Chiến lược y tế trên thế giới thay đổi, để đối phó với sự bùng phát của biến thể Delta

A nurse prepares a coronavirus vaccination in Abuja, Nigeria

A nurse prepares a coronavirus vaccination in Abuja, Nigeria Source: AAP

Các ca nhiễm mới của COVID-19 trên khắp thế giới khiến nhiều nhà cầm quyền nghĩ lại về cách đối phó với biến thể Delta. Tại Israel, chính quyền cảnh cáo rằng trong việc việc chủng ngừa có thể làm giảm bớt tác dụng, thế nhưng có thể không đủ để đánh bại virus Delta. Trong khi đó, bệnh nhân tại Trung Quốc hiện được chữa trị với hỗn hợp dược liệu vừa Tây Phương lẫn cổ truyền.


Biến thể Delta gia tăng trên khắp thế giới khiến các nhà cầm quyền suy nghĩ lại chiến thuật đối phó với biến chủng nầy.

Bộ Trưởng Y tế Israel Nitzan Horowitz đã nhận được liều tiêm chủng Pfizer thứ ba, một mũi tăng cường do quốc gia nầy đề nghị với những người đã chủng đầy đủ trên 50 tuổi.

Bất chấp việc tiêm chủng lần thứ ba, nhà cầm quyền y tế tại Israel vẫn ghi nhận một trong các tỷ lệ lây nhiễm cao nhất thế giới, khi có gần 650 ca nhiễm mới hàng ngày trên một triệu người.

Các trung tâm y tế Israel nay chuẩn bị cho việc gia tăng nhập viện, bất chấp việc tiêm chủng đầy đủ cho gần 80 phần trăm dân số cho những trẻ em trên 12 tuổi.

Giám đốc bệnh viện Shaare Zedek tại Jerusalem là ông Jonathan Halevy hy vọng, liều tiêm chủng Pfizer thứ ba sẽ giúp làm chậm đi sự lây nhiễm.

"Chúng tôi chuẩn bị tiếp nhận thêm bệnh nhân bị COVID-19".

Nếu tôi tìm cách phân tích tình hình toàn quốc, thì con số ngày càng gia tăng mỗi ngày những người nhiễm virus".

'Con số người nhiễm bệnh nặng cùng với việc cần đến máy thở cũng tăng nhưng chậm hơn".

"Theo ý tôi, 29 bệnh viện tại Israel có thể tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân sẽ nhập viện vào hôm nay”, Jonathan Halevy.

Được biết Israel là một trong những quốc gia đầu tiên đề nghị tiêm mũi Pfizer thứ ba cho công dân nước họ theo kế hoạch qui mô.

Giáo sư Halevy cho biết, việc nầy sẽ mang lại nhiều thay đổi.

“Sự kiện là có gần một triệu người sẽ nhận mũi vắc xin thứ ba, đó là thông tin cho những người trên 50 tuổi, 2 tuần trước là những người trên 60 tuổi, còn đối với các nhân viên y tế thì trên 30".

"Việc đó sẽ mang lại thay đổi tôi muốn nói là đồ thị gia tăng sẽ không lên nữa mà còn giảm xuống, chuyện đó còn tùy thuộc vào vấn đề chủng ngừa”, Jonathan Halevy.

Được biết liều thứ ba là một bước tiến gây nhiều tranh luận, khi có nhiều quốc gia đông dân thuộc thế giới đang phát triển, vẫn chưa chủng liều đầu tiên cho người dân.

Tại Nigeria, một quốc gia có hơn 210 triệu dân thì chỉ có 1,23 phần trăm dân chúng là chủng ngừa đầy đủ.

Trong khi đó, tỷ lệ lây nhiễm do biến thể Delta gia tăng mạnh mẽ.

