hạn, đây là chuyện tốn kém khi vừa phải dạy các chương trình tiếng mẹ đẻ vừa dạy các chương trình tiếng Anh cho trẻ em.  

Nhưng bà cho biết các chương trình giáo dục dài hạn của chính phủ hiện nay xem ra vô bổ và tốn kém hơn nhiều.  

"Cần phải có một chiến lược mang tính quốc gia và có động lực để cải thiện tình hình này” Jane Simpson Trưởng khoa ngôn ngữ học thổ dân Đại học ANU

Tuy nhiên, một nữ phát ngôn viên của Bộ Giáo Dục Lãnh thổ Bắc Bộ Giáo dục nói với SBS rằng việc giảng dạy ngôn ngữ thổ dân tại đây đang được ưu tiên.  

Vào cuối năm 2015, hơn 50 trường ở Northern Territory đã có chương trình dạy ngôn ngữ thổ dân và các chương trình văn hóa.  

Nhu cầu khác nhau

Giáo sư Simpson xác định,  trẻ em thổ dân gồm 3 nhóm có nhu cầu giáo dục hoàn toàn khác nhau.  

Có trẻ em nói ngôn ngữ thổ dân truyền thống là ngôn ngữ đầu tiên của họ.  

Có trẻ nói ngôn ngữ” thổ dân mới “là ngôn ngữ đầu tiên bao gồm thổ dân Anh và dân Kriol.  

Có trẻ thổ dân người không biết nói ngôn ngữ truyền thống nhưng có nhu cầu học.
"Trẻ em thổ dân nói ngôn ngữ bản địa truyền thống hoặc tiếng" thổ dân mới có rất nhiều khó khăn, vật lộn để hiểu những gì giáo viên đang giảng, họ khó lắm mới hiểu được." Jane Simpson
Tom Calma, thuộc ủy ban Đọc, Viết và làm Toán liên bang Úc, nói với chương trình truyền hình NITV rằng kết quả giáo dục song ngữ cho trẻ em thổ dân đã được chứng minh.  

Theo ông, các bằng chứng từ khắp nơi trên thế giới cho thấy người học ngôn ngữ đầu tiên thực sự đạt kết quả nhanh chóng thông qua hệ thống giáo dục.  

Ông Calma nói thổ dân bị đặt vào thế bất lợi trong lịch sử hệ thống giáo dục của Úc và đã đến lúc phải sửa chữa khiếm khuyết này.  

Ông cũng nói người dân của ông đã bị đứng ngoài lề hệ thống giáo dục trong một thời gian dài.   

Khi được gộp vào hệ thống giáo dục thì không phải lúc nào cũng phù hợp với nhu cầu của mình.  

San bằng khoảng cách

Tháng Hai năm 2016, Thủ tướng Malcolm Turnbull cam kết chi ra 20 triệu đô la cho Viện Thổ dân và nghiên cứu dân đảo eo biển Torres hầu bảo tồn ngôn ngữ và văn hóa của họ.  

Phát biểu tại Quốc hội, ông thừa nhận rằng, trước khi người châu Âu đến đây, thổ dân và dân đảo eo biển Torres Strait nói hàng trăm ngôn ngữ và hơn 600 phương ngữ.   

Những ngôn ngữ này chứa đựng nhiều kiến thức.
" Buồn thay, trong số các thứ tiếng này, nhiều loại đã mất và nhiều ngôn ngữ đang giãy chết cực kỳ nguy cấp." PM Malcolm Turnbull
Giáo sư Simpson nói rằng duy trì giảng dạy ngôn ngữ trong các trường học sẽ đóng một vai trò lớn trong việc bảo tồn ngôn ngữ.  

Bà cho biết một số trong những vấn đề lớn nhất hiện nay là thiếu đào tạo những người đã thông thạo ngôn ngữ thổ dân.  

Thiếu đào tạo cho giáo viên về nhận thức ngôn ngữ và phương pháp giảng dạy ngôn ngữ.  

Bà nói tình trạng này đặc biệt được ghi nhận tại Lãnh Thổ phía Bắc, nơi có một số lớn người có ngôn ngữ thổ dân là ngôn ngữ đầu tiên của họ, đặc biệt là ở các vùng xa xôi hẻo lánh.  

Tuy nhiên một phát ngôn viên của Bộ Giáo dục lãnh thổ Bắc Úc nói với SBS rằng các hỗ trợ thích hợp đã được đưa ra.  

Một loạt các sáng kiến của các phòng ban đều có nhận được nguồn lực để hỗ trợ việc dạy ngôn ngữ bản địa và các chương trình văn hóa trong trường học, trong đó khuyến khích học sinh tìm hiểu về việc giao tiếp bằng ngôn ngữ bản địa và về hệ thống kiến thức liên quan đến các nền văn hóa.  

Cũng theo phát ngôn viên này, các hỗ trợ bao gồm thu nhận 152 trợ giáo cho trường cộng đồng xa xôi những người có song ngữ vửa biết nói tiếng Anh và vừa biết nói các ngôn ngữ đầu tiên của trẻ em trong cộng đồng.   

Những giáo viên trợ giáo làm việc cùng với các giáo viên tiếng Anh để hỗ trợ các chương trình giảng dạy và học tập suốt chương trình học.   

Giáo sư Simpson cho biết cần thực hiện các nỗ lực này ở cấp quốc gia.  

Điều lo ngại lớn nhất là trẻ em bản địa lúc nào cũng cảm thấy xa lạ ở trường, bởi vì chúng không thể hiểu những gì đang được giảng dạy và cảm thấy mình ngu ngốc, rằng họ sẽ không hấp thụ được gì ở trường để có sự lựa chọn về công việc làm và cách sống.  

Bà cũng nói thêm rằng, còn một nguy cơ lớn khác nếu trẻ em chuyển sang nói một ngôn ngữ mới của thổ dân hay nói toàn tiếng Anh, các em sẽ quên đi tiếng mẹ đẻ, và vì vậy ngôn ngữ này sẽ không được truyền lại cho đời con đời cháu.  

Con cháu sẽ xa lánh ông bà vì hàng rào ngôn ngữ và tiếng thổ dân có nguy cơ bị khai tử.  

Đây là một trong năm bài chuyên đề "Song ngữ, chuyện dạy và học ngoại ngữ tại Úc". Bài liên quan:

Share