Nhà cầm quyền sẽ nhận được 4 triệu liều vắc xin Moderna chống COVID-19 do Hoa Kỳ hiến tặng và hy vọng sẽ có hơn 29 triệu liều vắc xin Johnson and Johnson mà chính phủ đã mua qua Liên hiệp Phi Châu.

Tổng Giám Đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Nigeria là ông Chikwe Iheweazu cho biết, các bệnh viện hiện chật kín người.

“Chúng tôi tùy thuộc vào những nhóm người Nigeria đã làm việc cật lực trong 18 tháng qua, để chuyển giao vắc xin, thử nghiệm mọi người, theo dõi dấu vết virus và chữa trị cho từng cá nhân".

"Các trung tâm y tế của chúng ta lại đầy ắp trở lại, còn nhân viên y tế làm việc bất kể ngày đêm để chắc chắn rằng họ cứu mạng cho người dân Nigeria”, Chikwe Iheweazu.
"Chúng tôi được biết một số người trong gia đình hay trong các tổ chức, đã nhập viện hay đã qua đời", Danny Avula.
Tại Mỹ, việc lây nhiễm hiện gia tăng tại những nơi được gọi là ‘Vòng Đai Kinh Thánh’ -Bible Belt, nơi đa số người Tin Lành bảo thủ tại vùng đông nam của Hoa Kỳ.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo do dự trong việc chống lại các tin tức thất thiệt, mặc dù biến chủng Delta lan rộng khắp cộng đồng.

Mục sư Tony Spell thuộc nhà thờ Life Tabernacle thường xuyên đăng tải những ý kiến bất đồng với các biện pháp bắt buộc của chính phủ, trên trang mạng xã hội và Youtube.

“Trong 18 tháng qua, các tiểu bang của Hoa Kỳ đã buộc các công dân Mỹ phải tuân thủ những điều mà tất cả đều xuất phát từ tinh thần phản Kitô, chống Chúa, đến mức họ sẽ đóng cửa các nhà thờ của chúng ta".

"Chúng tôi từ chối tuân thủ mệnh lệnh của quí vị”, Tony Spell.

Thế nhưng tiến sĩ Danny Avula ở thành phố Richmond và thuộc Nha Y tế Hạt Henrico nói rằng, các mục sư da đen rất sốt sắng chủng ngừa và rao truyền thông tin đến những người khác.

“Trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi Châu, người ta cảm thấy điều đó là thực sự, chúng tôi gần như bị tan nát do COVID-19 gây ra".

"Chúng tôi được biết một số người trong gia đình hay trong các tổ chức, đã nhập viện hay đã qua đời", Danny Avula.

Trong khi đó, tại Trung Quốc, các cơ quan y tế đang tìm cách kết hợp Y học cổ truyền với y học Tây phương để chống lại sự gia tăng đột biến ở miền đông nước này.

Thông tin từ Ủy ban Y tế tỉnh Giang Tô cho biết, hơn 60 bệnh nhân COVID-19 lây truyền qua địa phương đã phục hồi và được xuất viện kể từ ngày 20/7.

Ông Giang Vương Đệ, một thành viên của nhóm chuyên gia về cơ chế phòng chống và kiểm soát dịch bệnh của chính phủ Trung Quốc cho biết, việc rút ra những điểm mạnh từ cả hai trường phái y khoa, mang lại cho các bác sĩ ‘hiệu quả lâm sàng cao hơn gấp đôi’.

Ông Giang cho biết ngày càng có nhiều người được xuất viện, tuy nhiên những bệnh nhân có nguy cơ cao bao gồm cả những người trên 70 tuổi, vẫn có ít khả năng hồi phục hơn.

Để biết được các biện pháp về y tế và hỗ trợ hiện có, nhằm đối phó với đại dịch COVID-19 bằng tiếng Việt, xin vào trang mạng sbs.com.au/coronavirus.


Thêm thông tin và cập nhật Like Nghe SBS Radio bằng tiếng Việt mỗi tối lúc 7pm tại 


Share